Bài 8. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Chia sẻ bởi Ngô Đức Duy | Ngày 02/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


Chương trình địa phương ( Phần Văn)
Tổ 1- Lớp 8a6
Sưu tầm, tìm hiểu
Các tác giả văn học ở địa phương
Và các tác phẩm văn học viết về địa phương
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam,
tỉnh có diện tích 14.125  km² chiếm 4,27%
tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong
số 63 tỉnh thành phố.
Tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố
Sơn La, huyện Mộc Châu, YênChâu, Mai
Sơn, Sông Mã,Thuận Châu)
Thành phần dân tộc: Kinh, Thái, Khơ mú,
Mông, Mường, Dao …


Mở đầu
Cái này tự làm nhá: Giới thiệu chung về Sơn La có những nét đẹp gì, phong cảnh thiên nhiên như nào rồi nói đến Sơn La có nhiều nhà văn, nhà thơ cùng các tác phẩm hay

I)Các nhà văn, nhà thơ ở Sơn La
Họ và tên: Sa Viết Sọi.
Ngày tháng năm sinh: 6/7/1948.
Nguyên quán: Cao Đa - Phiêng Ban - Bắc Yên - Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghệ thuật: Sáng tác văn.
Trích lược những hoạt động văn hóa nghệ thuật:
+ Bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ năm 1970 (thời gian học tại trường đại học báo chí khóa I - 1969 - 1973).
+ Từ năm 1973 đến 1990: Viết báo, sáng tác truyện tại Đài phát thanh Sơn La, báo Sơn La.
+ Từ năm 1994 là cán bộ biên tập thông tin thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Sơn La.
Tác phẩm:
+ 1982: Tập truyện ngắn: Những bông hoa ban tím (Nxb Lao động).
+ 1994: Tập truyện ngắn: Vùng đồi gió quẩn (Nxb Văn hóa dân tộc.

1) Nhà văn Sa Phong Ba
+ Ngoài ra nhiều truyện ngắn in chung với một số tác giả.
+ 23 truyện ngắn in trên báo địa phương và Trung ương.
 - Năm 1992: Là một trong 5 người viết văn dân tộc thiểu số phía Bắc đi dự trại sáng
tác của Bộ Văn hóa (Đại Lải - Mê Linh - Vĩnh Phú) thời gian một tháng: Có 8 truyện
ngắn về chủ để chống mê tín dị đoan, tiêu cực.
Các giải thưởng văn học nghệ thuật:
+ 1971: Giải thưởng truyện ngắn (Bộ Lâm nghiệp): Truyện: Lòng rừng (giải chính thức).
+ 1972: Giải thưởng chính thức truyện ngắn viết về ngành Nội thương (Giải thưởng
của Bộ Nội thương - nay là Bộ Thương mại).
+ 1982: Giải nhất truyện ngắn của ngành Bưu điện (Giải thưởng của Tổng cục Bưu
điện đưa thư).
+ 1983: Giải C, truyện ngắn viết về 10 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ rừng (Giải
thưởng của Bộ Lâm nghiệp + bằng khen của Bộ trưởng).
+ 1985: Nhận giải thưởng của Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tặng cho 15 cây bút xuất
sắc các dân tộc thiểu số, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập nước, kèm bằng khen
của Chính phủ.
+ Ngoài ra, trong 20 năm qua, còn nhận nhiều giải thưởng của các cơ quan báo chí,
hội văn nghệ địa phương (Tỉnh).
Là Ủy viên BCH, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Văn nghệ tỉnh Sơn La khóa I
(1982 - 1989).
 
