Bài 8. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Lâm | Ngày 08/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Ngữ văn 9

Tiết 40

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Kiểm tra bài:
* Vì sao cần sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
* Chữa bào tập 2.
Bài mới
I)Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1)Phân biệt miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm.
Hãy đọc và cho biết câu thơ nào miêu tả ngoại cảnh, câu thơ nào tả nội tâm nhân vật?
Tả
ngoại
cảnh
Tả
nội
tâm
- Miªu t¶ bªn ngoµi:
- Miêu tả nội tâm:
Có thể quan sát được trực tiếp
Cảnh vật
(đường nét, màu sắc, âm thanh)
Con người
(hình dáng, hành động, lời nói)
Những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng nhân vật.
Không thể quan sát được trực tiếp
Ghi nhớ 1:
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật. Làm cho nhân vật sinh động.
2) Các cách miêu tả nội tâm.
Hãy đọc và cho biết nôị tâm của nàng Kiều được thể hiện như thế nào qua những câu thơ sau?
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
. . Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
- Cánh hoa trôi
- Cánh buồm thấp thoáng xa xa
- Nội cỏ rầu rầu
- Gió cuốn mặt duyềnh, sóng kêu
gợi nỗi buồn nhớ gia đình quê hương
gợi buồn cho thân phận lênh đênh không biết trôi dạt về đâu
buồn, lo lắng cho tương lai mờ mịt, cuộc sống vô vị.
buồn, sợ hãi về tai họa sắp ập xuống
- Miêu tả trực tiếp: bằng cách diễn tả tình cảm, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Miêu tả gián tiếp:
+ Qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, trang phục
+ Qua cảnh vật (Tả cảnh ngụ tình)
Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả trong đoạn văn sau:
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
("Lão Hạc"-Nam Cao)
1) Đoạn văn được kể ở ngôi thứ mấy
A) Thứ nhất B) Thứ hai C) Thứ ba
2) Miêu tả tâm trạng của Lão Hạc như thế nào?
A) Đau khổ ân hận vì đã bán con vàng
B) Buồn nhớ thương con trai.
C) Đau khổ vì phải bán mảnh vườn.
3) Tâm trạng của lão Hạc được miêu tả:
A) Trực tiếp B) Gián tiếp qua cảnh vật.
C) Gián tiếp qua cử chỉ nét mặt.
C) Thứ ba
A) Đau khổ ân hận vì đã bán con vàng
C) Gián tiếp qua cử chỉ nét mặt.
*Ghi nhớ:SGK tr117
3) Tác dụng: miêu tả nội tâm, góp phần khắc họa sinh động đặc điểm tính cách nhân vật.
Tả ngoại hình B) Tả nội tâm
II)Luyện tập:
Bài tập1: Khoanh tròn chữ cái chỉ đáp án đúng ở đoạn thơ sau
Tả nội tâm trực tiếp B) Tả nội tâm gián tiếp
Tả nội tâm trực tiếp B) Tả nội tâm gián tiếp
Tả ngoại hình B) Tả nội tâm
Bài tập 2:
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi
Gợi ý:
-Xác định nội dung tự sự (Kể về chuyện gì? Mấy nhân vật? Diễn biến
+ Kể về chuyện Mã Giám Sinh đến mua Kiều về làm vợ lẽ
+ Nhân vật Kiều, Mã Giám Sinh, mụ mối
+ Diễn biến;
* Mụ mối đưa Mã Giám Sinh đến nhà Kiều để hỏi Kiều làm vợ lẽ
* Đó là một gã ngoài 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt
* Vào phòng khách gã nhảy tót lên ghế ngồi
* Kiều bước ra nước mắt tuôn rơi, đau khổ, tủi nhục
*Gã nhìn mụ mối vén tóc, bắt tay, xem hàng? ưng ý? mặc cả, cò kè
* Mua Kiều với giá 400 lạng
- Xác định nội tâm nhân vật Kiều: Đau đớn, tủi nhục vì bị biến thành món hàng
- Cách thức miêu tả nội tâm nhân vật: Trực tiếp hay gián tiếp,gián tiếp thì thông qua cảnh vật, nét mặt cử chỉ hay qua sự so sánh, qua nhận xét của người khác.
Hướng dẫn về nhà

Học thuộc lý thuyết,
Làm bài tập 2, 3- trang 117
Bài tập2: Đọc kĩ đoạn trích sau, tìm hiểu xem
a)Tác giả đã miêu tả nội tâm nhân vật bằng những cách thức nào
b)Các cách thức miêu tả nội tâm nhân vật đó có làm nhân vật hiện lên thật hơn, sinh động hơn và gợi trong em nhiều cảm xúc hơn không?
Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống như mẹ tôi.Tôi liền đuổi theo gọi bối rối:
-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!. . .
Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc
(Những ngày thơ ấu-Nguyên Hồng)
Gợi ý:
Bước1: Xác định tác giả miêu tả nội tâm nhân vật nào
Bước2: Nhận diện những cách thức miêu tả nội tâm từng nhân vật( đâu là miêu tả trực tiếp đâu là miêu tả gián tiếp.)
Bước3: Tìm hiểu tác dụng của các cách thức miêu tả nội tâm


Đáp án:
Bước 1:Tác giả miêu tả nội tâm nhân vật: Bé Hồng - lũ trẻ
Bước 2:- Miêu tả trực tiếp: Gọi bối rối, không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa
- Miêu tả gián tiếp qua cảm nhận của người khác, qua cử chỉ hành động: "Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè".
- Miêu tả gián tiếp thông qua hình ảnh so sánh: "khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm . . .giữa sa mạc"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)