Bài 8. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Phùng Thị Hợp | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:









Tiết 40. Tập làm văn
Câu hỏi: Em hãy đọc lại đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và cho biết nội dung chính của đoạn trích?
*ND: Tâm tư của Kiều trong những ngày bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Câu hỏi: Vậy tâm tư của Kiều diễn biến như thế nào? Tìm bố cục phân chia diễn biến tâm tư của Kiều?



6 câu đầu: Miêu tả cảnh ở lầu Ngưng Bích.
3 phần 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương của Thuý Kiều.
8 câu cuối: Nỗi buồn và lo sợ của Thuý Kiều.

Câu hỏi:
Chỉ ra :
- Những câu thơ tả cảnh?
- Những câu thơ miêu tả nội tâm?
- Những câu thơ vừa tả cảnh vừa miêu tả nội tâm?
*Miêu tả ngoại cảnh lầu Ngưng Bích:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
+ Không gian: Trăng, bầu trời, mặt đất, biển, con đường. Cao, rộng, hoang sơ, thiếu vắng bóng người.
+ Thuý kiều: Cô đơn, cuộc sống buồn tẻ, nhàm chán, vô vị.
*Nội tâm của Thuý Kiều:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tự cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
+ Tưởng nhớ người yêu Ân hận vì đã phụ lời thề với Kim Trọng.
Vẫn nặng lòng , thuỷ chung với Kim Trọng
+ Xót thương cha mẹ: Là người con hiếu thảo.

* Vừa tả cảnh, vừa tả nội tâm:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đấu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tâm trạng Cảnh Suy nghĩ
Trời chiều, con thuyền Thân phận trôi
Cánh buồm, cánh hoa trôi. nổi, vô định


Buồn Bãi có héo úa. Cuộc sống cô đơn,
buồn tủi, vô vị

Sóng, gió biển Lo sợ cho tương
ầm ầm lai đang bị đe doạ
Câu hỏi: Những câu thơ tả cảnh có mỗi quan hệ như thế nào với việc thể hịên nội tâm của nhân vật Thuý Kiều?
+ Cảnh thiên nhiên cao rộng, hoanh sơ Thuý Kiều nhỏ bé, bơ vơ, nhớ người yêu (thuỷ chung son sắc); nhớ thương cha mẹ (hiếu thảo).
+ Cảnh trời chiều, con thuyền, cánh buồm, cánh hoa trôi, bãi cỏ héo úa, sóng, gió biển Thuý Kiều lo lắng cho số phận trôi nổi, vô định, lo sợ cho tương lai đang bị đe doạ.
Con người đầy tâm trạng (tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Câu hỏi: Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là miêu tả ngoại cảnh và miêu tả nội tâm nhân vật?
Bên ngoài
Bên trong
- Miêu tả những cái mà có thể quan sát trực tiếp được:
+ Ngoại cảnh: Phong cảnh thiên nhiên, nhà cửa, đồ vật.
+ Ngoại hình, chân dung, hành đông, lời nói, cử chỉ. của con người.
- Miêu tả những cái không quan sát được trực tiếp mà chỉ là sự thấu hiểu của nhà văn về suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhà văn phải tưởng tượng, hoá thân vào nhân vật để cảm nhận tận cùng chiều sâu của thế giới nội tâm nhân vật sao cho thật phù hợp với hoàn cảnh
Miêu tả gián tiếp.
Miêu tả trực tiếp.
Miêu tả nội tâm.
c. Tác dụng:
Miêu tả nội tâm thường khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm của nhân vật, nhằm khắc sâu đặc điểm, phẩm chất tính cách của nhân vật.
d. Phương thức miêu tả nội tâm:
+ Trực tiếp: Những suy nghĩ, diễn biến tâm trạng của nhân vật (miêu tả bên trong).
+ Gián tiếp: Qua miêu tả ngoại cảnh, ngoại hình.(miêu tả bên ngoài)


ii. Luyện tập:
Thụât lại đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn một gã đàn ông đến nhà Vương ông. Gã đàn ông ấy khoảng hơn bốn mươi tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng. Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kì của gã, người ta cũng có thể đoán được đây là một gã đàn ông vô công rồi nghề hoặc thuộc loại ăn chơi đàng điếm. Khi vào nhà Vương ông, gia chủ chưa kịp mời thì gã đã ngồi tót lên ghế một cách thật ngạo mạn, xấc xược. Đến khi chủ nhà hỏi han trò chuyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không. Gã có vẻ đắc trí ngồi gật gù ngắm nhìn mụ mối giở trò vén tóc, nắm tay.Để "kiểm tra" nàng Kiều như một món hàng ngoài chợ. Rồi có vẻ ưng ý, gã bắt đầu một cuộc mặc cả đúng nòi con buôn .Trong khi mụ mối và Mã Giám Sinh dường như đang "say đòn" với một cuộc mua bán vô tiền khoáng hậu thì nàng Kiều đáng thương chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề.Nàng đâu ngờ cuộc đời mình đến nông nỗi này?...Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc. Chao ôi, một con người tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như nàng Kiều mà cuối cùng chỉ là một món hàng được định giá "vàng ngoài bốn trăm" thôi ư? !
Hướng dẫn về nhà:
Học bài nắm chắc kiến thức, vận dụng vào viết bài văn tự sự số 3.
Làm bài tập số 3 trang 117.
Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên gặp nạn.
* Gợi ý:
Vị trí, nội dung, phương thức biểu đạt, bố cục của đoạn trích.
Hành động, thủ đoạn gây tội ác của Trịnh Hâm.
Thái độ cứu giúp người bị nạn của gia đình Ngư ông.
Thái độ của tác giả gửi gắm qua đoạn trích.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Thị Hợp
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)