2) Nhà văn Cầm Biêu
Ngày tháng năm sinh: 15/5/1920.
Nguyên quán: Xã Mường Chanh,
Mai Sơn, Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Trích lược những hoạt động về văn hóa nghệ thuật:
   Từ năm 1955, trưởng phòng Văn nghệ, Phó giám đốc Sở
rồi Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Khu tự trị Tây Bắc và tỉnh
Sơn La liên tục tới năm 1981 về hưu.
Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam khóa I và
khóa II.
   Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II và khóa III. Nay là cố
vấn của Ban chấp hành.
   Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam khoá I.
   Nguyên Trưởng ban vận động thành lập Hội Văn nghệ Sơn La sau đó có tham gia chấp
hành một khóa.
Nay là cố vấn Hội Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Tác phẩm sáng tác đã được in:
Tập thơ Cầu vào bản Sở VHTT Sơn La xuất bản 1982.
.
Ánh hồng Điện Biên Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc in song ngữ năm in 1984.
Tập thơ Hát cưới xin và lên nhà mới (nội dung mới) Hội Nông dân tỉnh xuất bản năm
1991.
Tập thơ "Bản mường nhớ ơn" in song ngữ do Tỉnh đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh tỉnh
Sơn La xuất bản năm 1993.
Tập thơ Peo fầy mí mọt (Ngọn lửa không tắt) Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc in song ngữ
năm 1994.
Giải A Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật toàn quốc trao tặng.
Tác phẩm nghiên cứu giới thiệu đã được sử dụng.
Thơ ca Hạn Khuống, tiếng Thái Sở VHTT - Khu tự trị Thái Mèo in năm 1956.
Thơ ca Hạn Khuống (dịch) Nhà xuất bản Văn nghệ in năm 1957.
Hạn Khuống biên soạn và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc in năm 1992.
Băng hát Hạn Khuống (có dẫn giải) Đài phát thanh truyền hình Sơn La dùng năm 1991.
Băng hát Nàng Cống Cắm (Nàng trống vàng) có dẫn giải phổ biến ở địa phương và đã
được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng phẩm.      
Làm vía cho trâu đã gửi Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và công trình nghiên cứu Thái
học trường Đại học Tổng hợp.
Biên soạn giới thiệu tục "Xên kẻ" của đồng bào Thái đã được Hội Văn nghệ dân gian trao
giải 3 - năm 1993.
Danh hiệu được phong tặng: Chiến sĩ văn hóa.
3) Nhà thơ Lò Văn Cậy
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngày tháng năm sinh: 25/8/1928.
Nguyên quán: Bản Sốp Cộp – Sông Mã – Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghệ thuật: Thơ.
Trích lược những hoạt động về văn hóa nghệ thuật:
       - 1958: Công tác tại Sở Văn hóa Khu tự trị Tây Bắc.
Công việc chủ yếu sưu tầm - sáng tác thơ.
       - 1990 - 1994: Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Sơn La.
* Tác phẩm: Làm thơ, dịch thơ Thái ra tiếng phổ thông, sưu tầm biên soạn thơ ca
dân gian Thái.
Có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm văn học thành văn và các truyện truyền miệng.
Tác phẩm Xống chụ son sao (1960) - Khun Lú Nàng Ủa (1961), Nàng Hiến Hom
(truyện thơ cổ, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Hội văn nghệ Sơn La xuất bản)
, Hạt muối hạt tình (Nxb Văn hóa).
Đã hoàn thành việc sưu tầm, biên soạn truyện cổ, thơ cổ của Thái Chàng Thi Thốn –
Sưu tầm khảo tả Pang sên mường.
Ngoài ra còn nhiều sáng tác thơ đã xuất bản và in ở các báo, tạp chí ở Trung ương và
địa phương.
 
4)  LÒ VĂN E
Hội viên Hội Văn nghệ Sơn La.
Ngày tháng năm sinh: 6/1933.
Nguyên quán: Xã Sốp Cộp - huyện Sông Mã - Sơn La.
Dân tộc: Thái
 - Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghệ thuật:
Sáng tác thơ.
Trích lược những hoạt động về văn hóa - nghệ thuật:
Bắt đầu sáng tác thơ năm 1958. Cho đến nay có trên 100 bài
thơ bằng song ngữ (Thái và phổ thông) được sử dụng từ địa
phương đến Trung ương, trong đó có những bài được giải
thưởng của Trung ương (1969 - 1970).
- Giải thưởng văn học - nghệ thuật:
Thi thơ năm 1969 - 1970 của Hội Nhà văn và Ủy ban Dân tộc của
Trung ương với hai bài thơ: "Lúa chiềng Cầm" và "Đường về Mường".
4) Nhà thơ Lương Quý Nhân
Ngày tháng năm sinh: 10/6/1926.
Nguyên quán: Bản Lụa, Thôm Mòn. Thuận Châu, Sơn La.
Dân tộc:  Thái.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghệ thuật: Sáng tác.
Trích lược những hoạt động văn hóa nghệ thuật:
Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Phó giám đốc Sở Văn hóa Khu
Tây Bắc, Trưởng ty Văn hóa Lai Châu, Chủ tịch Hội Văn nghệ
Lai Châu khóa I, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Nguyên Phó
bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu.
Tác phẩm:
- "Cán bộ với dân Mường" tập thơ chữ Thái, khu tự trị Thái - Mèo xuất bản 1947.
- "Hoa đang nở" tập thơ chữ Thái cho thiếu nhi, khu tự trị Tây Bắc xuất bản 1961.
- Thơ Lương Qui Nhân, tuyển thơ, Khu tự trị Tây Bắc xuất bản 1960.
- ``Biên giới lòng người", Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
- "Hoa trời", Hội Văn nghệ Lai Châu xuất bản 1987.
- "Độ dày của tình yêu" thơ song ngữ, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Hà Nội 1994.
In thơ văn lẻ, nghiên cứu văn hóa trên các sách báo Trung ương và địa phương.
Giải thưởng văn học nghệ thuật: Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ quân đội.
5) Nhà văn Đinh Sơn
Họ và tên: Đinh Văn Ngố.
 Ngày sinh: 6/5/1913.
Quê quán: Bản Liếm, xã Tân Phong, Phù Yên,
Sơn La.
Dân tộc: Mường.
Chuyên ngành hoạt động VHNT: Nhà quản lý, nhà
thơ dân tộc Mường.
Trích lược những hoạt động VHNT:
Sáng tác thơ Mường - thơ mới từ năm 1942.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ Sơn La.
Sáng tác, dịch thơ Mường sang tiếng Việt.
Tác phẩm Tập thơ Đinh Sơn - Ty Văn hóa Nghĩa Lộ xuất bản năm
1973, dịch
Út Lót Vi Điêu (trích trong Hợp tuyển VHDT thiểu số VN).
6) Nhà văn Lò Văn Thương

