Bài 8. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Chia sẻ bởi Hồ Thị Hằng | Ngày 09/05/2019 | 196

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

NGỮ VĂN 8
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Chủ đề : Tiếng việt muôn màu:
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG.
I- Kiến thức
1. Từ ngữ địa phương là gì?
-Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ dử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
2. Chú ý:
-Cần sử dụng phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
-Nếu sử dụng sai cách sẽ gây ảnh hưởng xấu trong việc giao tiếp.

II-Báo cáo: Từ ngữ địa phương.
II-Báo cáo: Từ ngữ địa phương.

II-Báo cáo: Từ ngữ địa phương.
II-Báo cáo: Từ ngữ địa phương.
Ngoài ra, từ ngữ địa phương còn được sử dụng phổ biến trong thơ, văn, ca dao.
VD:
a) Trèo lên trên rẫy khoai lang
Chẻ tre mà đan sịa cho nàng phơi khoai.
(Hò ba lí của Quảng Nam)
(Sịa: Dụng cụ đan bằng tre, nứa, gần giống như nong, nia,..)
b) Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
(Ca dao)
c) Má ơi đừng gả con xa, 
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.
Trích:BẦM ƠI!
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
(Tố Hữu)
(Bầm: mẹ, chớ: đừng)
1. Gặp việc nghĩa trăm năm thân không tiếc
Làm việc gì chí quyết cho nên
Lòng son dạ đá giữ bền
Chẳng nề ai ghét, chẳng phiền ai thương
Nào là chốn cương trường đua đánh
Nào là trong quốc chánh đấu tranh
Ra vào vạn tử nhất sanh
Chết cho ngàn thuở bia danh mới là
(Tỉnh quốc hồi ca I- Phan Chu Trinh)
Từ “chẳng nề” là từ địa phương Quảng Nam, nó có nghĩa là “chẳng hề”. Toàn câu là “chẳng hề ai ghét, chẳng phiền ai thương. Từ “chánh, sanh” có nghĩa “chính, sinh”.
2.Nhỏ mà không học lớn làm ngang
Trống đánh ba hồi đã thấy quan
Ra rạp, ngồi trên ba đứa hiệu
Vô buồng đứng dưới mấy ông làng
(Vịnh hát bội- Huỳnh Quí)
          Từ “làm ngang” có nghĩa là ngang ngược, từ “vô” có nghĩa là vào. Ở đây, người Quảng Nam hay phát âm “ao” thanh âm “ô”. Ví như “hào” thì nói “hồ”, ngọt ngào thì nói “ngọt ngồ”.
THE END !
Cảm ơn các bạn và thầy cô đã lắng nghe.
Nhóm em xin hết tại đây.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)