Bài 8. Chiếc lá cuối cùng

Chia sẻ bởi Anguyễn Tấn Đạt | Ngày 03/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Chiếc lá cuối cùng thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


kính chào quý thẦy cô và các em hỌc sinh !

Ngữ Văn 8


Người dạy: Gv. Trần Thị Minh Xuân

KiỂM TRA BÀI CŨ
Phân tích sự tương phản giữa hai nhân vật Đôn ki-hô-tê và Xan-cho pan-xa.
Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tương phản ấy ?
Tượng Nữ thần tự do
TÒA BẠCH ỐC
Cầu Cổng Vàng ở San Francisco
Bức tranh Washington về đêm ở Pittsburgh
Vùng duyên hải Na Pali của Hawaii
Địa hạt Đá Đỏ Red Rock Country ở Sedona, bang Arizona
Thượng sông Mississippi



Văn bản
Chiếc lá cuối cùng
(Trích)



Tác giả: O ’ Henri
 Tuần 8 - Tiết 29
O’Henry (1862-1910)
O’Henry (1862-1910)
I/ ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả: O’Henry(1862-1910)
2/ Tác phẩm :
3/ Tóm tắt tác phẩm :
Gion-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng Zcủa cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết. Nhưng qua một đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng không rụng. Điều đó, khiến Gion-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Cô được biết chính bác Bơ-men đã bí mật cứu sống mình.
SGK
I/ ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
4. Bố cục :
3 phần
a. Từ đầu … kiểu Hà Lan
->Gion-xi đợi cái chết .
b. Tiếp theo … vịnh Na-plơ.
->Gion-xi vượt qua cái chết.
c. Đoạn còn lại
-> Bí mật của chiếc lá cuối cùng.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/ Kiệt tác của cụ Bơ-men:
a/ Khắc họa nhân vât cụ Bơ-men
-Một họa sĩ lão thành, ngoài 60 tuổi
-Ngồi làm mẫu để kiếm tiền
-Mơ ước vẽ một kiệt tác
b/ Tấm lòng của cụ:
-Thương yêu lo lắng cho số mệnh của Gion-xi
c/ Hành động của cụ:
-Lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Gion-xi.
-Cụ chết vì sưng phổi.
-> Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men, đem lại sự sống cho Gion-xi, được vẽ bằng nghệ thuật chân chính và trái tim nhân hậu


Chào tạm biệt !


Chúc thầy cô và các học sinh luôn mạnh khỏe


kính chào các thẦy cô và các em hỌc sinh !

Ngữ Văn 8


Người dạy: Gv. Trần Thị Minh Xuân




Văn bản
Chiếc lá cuối cùng
(Trích)



Tác giả: O ’ Henri
 Tuần 8 - Tiết 30
KiỂM TRA BÀI CŨ

Em hãy phân tích nhân vật cụ Bơ-men?
Chiếc lá cuối cùng
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
2/ Tình thương yêu của Xiu đối với Gion-xi:
THẢO LUẬN
Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết ?
Tạo sự bất ngờ cho Gion-xi và gây hứng thú cho người đọc.
 Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác ?
Vẽ bằng tài năng, bằng tấm lòng nhân ái và sự hy sinh cao cả.
2/ Tình thương yêu của Xiu đối với Gion-xi:
THẢO LUẬN
 Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác ?
-Lá vẽ rất giống  khiến Gion-xi tưởng là chiếc lá thật.
-Nó được vẽ trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
-Nó không chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hy sinh cao thương.
Tấm lòng vị tha là đông lực giúp nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm có giá trị.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
2/ Tình thương yêu của Xiu đối với Gion-xi:
THẢO LUẬN
Xiu có biết ý định của cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng không?
 Không

II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
2/ Tình thương yêu của Xiu đối với Gion-xi:
THẢO LUẬN
 Tại sao có thể quả quyết rằng Xiu không hề được bác Bơ-men cho biết ý định sẽ vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống?
Khi Gion-xi bảo kéo màn lên Xiu làm theo một cách chán nản.
Sau đó cô còn cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh nói những lời não nuột.
Cô cũng ngạc nhiên như Gion-xi khi thấy chiếc lá cuối cùng còn bám trên cành. “Nhưng ô kìa….”





