Bài 8. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tường | Ngày 08/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 9A6 !

Nguyễn Đình Chiểu
(1822 - 1888)
- Sinh tại: làng Tân Thới, tỉnh Gia Định.
- Bản thân: thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), 6 năm sau (1849) bị mù -> không thi tiếp -> dạy học, làm thầy thuốc ở Gia Định. Thực dân Pháp xâm lược (1859) -> tích cực tham gia kháng chiến. Khi Nam Kì rơi vào tay giặc -> về sống ở Ba Tri (Bến Tre)



- Söï nghieäp vaên thô: chia 2 giai ñoaïn (SGK)
Quan ñieåm saùng taùc:
Chôû bao nhieâu ñaïo thuyeàn khoâng khaúm
Ñaâm maáy thaèng gian buùt chaúng taø.
Ñaùnh giaù chung:
Nguyeãn Ñình Chieåu laø nhaø thô, nhaø giaùo, thaày thuoác caû ñôøi trung thaønh vôùi Toå Quoác, nhaân daân.
Thảo luận nhóm nhỏ 2`:
Đặc điểm thể loại , kết cấu và tính chất truyện LVT có gì khác so với Truyện Kiều - Nguyễn Du?
Truyện Kiều
Truyện Lục Vân Tiên
+Truyện thơ Nôm lục bát
Văn chương bác học
+Ngâm, vịnh, đọc, lẩy
+Nhân vật có chiều sâu nội tâm.
+ Truyện thơ Nôm lục bát
Văn chương bình dân.
+Tự truyện -> dùng để kể.
+ Kết cấu chương hồi.
Mục đích: Truyền dạy đạo lí làm người.
Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên: 2082 câu, 4 phần
- Phần 1: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Phần 2: Lục Vân Tiên gặp nạn: mẹ chết, bỏ thi, bị mù, bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông, bị Võ Công đem bỏ vào hang núi.nhưng đều được thần và dân cứu giúp.
- Phần 3: Kiều Nguyệt Nga gặp nạn: bị đi cống giặc Ô Qua, nhảy xuống sông tự tử, bị Bùi Kiệm ép làm vợ phải bỏ trốn vào rừng.
- Phần 4: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau: Vân Tiên sáng mắt, đi thi đỗ trạng nguyên, cầm quân đánh giặc Ô Qua, đuổi theo tướng giặc lạc vào rừng, gặp Nguyệt Nga, mọi chuyện sáng tỏ, kẻ ác bị trừng trị, người tốt hiển vinh. Nguyệt Nga và Vân Tiên sum vầy, hạnh phúc.
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(trích Truyện Lục Vân Tiên)

Tóm tắt nội dung đoạn trích:

Lục Vân Tiên trên đường đi thi, gặp bọn cướp, chàng đánh tan và cứu được hai cô gái: Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Hỏi ra mới biết Nguyệt Nga là con quan tri phủ. Nàng đang trên đường đến nơi cha làm việc thì gặp nạn. Nguyệt Nga cảm kích ơn này, nàng muốn tạ ơn nhưng Vân Tiên từ chối, vì "làm ơn há dễ trông người trả ơn".
Cách phân tích: 2 cách
1)Theo nhân vật:
+ Nhân vật Lục Vân Tiên.
+ Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
2) Theo ý:
+ Lục Vân Tiên đánh cướp.
+ Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Trắc nghiệm: Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong đoạn trích?


a. Nội tâm - ngoại� hình.
b. Hành động - cử chỉ - lời nói.
c. Nội tâm - hành động
d. Thông qua ngoại cảnh.
CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM NHỎ 2`:
Theo em, nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện LVT gần với loại truyện nào mà em đã học?
Trả lời:
+ Nhân vật chủ yếu được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói (truyện LVT là một truyện kể mang nhiều tính chất dân gian)
+ Gần với cách miêu tả trong truyện cổ tích: các nhân vật thường có tính cách nhất quán, rõ ràng, phân biệt rõ giữa chính và tà, phải và trái, thiện và ác,.(ít khắc họa ngoại hình và càng ít yếu tố nội tâm)
Ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?
+ Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào lòng quần chúng.
+ Lời thoại phù hợp với diễn biến : ở phần đầu , giọng nói của Vân Tiên đầy phẫn nộ, lời nói của Phong Lai hống hách, kiêu căng; phần sau, lời của Kiều Nguyệt Nga mềm mỏng, xúc động, chân thành, lời Vân Tiên nhẹ nhàng, từ tốn.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Làm bài tập trang 116.
Học thuộc lòng đoạn trích, từ "Thưa rằng ..anh hùng"
Học bài trong vở ghi.
Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.




Kính chaøo quyù thaày coâ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)