Bài 8. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Chia sẻ bởi Đang bị khóa | Ngày 03/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 133. Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
I. Luyên tập
Bài tập 1: Hoạt động nhóm ( Nhóm 4 - Thời gian: 3`)
Hãy hoàn thành câu hỏi vào phiếu học tập của nhóm
Tìm từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng trong các đoạn văn, đoạn thơ sau. Những từ ngữ địa phương đó thuộc vùng miền nào? Nêu phạm vi sử dụng và tác dụng của chúng?
1a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
-Ba đây con !
-Ba đây con !
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm !
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi " Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

2a) O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu.

b) Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
(Nguyễn Khoa Điềm)

3. Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền
(Tố Hữu)


1a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
-Ba đây con !
-Ba đây con !
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm !
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi " Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
=> Từ địa phương Nam Bộ
2a) O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu.

b) Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
(Nguyễn Khoa Điềm)
=> Từ ngữ vùng Trung Bộ
3. Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền
(Tố Hữu)
=> Từ ngữ vùng Bắc Bộ

Bài tập 2: Phát hiện từ địa phương - tìm từ toàn dân tương ứng và nêu hiệu quả của cách dùng từ địa phương trong các đoạn trích sau:
1. Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò.
(Mẹ suốt - Tố Hữu)


1. Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò.
(Mẹ suốt - Tố Hữu)
=> - Từ ngữ Quảng Bình ( Trung Bộ)
- Thể hiện chân thực hình ảnh bà mẹ - vùng quê anh hùng tăng sự sống động gợi cảm.
2. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh [...]
Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục lỉnh rất chơn thành, bộc trực.
[...] Các cô gái thị thiềng lúc đó thì tóc buông thõng trên vai, trên lưng.
(Vũ Bằng)
2. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh [...]
Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục lỉnh rất chơn thành, bộc trực.
[...] Các cô gái thị thiềng lúc đó thì tóc buông thõng trên vai, trên lưng.
(Vũ Bằng)
=> Cảnh và người Sài Gòn chân thực dễ thương và hồn nhiên như nắng gió vùng nhiệt đới vậy.
Bài tập 3: Tìm một số từ ngữ địa phương mang màu sắc riêng của địa phương em?
Bài tập 4: Đối chiếu các câu sau đây (Trích từ "Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng) cho biết từ "kêu" ở câu nào là từ địa phương, ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nướt giùm cái ! - Nó cũng lại nói trổng.
b)- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nướt giùm cái ! - Nó cũng lại nói trổng.
b)- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Kêu1 (từ toàn dân): Nói to
Kêu2 (từ địa phương): Gọi
=> Dùng từ địa phương phải gắn với ngữ cảnh để dễ đoán biết
Bài tập 5: Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?

Không, vì
Tạo sắc thái riêng của vùng miền
Bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng ở bên ngoài địa phương của mình.
=> Dùng từ địa phương phù hợp đối tượng sử dụng
Bài tập 6: Em có hiểu các từ địa phương trong các câu sau không? Cảm nhận của em khi đọc chúng?
- Nhà có chẻo rồi, mua hộ choa ít nhút
- Mời các bọ uống nước
- Đưa chị cái vá, đưa má cái muỗng rồi lấy đậu phộng giã với hạt mè nghe con
Nhà có chẻo rồi, mua hộ choa ít nhút
- Mời các bọ uống nước
- Đưa chị cái vá, đưa má cái muỗng rồi lấy đậu phộng giã với hạt mè nghe con
=> Cần sử dụng phù hợp, nên dùng các từ địa phương đã phổ biến.
II. Lưu ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đang bị khóa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)