-Xiu lo sợ nhìn chiếc lá thường xuân ít ỏi.
-Em thân yêu, thân yêu!...hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?


II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
2/ Tình thương yêu của Xiu đối với Gion-xi:
THẢO LUẬN
Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?
Qua những việc làm của Xiu đối với Gion-xi, em hiểu được Xiu là một con người như thế nào?


II/TÌM HIỂU VĂN BẢN
3/ Diễn biến tâm trạng của Gion-xi:
 Sau một đêm mưa gió, nhưng chiếc lá vẫn bám trụ làm cho tâm trạng Gion-xi thay đổi như thế nào?
-> Có sự biến đổi đột ngột:
Từ chỗ muốn buông trôi, muốn chết cô nhận ra muốn chết là một tội.


Trước cô nằm bất động đếm lá, giờ cô muốn ngồi dậy ngắm mình trong gương.
Từ chỗ tuyệt vọng hoàn toàn, cô lại lóe sáng hy vọng: muốn vẽ vịnh Na-plơ.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
3/Diễn biến tâm trạng của Gion-xi:
THẢO LUẬN
 Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Gion-xi?
 Chiếc lá chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt để bám lấy cuộc sống quyết định sự hồi sinh của Gion-xi => có nghị lực.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
4/ Nghệ thuật:
 Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O’Henry, qua trích đoạn này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
Đảo ngược tình huống truyện:
Gion-xi từ chỗ đi gần đến cái chết đến chỗ thoát khỏi cơn nguy hiểm.
Cụ Bơ-men từ chỗ khỏe mạnh dẫn đến cái chết bất ngờ.
Cả hai tình huống trên đều gắn với bệnh sưng phổi và hình ảnh chiếc lá cuối cùng.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
1/ “Chiếc lá cuối cùng” của O’Henry được viết theo thể loại nào?
A/ Truyện ngắn
B/ Tiểu thuyết.
C/ Bút ký
D/ Hồi ký
BÀI TẬP CỦNG CỐ
2/ Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?
A/ Là một người yêu thương lo lắng cho số phận của Gion-xi
B/ Là một người rất cao thượng, biết quên mình vì người khác.
C/ Là một người lặng lẽ âm thầm
D/ Cả ba nội dung trên đều đúng
BÀI TẬP CỦNG CỐ
3/Vì sao nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá một cách trực tiếp?
A/Vì Xiu muốn tự mình kể lại sự việc đó cho Gion-xi nghe.
B/Vì nhà văn muốn tạo ra cho các nhân vật và người đọc sự bất ngờ.
C/Vì đó là sự việc không quan trọng .
D/Vì đó là sự việc ngẫu nhiên xảy ra mà nhà văn không dự tính trước.

BÀI TẬP CỦNG CỐ
4/Dòng nào nói lên nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện “Chiếc lá cuối cùng”?
A/ Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.
B/ Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
C/ Đảo ngược tình huống truyện.
D/ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.


BÀI TẬP CỦNG CỐ
5/ Vì sao bức tranh”Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác”?
A/ Giống chiếc lá thật.
B/ Cứu sống Gion-xi.
C/ Vẽ bằng tình thương và đức hi sinh thầm lặng.
D/ Cả a,b,c đều đúng



III/ TỔNG KẾT
Bằng cấu trúc chặt chẽ và nghệ thuật đảo ngược tình thế hai lần độc đáo, O’Henry đã đem đến cho người đọc một bài học về tình yêu thương những con người nghèo khổ, sự rung cảm sâu sắc trước tình người cao đẹp và giá trị của nghệ thuật chân chính.
GHI NHỚ (sgk)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nơi ở của O ‘ Henry
Nơi làm việc của O ‘ Henry

Chào tạm biệt !


Chúc thầy cô và các học sinh luôn mạnh khỏe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Anguyễn Tấn Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)