Bút danh: Lò Xuân Thương.
Ngày tháng năm sinh: 25/10/1936.
Nguyên quán: Bản Púng, xã Púng Tra, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghệ thuật: Sáng tác thơ
dân tộc Thái.
Trích lược những hoạt động về văn hóa nghệ thuật:
Tham gia sáng tác thơ dân tộc Thái từ năm 1957 cho đến nay. Có tác phẩm đã được
đăng trên tạp chí hoặc báo Văn nghệ Trung ương và địa phương.
Danh hiệu được phong tặng về văn hóa nghệ thuật: Chiến sĩ văn hóa - 1 huy chương
của Bộ Văn hóa và bằng khen 25 năm kỷ niệm ngày thành lập ngành Văn hóa (năm 1985).
- Các giải thưởng văn học nghệ thuật:
- Giải A: Bài Tắm trăng - đề tài kỷ niệm 40 năm khởi nghĩa Sơn La. Hội đồng giám khảo
tỉnh Sơn La xét tặng năm 1985.
- Giải A: Bài Chiếc thùng tưới - đề tài viết về công nhân. Hội đồng giám khảo đợt thi viết
về đề tài công nhân tặng năm 1989.
 Giải B: Bài Dằng trước níu sau - Hội đồng giám khảo đợt thi viết về Dân số kế hoạch hóa
gia đình tặng năm 1993.
7) Nhà văn Tòng Ín
. Bút danh: Bas Pún.
Ngày tháng năm sinh: 1932.
Nguyên quán: Bảo Sang, xã Mường Bú, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Cơ quan công tác: Hội Văn nghệ tỉnh Sơn La.
Chuyên ngành hoạt động Văn hóa nghệ thuật:
Sáng tác, biên tập thơ văn và sưu tầm văn học Thái.
Hoạt động văn hóa nghệ thuật: 
(Những công việc và thời gian đảm nhận):
+ Biên tập báo nói (Đài Phát thanh Tây Bắc), báo Sơn La từ năm 1959 đến năm 1964.
+ Biên tập chuyên san Văn hóa và văn nghệ Sơn La từ năm 1965 đến năm 1984 rồi về hưu.
Tác phẩm:
+ Sáng tác: Thơ Thái hơn 100 bài thơ lẻ được đăng trên báo Tây Bắc, báo Sơn La, văn hóa văn
nghệ Sơn La và phát trên đài Phát thanh Tây Bắc từ năm 1957 đến nay.
+ Nghiên cứu sưu tầm văn học: 135 câu chuyện dân gian Thái (bản thảo biên dịch tiếng Việt).
+ Biên soạn: Đã xuất bản 1 tập Truyện cổ Thái Tây Bắc. 1 tập thơ chọn lọc của tác giả Cầm Biêu
tên "Cầu vào bản" (1984) và hơn 50 tập thơ phong trào cùng nhiều số văn nghệ Sơn La xuất bản
trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
- Giải thưởng về văn học nghệ thuật:
+ Năm 1958 bài thơ "Thầy mo chết đứng" giải II của Sở Văn hóa Khu tự trị Thái - Mèo và được
in đã phát hành toàn quốc.
 
