Bài 8. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Lâm | Ngày 08/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 40 - Miêu tả nội tâm trong
văn bản tự sự
Kiểm tra
Trong văn bản tự sự có thể kết hợp miêu tả những gì? Nêu ví dụ minh hoạ. Chỉ ra tác dụng của việc miêu tả đối với văn bản tự sự.
+ Tả cảnh
+ Tả nhân vật (ngoại hình, nội tâm)
Trong văn bản tự sự thường kết hợp miêu tả:
Đáp án
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
1. Bài tập
a/ Nhóm 1:
Đọc lại đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích."
Xác định các nội dung miêu tả nội tâm nhân vật (vào bảng phân tích)
Tiết 40 - Miêu tả nội tâm trong
văn bản tự sự
b/ Nhóm 2:
Đọc lại đoạn trích trong tác phẩm "Lão Hạc"
Nhận xét nội dung miêu tả.
Nhận xét cách thức miêu tả nội tâm.
Tiết 40 - Miêu tả nội tâm trong
văn bản tự sự
2. Ghi nhớ
- Miêu tả nội tâm là tái hiện
- Cách thức
Tiết 40 - Miêu tả nội tâm trong
văn bản tự sự
2. Ghi nhớ
- Tác dụng:
+ Gợi ra khung cảnh, hoàn cảnh tình huống cụ thể sinh động.
+ Khắc hoạ tính cách nhân vật đa dạng, sinh động
Tiết 40 - Miêu tả nội tâm trong
văn bản tự sự
II. Luyện tập
- Nhóm 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi. Chú ý miêu tả nội tâm nàng Kiều
- Nhóm 2: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn
Tiết 40 - Miêu tả nội tâm trong
văn bản tự sự
III. Bài chữa
Một học sinh đã viết đoạn văn như sau:
Mã Giám Sinh có lai lịch không rõ ràng, là người có đám tôi tớ theo sau, trông rất phong lưu nhưng họ đều là một lũ người ô hợp. Mã Giám Sinh có bộ mặt mày râu nhẵn nhụi dĩ nhiên là thiếu tự nhiên, râu cạo nhẵn, lông mày tỉa tót rất trai lơ. Mã Giám Sinh là một tên buôn người đã gặp Thuý Kiều và lừa Kiều, biến Kiều trở thành một món hàng. Kiều vừa xót xa cho mối tình của mình vừa xót xa cho gia cảnh, lệ rơi khôn cầm. Kiều ra với Mã, như cành hoa đem ra trước sương gió cho nên "dợn gió e sương", vì sương gió làm cho hoa tàn, hoa rụng. Và vì tự thấy không xứng với hoa, nên thẹn thùng khi nhìn thấy hoa. Đó là tình cảm đạo đức của Kiều.
III. Bài chữa
Đoạn văn 2:
Từ sau tấm mành, gương mặt người thiếu nữ hiện lên: thanh tú, kiều diễm nhưng đầy vẻ buồn rầu, trầm tư. Một làn gió nhẹ thoảng qua, Kiều khẽ thu mình lại như e ngại gió sương. Nàng bước đi trong nỗi đau đớn tủi hổ, đôi mắt đờ đẫn. Hai hàng lệ cứ tuôn trào trên đôi gò má rơi xuống đất từng giọt từng giọt. Nàng xót xa cho cuộc tình dang dở với chàng Kim, xót xa trước cảnh nhà tan của nát. Gương mặt người con gái bất hạnh như tê dại. Mặc cho mụ mối hết vén tóc lại bắt tay Kiều như hoá đá.
III. Bài chữa
Đoạn văn 3:
Đường về nhà hôm nay sao mà dài lạ. Chắc tại mình mải suy nghĩ về nó. Mình xấu hổ quá, sao mình lại nói với nó như thế được nhỉ? Thậm chí mình ăn cơm cũng chả thấy ngon. Mặc dù bụng thì đói mèm và mẹ làm toàn món mình thích. Ăn qua loa một bát, mình lên giường nằm. Khổ thân nó quá, chắc nó buồn lắm đây. Thực ra nó chỉ muốn tốt cho mình thôi mà. Mình hối hận quá, Càng nghĩ lại càng thấy mình quá đáng.Mình muốn đi xin lỗi nó, nhưng rồi lại thấy ngại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)