Bài 8. Nước Mĩ

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Hùng | Ngày 26/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Nước Mĩ thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG CÁC EM HỌC SINH
LỚP:9
Chương III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU
(Từ năm 1945 đến nay)
Bài 8: NƯỚC MĨ
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
-Diện tích: 9.372.614 km2
-Dân số: 280.562.489 người (2002)
Bảng thống kê nền kinh tế nước Mĩ ( 1945- 1950)
Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
Mĩ vươn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
HS thảo luận nhóm: ( 3’) Nguyên nhân nào làm cho nước Mĩ đạt được những thành tựu trên?
Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Thừa hưởng nền khoa học- kĩ thuật tiên tiến của các nước tư bản.
Tham gia chiến tranh ở điều kiện an toàn.
Thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh, Mĩ tuyên bố trung lập, Mĩ đã bán vũ khí và thu nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
Nhờ trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
Chương III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 8: NƯỚC MĨ
Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
-Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa.


* Nguyên nhân chủ yếu:
+ Mĩ ở xa chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá.
+ Buôn bán vũ khí, hàng hóa với các nước tham chiến.
? Nền kinh tế Mĩ trong những năm cuối thế kỉ XX như thế nào?
Kinh tế Mĩ đã suy yếu tương đối và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia.
? Nêu một vài số liệu tiêu biểu?
Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút kinh tế Mĩ?
- Sau khi phục hồi kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ trở thành các trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
Mĩ vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng kinh tế.
Sau CTTGII đến nay, Mĩ trải qua 8 lần suy thoái và khủng hoảng: 1945- 1946, 1953- 1954, 1957- 1958, 1960- 1961, 1964- 1965, 1969- 1970, 1974- 1975

- Chi những khoảng tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hiện đại, thiết lập căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tiêu tốn 352 tỉ USD.

- Sự chênh lệch giàu-nghèo trong xã hội Mĩ.
Sự chênh lệch giàu-nghèo trong xã hội Mĩ
Chương III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 8: NƯỚC MĨ
Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa.
* Nguyên nhân chủ yếu:
+ Mĩ ở xa chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá.
+ Buôn bán vũ khí, hàng hóa với các nước tham chiến.

- Trong những thập niên tiếp sau, kinh tế Mĩ đã suy yếu tương đối và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia. Nguyên nhân:( học SGK/34)
II. Sự phát triển về khoa học- kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
Vào những năm 40 của thế kỉ XX.Ở Mĩ.
II. Sự phát triển về khoa học- kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.

- Những năm 40 của thế kỉ XX, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai trên thế giới.
Tại sao Mĩ là nước mở đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai?
Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển, có điều kiện đầu tư vốn vào khoa học kĩ thuật.
Mĩ có chính sách thu hút các nhà khoa học trên thế giới sang Mĩ nghiên cứu.
Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, có điều kiện hòa bình, nhiều nhà khoa học đã sang Mĩ.
Trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 Mĩ đạt được những thành tựu gì?
Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn(2 phút)
HS 2 nhóm lần lượt lên ghi các thành tựu lên bảng.
Những công cụ sản xuất mới

Những nguồn năng lượng mới
Những vật liệu mới
"Cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Chinh phục vũ trụ
Neil Armstrong và EdwinAldrin lên thám hiểm Mặt Trăng năm 1969
Quân sự quốc phòng
II. Sự phát triển về khoa học- kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
- Những năm 40 của thế kỉ XX, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai trên thế giới.


- Là nước đi đầu về khoa học- kĩ thuật và công nghệ, thu được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực:( học SGK/34)
? Những thành tựu trên có ý nghĩa như thế nào đối với nước Mĩ?
Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Mĩ được nâng cao.
- Hạn chế: Đẩy nhân dân Mĩ vào cuộc chiến tranh xâm lược mới, hao người, tốn của.
III/ CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH
1.Đối nội:
? Chính quyền Mĩ thực hiện chính sách đối nội như thế nào?
Ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng cộng sản Mĩ hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại bỏ những tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc giữa người da đen và người da màu.
- Chính quyền Mĩ đưa ra 200 đạo luật tiêu biểu là đạo luật Tap- Hác- Lây chống phong trào công đoàn và công nhân, luật Mác- ca- ran chống Đảng cộng sản.
III/ CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH
1.Đối nội:
- Nhà nước Mĩ ban hành hàng loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

? Chính sách trên đã dẫn đến hệ quả gì?
- Nhân dân Mĩ đứng lên đấu tranh quyết liệt. Tiêu biểu: “ mùa hè nóng bỏng” vào năm 1963, 1969- 1975 của người da đen, phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam 1969- 1972.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc- " Mùa hè nóng bỏng" ở Mĩ 1963
Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam
III/ CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH
1.Đối nội:
- Nhà nước Mĩ ban hành hàng loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

- Nhân dân Mĩ đấu tranh quyết liệt.
2. Đối ngoại:
? Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm:
+ Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
2. Đối ngoại:
-Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, các chính quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” với các mục tiêu :
+ Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
? Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu bằng cách nào?Kết quả?
Mĩ tiến hành “ viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.
Mĩ lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Từ năm 1945-> 2000 Mĩ gây ra chiến tranh xâm lược 23 nước trong đó có Việt Nam, Triều Tiên.
Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối và khống chế.
* Kết quả: Mĩ đã thất bại nặng nề trong việc can thiệp vào Trung Quốc( 1945- 1946), Cu Ba( 1959- 1960), đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam( 1954- 1975)
2. Đối ngoại:
-Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, các chính quyềnMĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” với các mục tiêu:
+ Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc
+ Đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ.



-Mĩ viện trợ cho các chính quyền thân Mĩ, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược , tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam và Mĩ đã thất bại nặng nề.

CỦNG CỐ
1. Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?Nguyên nhân?
2. Giới cầm quyền Mĩ theo đuổi chính sách đối nội, đối ngoại ra sao?
Các em về học và chuẩn bị bài 9: NHẬT BẢN
-Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
-Nhật Bản đã làm gì để khôi phục đất nước sau chiến tranh?
-Những nhân tố nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển?
-Nêu chính sách đối nội và ngoại của Nhật Bản? So với Mĩ?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)