Bài 8. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hạnh | Ngày 08/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Các thầy cô giáo
đến dự Hội thảo chuyên đề
Trường THCS Lạc Viên
Năm học: 2008- 2009
Kiểm tra bài cũ
Câu 1.
Nghe đọc đoạn văn sau :
``Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc�? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.``
( Ngữ văn 8 - tập I )

2. Nhận định nào nói đúng nhất về các phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên�:
A. Miêu tả kết hợp lập luận
B. Tự sự kết hợp với lập luận
C. Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm
D. Tự sự kết hợp với thuyết minh



1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào�? của ai�?
A. Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng
B. Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố
C. Lão Hạc - Nam Cao
D. Tôi đi học - Thanh Tịnh.
A
C
Câu 2.
Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có vai trò gì ?
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể,chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2006
Bài 8 - Tiết 40
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ:
a) Văn bản: "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
Nghe đọc đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
Bài 8 - Tiết 40
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều .
Nhóm 1:
Tìm những câu thơ tả cảnh trong đoạn trích? Dấu hiệu nào cho biết đó là những câu thơ tả cảnh?
Nhóm 2:
Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều? Dấu hiệu nào cho biết đó là những câu thơ miêu tả tâm trạng?
Bài 5 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Những câu thơ tả cảnh sắc thiên nhiên:
hoặc
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích: non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng, cửa bể, thuyền, hoa, nội cỏ, chân mây, mặt đất, .
+ Cảnh được hiện lên qua sự quan sát bằng mắt thường kết hợp với sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ ? giúp cho người đọc có thể hình dung ra cảnh vật.
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Những câu thơ tả tâm trạng:
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: bẽ bàng, bơ vơ, trông, chờ, tưởng, xót.
+ Đó là những suy nghĩ của Kiều về thân phận cô đơn bơ vơ nơi đất khách, nỗi nhớ Kim Trọng, cha mẹ nơi quê nhà không ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già.
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Qua tìm hiểu, em thấy đối tượng của miêu tả bên ngoài (hoàn cảnh, ngoại hình) và miêu tả nội tâm có gì khác nhau ?



Miêu tả bên ngoài là miêu tả cảnh vật và con người với màu sắc, đường nét, kích thước, chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ, .
Miêu tả nội tâm là miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vật,.
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Miêu tả nội tâm : Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật

Thế nào là miêu tả nội tâm nhân vật?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ:
a. Văn bản " Kiều ở lầu Ngưng Bích"
b. Đoạn trích
2. Nhận xét
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Khái niệm :
Đọc lại những câu thơ diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Qua đó, em thấy Kiều là một con người như thế nào?
Kiều là một cô gái giàu lòng tự trọng, thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Miêu tả nội tâm nhân vật là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
Việc sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng gì?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ:
a. Văn bản " Kiều ở lầu Ngưng Bích"
b. Đoạn trích
2. Nhận xét
- Khái niệm:
- Tác dụng:

Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Thảo luận
Có ý kiến cho rằng miêu tả nội tâm là một bước tiến của nghệ thuật tự sự ? Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao?
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Quan sát lại các câu thơ miêu tả nội tâm nhân vật Thuý Kiều ? Đọc to các từ ngữ đã gạch chân.
"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai ,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa ,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm..
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
* Bài tập trắc nghiệm
Nhà thơ đã miêu tả nội tâm nhân vật bằng cách nào?
A. Sö dông trùc tiÕp c¸c tõ ng÷ diÔn t¶ nh÷ng ý nghÜ, c¶m xóc, t×nh c¶m cña nh©n vËt.

B.Miªu t¶ gi¸n tiÕp th«ng qua miªu t¶ c¶nh vËt.

C. Miªu t¶ gi¸n tiÕp th«ng qua miªu t¶ ngo¹i h×nh.

D. C¶ A, B, C.
A
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Đọc lại các câu thơ miêu tả cảnh ở lầu Ngưng Bích?
" Buồn trông cửa bể chiều hôm ,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa ,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu ,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh .
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh ,
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi .

Mỗi câu thơ tả cảnh đã góp phần thể hiện tâm trạng của Kiều như thế nào ?
Bài 8 - Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

+ Hình ảnh "cánh buồm xa xa" gợi tâm trạng xót xa về cuộc đời cô đơn, lẻ loi giữa hành trình lưu lạc...

