Bài 8. Chiếc lá cuối cùng

Chia sẻ bởi Trần Xuân Hương | Ngày 03/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Chiếc lá cuối cùng thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
O.HEN-RI
Trường THCS Lê Lợi
Quân Tân Phú
GV:Trần Xuân Hương
I.Ñoïc tìm hieåu chuù thích:
1. Tác giả:
- O Hen-ri (1862-1910) Là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc.
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ raát cảm động.
2. Tác phẩm:
Đoạn trích là phần cuối truyện ngắn chiếc lá cuối cùng.
3. Hướng dẫn đọc - kể tóm tắt đoạn trích:
II. Ñoïc tìm hieåu vaên baûn:
1.Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:
Trong đoạn trích, em thấy Giôn-xi đang ở trong tình trạng như thế nào? Tình trạng ấy khiến cô hoạ sĩ trẻ có tâm trạng gì?
- Giôn-xi là một hoạ sĩ trẻ bị bệnh viêm phổi nặng.
- Tâm trạng: Chán nản, mệt mỏi, thất vọng. Cô gắn sự sống của mình với những chiếc lá rụng trên dây thường xuân bám vào tường gạch…
Suy nghĩ của Gôn-xi: “ Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cùng lúc đó cô sẽ chết” nói lên điều gì?
- Một cô gái yếu đuối, bệnh tật, ít nghị lực và đáng thương. Giôn-xi không muốn sống nữa.

2. Nhân vật Xiu hay tấm lòng của một người bạn:
Tại sao khi sang thăm Giôn-xi, Xiu cùng cụ Bơ men đều sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau, chẳng nói năng gì?
- Nhớ đến ý định sẽ chết cùng chiếc lá cuối cùng của bạn, Cô lo lắng cho bệnh tật và tính mạng của Giôn-xi.
Cô có thái độ nhö theá naøo khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng sau một đêm mưa bão?
- Cô rất ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó sau một đêm mưa bão.
- Vừa nói những lời an ủi thiết tha với bạn. Nhưng trong lòng càng lo lắng bất lực vì không biết làm gì để cứu bạn.
Chính sự giữ bí mật của cụ Bơmen với cả Xiu, làm cho câu chuyện thêm bất ngờ, hấp dẫn.
3. Cụ Bơmen với kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”:
- Cụ là một hoạ sĩ suốt đời không thành đạt, tính tình nóng nảy, nhöng vẫn öôùc mơ vẽ cho mình một bức tranh kiệt tác.

Khi nhìn qua cửa sổ nhìn chiếc lá cuối cùng, ngoài tâm trạng lo lắng, thương yêu cô đồng nghiệp trẻ, cụ Bơmen có có ý định gì khác?
Cụ có ý định vẽ bức tranh chieác lá để cứu Giôn-xi.
Cụ lẳng lặng vẽ bức tranh chieác laù trong gió tuyết hoàn toàn chỉ vì mục đích cứu sống Giôn-xi, trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho Giôn-xi.
Có thể gọi bức tranh chieác laù của cụ Bơ-men là một kiệt tác được không? Vì sao?
- Bức tranh chieác lá của cụ xứng đáng là một kiệt tác nghệ thuật.Vì:
+ Nó rất đẹp giống chieác lá như thật.
+ Nó có giá trị nhaân sinh rất cao (nó góp phần cứu sống một mạng người, đẩy lui một ác bệnh).
+ Nó là một kiệt tác bỡi cái giá quá đắt(…). Nó không chỉ được vẽ bằng màu sắc cây bút lông mà bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ.
+ Nó cho thấy một qui luật nghiệt ngã của nghệ thuật, đó là:
Kiệt tác là hiếm hoi, là bất ngờ ngoài ý muốn con người.
Kiệt tác thực sự là kiệt tác khi nó có gía trị nhân sinh và gia trị NT cao.
Kiệt tác nhất thiết phải hướng tới, phục vụ cuoäc sống con người.
III. Tổng kết:
1. Ngheä thuaät: Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần tạo bất ngờ, hấp dẫn.
Lần 1: Giôn-xi bị bệnh nặng, chán đời, chờ cái chết >< Dần khỏi bệnh, yêu đời.
Lần 2: Cụ Bơmen khoẻ mạnh >< bỗng cảm lạnh, sưng phổi, qua đời.
 Điều thú vị là hai sự bất ngờ đảo ngược trên đều gắn liền với bệnh viêm phổi và chiếc lá.
2.Chủ đề tư tưởng:
- Tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ với nhau.
Sức mạnh tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật
- Sức mạnh giá trị nhân sinh, nhân bản của nghệ thuật.
* Daën doø:
Đọc lại Vaên baûn “Chieác laù cuoái cuøng”, học bài, nắm nội dung phần ghi nhớ.
- Soạn bài Hai cây phong.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Xuân Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)