Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Chia sẻ bởi nguyễn thị len | Ngày 07/05/2019 | 158

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:


Kiểm tra miệng
1. Nêu sự khác nhau của áp suất gây bởi chất rắn và chất lỏng?
2. Viết công thức tính áp suất gây bởi chất lỏng, giải thích và nêu đơn vị của từng đại lượng trong công thức?
TL: Chất rắn chỉ gây áp suất theo một phương của áp lực, còn chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó
TL: Công thức: p = d.h
trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2 , Pa)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h là chiều cao của cột chất lỏng (m)
Tại sao cái kích nhỏ bé lại có thể nâng được chiếc ô tô nặng? Bác thợ xây muốn cho nền nhà thật thăng bằng thì phải làm thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu để trả lời những vấn đề trên
Hãy quan sát một số bình thông nhau dưới đây và cho biết thế nào được gọi là bình thông nhau?
Ấm đun nước
Có thân ấm và vòi được nối thông với nhau giúp cho việc rót nước được dễ dàng hơn
Bình thủy điện
Nhìn vào ống trong suốt sẽ biết được mực nước trong bình còn nhiều hay ít. Rất tiện lợi và an toàn cho người sử dụng
Hệ thống cấp thoát nước
Gồm các ống thông với nhau, giúp việc thoát nước được dễ dàng hơn
Hệ thống xử lý nước thải ở các nhà máy
Gồm nhiều bồn chứa nối thông với nhau giúp quá trình xử lý lắng, lọc hiệu quả nhanh
a)
b)
c)
C5. Đổ nước vào bình có 2 nhánh thông nhau (bình thông nhau).
Hãy dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng và đặc điểm của áp suất chất lỏng để so sánh áp suất pA , pB trong 3 trạng thái của hình vẽ
Hình 8.6
Thảo luận nhóm đôi
1. So sánh áp suất pA , pB ở hình 8.6 a, b, c? (không yêu cầu tính toán).

2. Dự đoán khi nước trong bình đứng yên mực nước hai nhánh tương đương với hình nào?
a)
b)
c)
Hình 8.6
>
a)
b)
c)
<
=
hA
hB
hB
hB
hA
hA
Hình 8.6
Kết quả
LÀM THÍ NGHIỆM THEO NHÓM
Đổ chất lỏng (nước) vào bình thông nhau.Quan sát mực chất lỏng ở 2 nhánh khi chất lỏng ở trạng thái đứng yên ?
Kết luận : Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở …………….độ cao
cùng một
Nếu trong bình thông nhau chứa các chất lỏng khác nhau thì mực chất lỏng ở các nhánh như thế nào?
Nêu một số ứng dụng của bình thông nhau trong đời sống mà em biết?
Hệ thống cung cấp nước
ĐÀI PHUN NƯỚC
Nếu dựa vào đặc điểm của bình thông nhau mà làm việc không tốt thì sẽ gây ra hiệu quả xấu.
Hình ảnh xả nước thải chưa qua xử lý của một số nhà máy ra môi trường
Ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước
Nguyên lý Paxcan
Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó
Chân dung nhà khoa học Paxcan - Pháp
Pittông nhỏ
Pittông lớn
Bình thông nhau chứa đầy chất lỏng
Quan sát hình vẽ và cho biết cấu tạo chính của máy nén thủy lực?
Thảo luận nhóm
Khi tác dụng một lực f lên pittông nhỏ có diện tích s, lực này gây ………………. lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng …………………………… tới pittông có diện tích S và gây nên ……………….. lên pittông này.
áp suất
truyền nguyên vẹn
lực nâng F
Điền từ thích hợp ở trong khung vào chỗ trống để tìm ra nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực
L?c nh? f
T?o ra l?c l?n F
S
S
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG -
BÌNH THÔNG NHAU ( tiết 2)
Máy khoan thủy lực
Máy ép phẳng thủy lực
Kích thủy lực
Máy ép cọc thủy lực
pA = pB
C8. Trong 2 ấm vẽ ở hình 8.7 ấm nào đựng được nhiều nước hơn?
Ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn. Vì mực nước trong ấm bằng độ cao của miệng vòi.
Hình 8.7
D. Do bình A và thiết bị B là bình thông nhau nên nhìn mực chất lỏng ở thiết bị B sẽ biết mực chất lỏng trong bình A
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG -
BÌNH THÔNG NHAU ( tiết 2)
C9. Hình 8.8 vẽ một bình kín có gắn thiết bị để biết mực chất lỏng chứa trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết bị B được làm bằng vật liệu trong suốt. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này?
Chọn đáp án đúng
B. Thiết bị B dùng để rót chất lỏng ra ngoài
C. Thiết bị B dùng để trang trí
A. Để biết màu của chất lỏng trong bình A
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG -
BÌNH THÔNG NHAU ( tiết 2)
Bài tập

Một ô tô có trọng lượng của là P = 20000 N.
a) Nếu nâng vật lên trực tiếp thì cần một lực F có độ lớn tối thiểu là bao nhiêu ?
b) Trong thực tế người ta dùng máy nén thủy lực để đưa một ôtô lên cao . Biết pittông nhỏ có diện tích s = 3 dm2, Pittông lớn có diện tích S = 3 m2 . Hãy tính lực f tối thiểu mà người đó tác dụng vào máy nén thủy lực để nâng ôtô lên.
Tóm tắt
P = 20000N
s = 3dm2
= 0,003m2
S = 3m2
a. Fmin =? Khi nâng trực tiếp
b. f = ? Khi dùng MNTL
Bài giải
a. Khi nâng trực tiếp vật thì ta cần một lực ít nhất là bằng trọng lượng của vật: Fmin = P = 20000N
b. Khi dùng máy nén thủy lực để nâng vật thì cần một lực là:
ADCT:
=>
f =
F.s
S
f =
20000.0,003
3
= 20N
Bình thông nhau là loại
bình có hai hay nhiều ống
được thông đáy với nhau.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao
Gồm hai ống hình trụ tiết
diện s và S khác nhau,
thông đáy với nhau, trong
có chứa chất lỏng, mỗi ống
có một pít tông
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm các bài tập còn lại trong SBT.
Ôn tập từ bài 1 đến bài 8.
Hướng dẫn về nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị len
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)