Bài 8. Nước Mĩ

Chia sẻ bởi Nguyễn Huy Dũng | Ngày 26/04/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Nước Mĩ thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Hồng Phong
Đơn vị: TRU?NG TRUNG H?C CO S?
Môn: LịCH sử 9
Đặng Hữu Hoàng
Giáo viên: Nguyễn Huy Dũng
Bài 8
Thời gian 1 tiết
mĩ, nhật bản, tây âu từ năm 1945 đến nay
Chương III
N
Ư

C
M
Ĩ
NƯỚC MĨ
I- Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Điền vào chỗ trống trong phiếu học tập sau về tình hình kinh tế Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
Là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt.
Trong những năm 1945- 1950:
+ Công nghiệp chiếm 56.47% sản lượng công nghiệp thế giới
+ Nông nghiệp gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Nhât, Đức, I-Ta-li-a cộng lại
+ Tài chính nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới
+ Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới
Vì Mĩ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên
không bị ảnh hưởng của chiến tranh, kiếm được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí (114tỉ USD)
Vẫn là nước đứng đầu thế giới. Nhưng kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng suy thoái tương đối
+ Công nghiệp còn chiếm 39,8% (1973)
+ Tài chính: dự trữ vàng còn 11,9 tỉ USD, hệ thống tiền tệ bị rối loạn

Sự cạnh tranh gay giữa các nước phát triển, đặc biệt là các nước Tây Âu và Nhật Bản.
Do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
Do tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã chi phí lớn cho các cuộc chạy đua vũ trang, thiết lập các căn cứ quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược.
Sự giàu nghèo quá chênh lệnh giữa các tầng lớp trong xã hội
Nêu nhận xét về tình hình kinh tế nước Mĩ từ năm 1945 đến nay ?
Trong những năm đầu sau chiến tranh, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới.
Trong những thập niên sau nền kinh tế Mĩ có những biểu hiện suy yếu tương đối, tuy vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước nữa.
Tại sao nước Mĩ laị là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai ?
Nước Mĩ có nền kinh tế phát triển do đó có điều kiện đầu tư vốn vào khoa học - kĩ thuật.
Mĩ có chính sách thu hút các nhà khoa học trên thế giới sang Mĩ nghiên cứu.
Nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, có điều kiện hoà bình, nhiều nhà khoa học đã sang Mĩ
Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ ?
Sáng chế ra những công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động, người máy...)
Tìm ra các nguồn năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt trời ...)
Sáng chế ra những vật liệu tổng hợp mới ( chất dẻo Pô - li- me)
Tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp
Cách mạng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Chinh phục vũ trụ (năm 1969 đưa người lên mặt trăng)
Sản xuất vũ khí hiện đại
II. Sự phát triển về khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh
Tích cực: Làm cho nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần người dân Mĩ được nâng cao.
Tác dụng của những thành tựu đó đối với nước Mĩ như thế nào ?
Tiêu cực: Việc sản xuất vũ khí hiện đại đẩy nhân dân Mĩ vào những cuộc chiến tranh xâm lược mới, hao người, tốn của.
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
- Ban hành các đạo luật phản động nhằm chống lại phong trào công nhân và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở Mĩ
- Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da màu

Thái độ của nhân dân Mĩ với chính sách đối nội của chính phủ Mĩ ra sao ?
-Nhân dân phản đối các đạo luật phản động đó => phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục bùng nổ

Em hãy nêu những nét cơ bản về chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh ?
Em hãy nêu những nét cơ bản về chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh ?

Đề ra chiến lược toàn cầu nhằm mục đích gì?
Đề ra "chiến lược toàn cầu"
+ Mục đích: Nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
Để thực hiện chiến lược toàn cầu Mĩ đã làm gì?
+ Thực hiện: Mĩ tiến hành viện trợ để lôi kéo khống chế các nước nhận viện trợ; lập ra khối quân sự; chạy đua vũ trang, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược
Liên hệ chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các nước á, phi, Mĩ - la tinh?
Theo nhà sử học Mĩ Uy - li - am Bơ - lum, từ năm 1945 đến 2000 đã có 23 lượt quốc gia bị Mĩ trực tiếp đưa quân vào tấn công hoặc đánh bom, phóng tên lửa vào các lãnh thổ các nước đó (theo tạp chí thông tin công tác tư tưởng, số 11, 2001, tr41)
Kết quả Mĩ đạt được trong chính sách đối ngoại ?
* Thực hiện được một số mưu đồ như: Góp phần làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới
* Tuy nhiên Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề như: Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; nô dịch khống chế các nước đồng minh.
Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản
1. Giai đoạn từ 1945 - 1950
+ Biểu hiện: SGK
+ Nguyên nhân: SGK
Nước Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai
Bài 8
I- Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
II. Sự phát triển về khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
2. Giai đoạn từ 1950 đến nay
+ Nguyên nhân: SGK
Mĩ vẫn là nước đứng đầu thế giới về nhiều mặt, nhưng không còn chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong như trước, lâm vào tình trạng suy yếu tương đối
+ Biểu hiện: SGK
+ Thành tựu: SGK
+ Tác dụng:
1. Đối nội: Ban hành các đạo luật phản động để chống phá phong trào công nhân và hạn chế các quyền tự do dân chủ của nhân dân; thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc
2. Đối ngoại : Đề ra và thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm làm bá chủ thế giới
Bài tập củng cố
BT1: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý đúng về tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2:
Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới
Kinh tế ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá
Nước Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản
Mĩ trở thành chủ nợ lớn nhất trên thế giới
Kinh tế Mĩ phát triển chậm do phải chi phí quá nhiều vào việc chạy đua vũ trang
Sản lượng công nông nghiệp Mĩ đứng đầu thế giới tư bản
X
X
X
X
Bài tập củng cố
BT2: Đánh dấu X vào cột đối nội, đối ngoại, chính sách của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
x
x
x
x
x
x
Thực hiện tháng 11 nam 2007
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huy Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)