II) Một số bài thơ, bài văn viết về địa phương Sơn La
Vàng và thơ
Một câu thơ, một hàng vàng
Cân coi thử, ai nặng hơn ai?
Nem công, chả quế ăn vội
Không hóc cũng cay!
Cà dưa, tương ớt nhai lâu hóa ngọt
Anh kiếm vàng chỉ bằng nước bọt
Tôi làm thơ mệt óc, mỏi tim
Cái gì giữ mãi hương thơm
Vàng bằng bọt dễ tan theo bọt
Thơ bằng tim, đậm mãi trong tim
Cầm Biêu (1920-1997)
2) LỜI MẸ
Yêu nhau bằng lời nói
Mẹ bảo chưa đủ
Bằng mân khiêng cỗ nặng
Mẹ bảo cũng chưa no
Vội đón sau đón trước
Cành vướng sợi tơ lòng
Mẹ bảo!
Hãy lấy ngày làm gang để đếm
Lấy tháng làm sải để đo tấc lòng
Mưa to có cùng nhau hứng?
Mặt trời làm tấm gương soi
Soi vào khuôn mặt
Soi vào lòng dạ tim gan
Ốm đau, ai tránh khỏi đôi lần
Giầu nghèo có lúc cánh cửa kẹp ngón tay
Đắng, ngọt, chua, cay, nhạt…
Đầu lưỡi nếm cho rành
Tự đáy lòng mình "cân đong"
Xử sự công bằng
Lò Văn Cậy




3) ĐÊM HỘI MÚA XÒE
Tiếng trống, tiếng cồng vang giục giã
Như chắp cánh niềm vui bay cao
Cả "Khuống" mường bỗng dưng nghiêng ngả
Với vòng xòe nhún nhẩy say sưa
Đôi chân thon thon quen theo lối nương.
Đôi chân bè đạp mòn lối ruộng
Quyện bên nhau rập rình
"Khắm xéo" quàng trên áo cóm
Tất cả rung lên, cả rừng hoa chao đảo
Cái dùi gỗ băm trên mặt trống
Rền như giông, như sấm
"Họa…họa…Huệ…Huệ…"
Cả vòng xòe cuồng lên
Theo nhịp trống, nhịp tim
Tung chân nhảy hết mình, hết sức
"Đàn bướm" cúc muốn bay khỏi ngực
Chiếc mũ nồi, cũng chực bay theo
Vòng xòe quay, quay mãi không ngừng
Lương Văn Tộ (1946)
4)KHOẢNG XANH
Gió Lào mang hơi lửa
Hun sém cả trưa hè
Cháy khét tiếng ve
Rừng tre trơ trụi lá
Con chim vội vã sà xuống khe trốn
Sợi nắng muốn chăng đan mặt cỏ
Nhưng chẳng sao, chẳng sao cả
Trái đất đã quen mùi khắc nghiệt!
Đến con kiến cũng còn phải ung dung thư thái
Miệt mài tha mồi về tổ
Ai như quả bứa chín vàng mơ
Trong trẻo giữa trưa hè
Thời gian nhòa vào im lắng
 Một khoảng không trống vắng
Vỗ ào vào cánh xanh
Lò Vũ Vân (1943)
III) Nghệ thuật và nội dung
1) Nghệ thuật
- Ngôn ngữ, quen thuộc với đời sống.
Bài thơ đơn giản, trong sáng phản ánh tư duy, tình cảm, thẩm mĩ mộc mạc
Chất phác của người dân Sơn La.
2) Nội dung
Mang những nét văn hóa của người dân Sơn La
Kết luận
Các nhà văn, nhà thơ của Sơn La có sức hấp dẫn riêng bởi
phong cách nghệ thuật thấm đẫm cách tư duy, ý thức thẩm mĩ
đặc trưng riêng cho tâm hồn mỗi người.
- Đó là những câu chuyện giản dị, gần gũi, quen thuộc với
cuộc sống thường nhật song lại có những nhận thức thú vị
và những bài học đạo đức sâu sắc.
- Kho tàng văn học Sơn La rất độc đáo, phong phú và cần
được bảo tồn
Danh sách các thành viên tham gia bài thực hành:
Đặng Thị Minh Hòa
Trần Công Thành
Bùi Ngọc Phương Anh
Tăng Vân Anh
Phạm Phương Thảo
Nguyễn Đào Châu An
Trần Thu Hương
Hà Hoàng Hiệp
Nguyễn Quỳnh Anh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Đức Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)