Bài 8. Một số bazơ quan trọng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoa | Ngày 29/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Một số bazơ quan trọng thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
MÔN: HÓA HỌC 9
GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HOA
Trường THCS Trần Quốc Toản
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy nêu tính chất hóa học của bazơ tan và bazơ không tan?
- Dung dịch bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
- Dung dịch bazơ tan làm đổi màu quỳ tím thành xanh và đổi màu dung dịch phenolphtalein từ không màu thành màu đỏ. Tác dụng được với oxit axit tạo thành muối và nước.
Giống nhau:
Khác nhau:
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.
A. NATRI HIĐROXIT
(NaOH)
TIẾT 12 Bài 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
I/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. Dung dịch natri hiđroxit có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da.
- Quan sát mẫu NaOH trong ống nghiệm để tìm hiểu về trạng thái và màu sắc của NaOH.
- Nhỏ thêm 1- 2ml nước vào ống nghiệm, lắc nhẹ, sờ tay vào bên ngoài ống nghiệm, nêu nhận xét về tính tan của NaOH.
II/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Thí nghiệm kiểm chứng:

1. TN 1: nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH lên mẫu giấy qùy tím (hoặc dung dịch phenolphtalein). Quan sát.

2. TN 2: Cho 1ml dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH có sẵn dd phenolphtalein. Quan sát.

3. TN 3: Dẫn khí CO2 vào ống nghiệm chứa dung
dịch NaOH có sẵn dd phenolphtalein. Quan sát.
Hiện tượng quan sát được:
1. TN 1: - Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- DD phenolphtalein không màu -> màu đỏ
2. TN 2: Màu đỏ của dd phenolphtalein trong dd NaOH mất màu. Vậy NaOH tác dụng với dd HCl tạo ra muối NaCl và H2O.
3. TN 3: Màu đỏ của dd phenolphtalein trong dd NaOH mất màu. Vậy NaOH tác dụng với CO2 tạo ra muối Na2CO3 và H2O.
II/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC
II/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Đổi màu chất chỉ thị:Dung dịch NaOH làm đổi màu:
- Giấy quỳ tím -> màu xanh
- Dd phenolphtalein không màu -> màu đỏ
2. Tác dụng với axit:
Dung dịch NaOH tác dụng với axit ->muối và nước (phản ứng trung hòa)
PTHH: NaOH + HCl -> NaCl + H2O
3. Tác dụng với oxit axit:
Dung dịch NaOH tác dụng với oxit axit ->muối và nước
PTHH: 2NaOH + CO2 -> Na2CO3 + H2O
Ngoài ra, ddNaOH còn tác dụng với dd muối.
Lưu ý: Dung dịch NaOH phản ứng với CO2 theo hai PTHH:
NaOH
+
CO2
Na2CO3
+
H2O
1
2
NaOH
+
CO2
NaHCO3
2
2mol
1mol
1mol
1mol
Na2CO3
NaHCO3
xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt
Tơ nhân tạo
Sản xuất giấy
Chế biến dầu mỏ
III/ ỨNG DỤNG
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt
- Sản xuất tơ nhân tạo.
- Sản xuất giấy.
- Sản xuất nhôm (Làm sạch quặng trước khi sản xuất).
- Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác
IV/ SẢN XUẤT NATRI HIĐROXIT
dd NaCl
dd NaCl
dd NaOH
Cực dương
Cực âm
Màng ngăn xốp
dd NaOH
H2
Cl2
Sơ đồ điện phân dung dịch NaCl
Na2O
NaOH
NaCl
NaOH
1
2
3
Câu 1: Viết các phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
BÀI TẬP:
NaOH
NaCl
NaOH
1
2
3
+
Na2O
NaOH
NaCl
+
H2O
HCl
H2O
+
H2O
H2
Cl2
+
+
+
2
2
Điện phân
Có Màng ngănm xốp
Các phương trình hóa học:
2
2
BÀI TẬP:
Câu 2: Dẫn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có hòa tan 4gNaOH. Sản phẩm thu được từ phản ứng là:
a) Dung dịch Na2CO3và nước.
b) Dung dịch NaHCO3.
c) Dung dịch Na2CO3, dung dịch NaHCO3 và nước.
d)Dung dịch NaHCO3 và nước.
X
X
X
X
Sai rồi
Sai rồi
Sai rồi
Đúng rồi
Câu 3: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
Câu 3: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl.
HƯỚNG DẪN GIẢI
NaOH, Ba(OH)2, NaCl
Dùng giấy quỳ tím
Màu xanh
Không đổi màu
NaCl
NaOH, Ba(OH)2
Dùng dd H2SO4
Ba(OH)2
NaOH
PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2H2O
Kết tủa trắng
Không có hiện tượng
GIẢI
Dặn dò:
- Học bài và nắm chắc nội dung bài học.
- Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 27 SGK.
- Tìm hiểu nội dung phần
Canxi hiđroxit – Thang pH.
Cảm ơn quý thầy cô và các em về dự tiết học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)