Bài 8. Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Chia sẻ bởi Võ Đình Tuấn Ngọc | Ngày 03/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các
th?y cô về dự giờ.
DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ:
Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
Bài văn: Món quà sinh nhật
a) Bố cục: 3 phần
 Mở bài:
Từ đầu …bày la liệt trên bàn.
 Kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
 Thân bài:
Tiếp đó…chỉ gật đầu không nói.
 Kể về món quà độc đáo của người bạn.
 Kết bài:
Phần còn lại.
 Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
b) Các yếu tố:
- Kể về diễn biến của buổi sinh nhật.
Ngôi kể: ngôi thứ nhất (tôi = Trang).
Chuyện xảy ra trong nhà Trang, vào buổi sáng,trong ngày sinh nhật của Trang có nhiều bạn đến chúc mừng.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật Trang (nhân vật chính). Ngoài ra còn có Thanh, Trinh và các bạn khác.

Tính cách nhân vật:
+ Trang hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột.
+ Trinh kín đáo, đằm thắm, chân thành.
+ Thanh hồn nhiên, nhanh nhẹn.

- Diễn biến:
+ Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết, Trang sốt ruột vì người bạ thân nhất chưa đến.

+ Đỉnh điểm : Trinh đến và giải toả những băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà độc đáo: Chùm ổi….

+ Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món qùa sinh nhật độc đáo.
- Các yếu tố miêu tả:
Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào,… các bạn ngồi chật cả nhà…nhìn thấy trinh đang tươi cười…Trinh dẫn tôi ra vườn…trinh lom khom…Trinh vẫn lặng lẽ cười chỉ gật đầu không nói.
Tác dụng: Giúp người đọc hình dung ra không khí của buổi sinh nhật và cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trinh và Trang.
- Các yếu tố biểu cảm:
Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên…bắt đầu lo…tủi thân và giận Trinh…giận mình quá…quí giá làm sao…
Tác dụng: Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc, giúp người đọc thấy được sự xúc động của Trang trước món quà sinh nhật bất ngờ.
c) Trình tự kể:
Sự việc được kể theo trình tự thời gian, nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức nhớ về những sự việc đã diễn ra lâu lắm…
Dàn ý của một bài văn tự sự: 3 phần

Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện
Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, trong khi kể thường kết hợp miêu tả và biểu cảm.
c. Kết luận: nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
GHI NHỚ: SGK/ 95
II. Luyện tập:
Bài1:
Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh em bé bán diêm.
b. Thân bài:
- Lúc đầu không bán được diêm nên em bé không dám về nhà…bị gió rét hành hạ.
- Sau đó em đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm…
- Xen các yếu tố miêu tả , biểu cảm.
c. Kết bài: Em bé đã chết trong đêm giao thừa, mọi người không ai biết điều kì diệu mà em bé trông thấy…
Miêu tả:
Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra ….. Vui mắt.
Khi tuyết phủ kín mặt đất … biết bao.
Tay cầm que diêm đã tàn hẵn.
Diêm cháy và sáng rực lên ….em bé.
Hàng ngàn ngọn nến sáng rực ….màu sắc rực rỡ.
Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày.
Biểu cảm:
Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?
Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!
Thật là dễ chịu!
Em bần thần cả người và chợt nghĩ … cha mắng.
- Chưa thấy bao giờ bà em to lớn và đẹp lão.

HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Đọc lại phần ghi nhớ trong sgk.
Nắm dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Làm bài tập số 2.
- Chuẩn bị viết bài số 2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Đình Tuấn Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)