+ Hình ảnh "cánh hoa trôi man mác" gợi tâm trạng lo âu cho thân phận mỏng manh, nhỏ nhoi trôi dạt trên dòng đời vô định.

+ Hình ảnh "nội cỏ rầu rầu" nơi chân mây mặt đất gợi tâm trạng chua xót buồn tủi về tấm thân nhàu nát, về cuộc đời héo hon, tàn úa của nàng..

+ Hình ảnh "gió cuốn mặt duềnh" gợi tâm trạng lo âu, khiếp sợ, hãi hùng. Âm thanh ầm ầm dữ dội của tiếng sóng như dự báo, đe doạ phong ba bão táp của cuộc đời sẽ bủa vây, vùi dập , cuốn trôi nàng vào bể khổ trầm luân.
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Cách miêu tả nội tâm nhân vật ở đoạn thơ này có gì khác so với đoạn thơ trước em vừa tìm hiểu ?
Miêu tả nội tâm nhân vật thông qua miêu tả cảnh vật .
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

b. Qua các chi tiết miêu tả đó, em cảm nhận được tâm trạng của lão Hạc ra sao ?
Quan sát kĩ đoạn văn sau:
``Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít�.``
(Lão Hạc- Nam Cao)
a. Tìm những từ ngữ miêu tả ngoại hình của lão Hạc?
Bài 8 - Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật qua ví dụ này ?
Miêu tả nội tâm nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình.
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Vậy có mấy cách miêu tả nội tâm nhân vật? Đó là những cách nào?
Có 2 cách miêu tả nội tâm nhân vật:
Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục, ... của nhân vật.
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Ghi nhớ
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,.của nhân vật.
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2006
Bài 8 - Tiết 40
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự :
Ví dụ:
a) Văn bản: "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
b) Đoạn trích:

2. Nhận xét:
Khái niệm:
Tác dụng
Các cách miêu tả nội tâm:
- :
-
3. Ghi nhớ:
SGK - 117
“ Chóng t«i cø ngåi im nh­ vËy. §»ng ®«ng, trêi höng dÇn. Nh÷ng b«ng hoa th­îc d­îc trong v­ên ®· tho¸ng hiÖn trong mµn s­¬ng sím vµ b¾t ®Çu khoe bé c¸nh rùc rì cña m×nh. Lò chim s©u, chim chiÒn chiÖn nh¶y nhãt trªn cµnh vµ chiªm chiÕp hãt. Ngoµi ®­êng, tiÕng xe m¸y, tiÕng « t« vµ tiÕng nãi chuyÖn cña nh÷ng ng­êi ®i chî mçi lóc mét rÝu ran. C¶nh vËt vÉn nh­ h«m qua, h«m kia th«i mµ sao tai häa gi¸ng xuèng ®Çu anh em t«i nÆng nÒ thÕ nµy.”
(Ng÷ v¨n 7 - tËp I)
II - Luyện tập:
Bài tập bổ trợ
Đọc và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả trong đoạn văn sau?
Bài 8 - Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
II- Luyện tập:
Bài tập 1
Thuật lại đoạn trích bằng văn xuôi, em sẽ chọn ngôi kể thứ mấy�? Vì sao�em lựa chọn ngôi kể đó ?
Đọc, xác định yêu cầu bài tập?
Đoạn trích kể lại sự việc gì?
Tìm những câu thơ miêu tả nội tâm của Kiều�?
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
II- Luyện tập:
Bài tập 2
Đọc, xác định yêu cầu bài tập?
Đoạn trích có mấy sự việc? Khi thuật cần chú ý sự việc nào ?
Kể ở ngôi thứ nhất có tác dụng gì?
Bài 8 - Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
II- Luyện tập:
Bài tập 3
Đọc, xác định yêu cầu bài tập?
Theo em, những sự việc nào có thể xảy ra khiến em mắc lỗi với bạn ?
Ghi lại tâm trạng của em khi mắc lỗi với bạn ?
Bài 8 - Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
III. Hướng dẫn bài tập về nhà
- Học thuộc ghi nhớ
- Hoàn thành bài tập luyện tập
- Chuẩn bị bài�: Lục Vân Tiên gặp nạn�
+ Nêu vị trí đoạn trích
+ Tóm tắt ngắn gọn
+ Trả lời câu hỏi�: Đọc - hiểu văn bản sgk - 121.
Bài 5 - Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)