Bài 8. Chiếc lá cuối cùng

Chia sẻ bởi Lê Thị Vân | Ngày 02/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Chiếc lá cuối cùng thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

NGỮ VĂN - BÀI 8 - TIẾT 29, 30:
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích)
O Hen-ri
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả:



- O Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
- Tác phẩm của ông đề cập đến những người nghèo khổ, toát lên tinh thần nhân đạo cao cả và thường sử dụng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.

Chiếc lá cuối cùng là một trong những kiệt tác của O Hen-ri.
b. Chú thích
- Thường xuân: một loại cây leo, bám vào tường gạch, lá rụng dần về mùa đông
- V?nh Na-ple: v?nh d?p n?i ti?ng ? b? bi?n I-ta-li-a.
3. Tóm tắt tác phẩm
Câu chuyện diễn ra trong khu phố dành cho người nghèo ở công viên Oa-sin-tơn. Thời điểm sự việc diễn ra là tháng Mười một, khi mùa đông tràn về. Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng trên tầng thượng của ngôi nhà. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo sống ở tầng dưới. Giôn-xi bị bệnh xưng phổi, vì bệnh nặng, nghèo túng, cô không muốn sống nữa. Cô đếm những chiếc lá trên cây thường xuân đang rụng dần và cho rằng khi chiếc lá cuối cùng lìa cành cũng là lúc cô lìa đời. Trước khi trời tối, cô đếm còn bốn chiếc lá. Cụ Bơ-men nghe Xiu kể bất bình vì lý do muốn chết rất ngớ ngẩn của Giôn-xi. Rồi cụ và Xiu lên trên gác nơi Giôn-xi đang nằm…(Phần tiếp theo trong SGK).
1
- Sự hồi sinh của Giôn-xi:

+ xin cháo, sữa - muốn ăn.
+ đòi soi gương - làm đẹp, bản năng của phụ nữ đã trở lại.
+ hi v?ng v? v?nh Na-ple - khỏt v?ng ngh? thu?t dó s?ng l?i.


Giôn-xi đã hồi sinh, khát vọng sống, khát vọng được sáng tạo nghệ thuật đã trở về.


2. Cụ Bơ-men và kiệt tác cuối cùng:
- Họa sĩ nghèo ngoài 60 tuổi, làm người mẫu ngồi cho các họa sĩ vẽ.
- Ước mơ vẽ một kiệt tác đã 40 năm vẫn chưa thực hiện được.
- Lo lắng cho bệnh của Giôn- xi: "Sợ sệt ngó ra ngoài, chẳng nói năng gì"
- Vẽ chiếc lá
Vẽ âm thầm bí mật, trong đêm mưa gió lạnh ngoài trời
Mục đích để cứu sống Giôn- xi.
a. Cụ Bơ-men

Hành động của cụ Bơ-men là một hành động cao thượng, quên bản thân mình. Cụ đã hy sinh mạng sống của mình để đổi lấy tính mạng của Giôn-xi. Đây là một hành động rất đáng trân trọng.

b. Kiệt tác cuối cùng của Bơ-men.
- Lá được vẽ giống như thật, khiến Xiu và Giôn- xi không nhận ra.
- Chiếc lá đem lại sự sống cho Giôn- xi.
- Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu và lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ- men.
- Chiếc lá được vẽ trong điều kiện đặc biệt: vào đêm mưa gió, tuyết rơi, dưới ánh sáng run rẩy của ngọn đèn bão.
- Chiếc lá là một kiệt tác bởi giá trị nhân sinh cao cả: giữ lại sinh mạng một người nhưng lại cướp đi mạng sống của người khác - người đã sản sinh ra nó.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật
2. Về nội dung
- Kết cấu truyện đảo ngược tình huống hai lần.
- Xây dựng tình tiết truyện hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc.
- Ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ với nhau.
- Sức mạnh của tình yêu cuộc sống đã chiến thắng bệnh tật.
- Sức mạnh và giá trị của nghệ thuật chân chính.
IV. Luyện tập
Câu 1: Theo em cụ Bơ- men đã nghĩ gì khi vẽ chiếc lá thường xuân?
D- Cụ nghĩ mình đã già, sẽ chết nên hy sinh để cứu Giôn- xi.
B- Cụ nghĩ Giôn- xi cần phải sống vì cô còn trẻ.
C- Cụ muốn để lại một kiệt tác cho đời.
A- Cụ muốn trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô họa sĩ trẻ Giôn- xi.
A
Bài tập trắc nghiệm
IV. Luyện tập
Câu 2: Cái chết của cụ Bơ - men có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuật?
A- Cụ Bơ - men đã chết, nhưng chiếc lá thường xuân sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.
B- Cụ đã chọn lấy cái chết để Giôn- xi được sống.
C- Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ.
D- Nó đã chứng tỏ rằng, nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần túy, nghệ thuật trước hết vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người.
D
Lá thường xuân
Nơi ở của O Hen- ri
Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Giôn-xi.
- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương.

Cảm Ơn Các Thầy Cô Giáo Tới Dự Giờ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)