Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Chia sẻ bởi Ngô Thị Bích Ngọc | Ngày 29/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỌNG KỶ
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngọc
Tổ: Lý - Tin - KTCN
Kính chào quý thầy cô và các em học sinh lớp 8/6
Câu 1: Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 2: Viết công thức tính áp suất ? Nêu ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng có trong công thức?
Kiểm tra bài cũ
*Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. *Tác dụng của áp lực phô thuéc vµo 2 yÕu tè:
- C­êng ®é cña ¸p lùc.
- DiÖn tÝch bÞ Ðp.
p: áp suất ( N/m2 hoặc Pa )
F: áp lực ( N)
S: diện tích mặt bị ép (m2)
Khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn. Nếu người thợ lặn không mặc bộ quần áo đó sẽ khó thở do tức ngực. Tại sao lại như vậy?
Tiết 9
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
Khi đặt vật rắn lên mặt bàn, vật rắn sẽ tác dụng lên mặt bàn một áp suất theo phương nào?
Khi đổ chất lỏng vào trong bình thì chất lỏng có gây áp suất lên bình không? Nếu có thì áp suất này có giống áp suất của chất rắn không?
Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng màng cao su mỏng.
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
1.Thí nghiệm 1
Màng cao su bị biến dạng chứng tỏ điều gì?
Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
Chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không?
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
1.Thí nghiệm 1
Chất lỏng có gây ra áp suất lên các vật đặt trong lòng nó không? Nếu có thì áp suất này có đặc điểm gì?
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
1.Thí nghiệm 1
2.Thí nghiệm 2
2.Thí nghiệm 2
Lấy một bình hình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời làm đáy. Muốn D đậy kín đáy ống ta phải dùng tay kéo dây buộc đĩa D lên.
Sau đó nhấn bình vào sâu trong nước rồi buông tay kéo sợi dây ra, quay bình theo các phương khác nhau ta thấy đĩa D như thế nào?
Đĩa D trong nước không rời khỏi bình hình trụ.
 Chất lỏng gây ra áp suất lên mọi vật đặt trong lòng nó theo mọi phương.
I. Sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng:
1. Thí nghiệm 1:
2. Thí nghiệm 2:
3. Kết luận:
CÂU HỎI C4
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận sau đây:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên (1)……….bình, mà lên cả (2)………… bình và các vật ở (3)……………chất lỏng.
đáy
thành
trong lòng
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng nó.
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
Việc sử dụng chất nổ để đánh bắt cá
Khi ng­ d©n cho næ m×n d­íi biÓn sÏ g©y ra ¸p suÊt lín, ¸p suÊt nµy truyÒn theo mäi ph­¬ng g©y t¸c ®éng m¹nh trong mét vïng réng lín. D­íi t¸c ®éng cña ¸p suÊt nµy, hÇu hÕt c¸c sinh vËt trong vïng ®ã ®Òu bị chÕt.
- Hủy diệt sinh vật biển.
- Gây ô nhiễm môi trường
TÁC HẠI SỬ DỤNG CHẤT NỔ ĐỂ ĐÁNH CÁ
Nguy hiểm đến tính mạng
BIỆN PHÁP
+ Tuyên truyền người dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
+ Khi phát hiện có người sử dụng chất nổ để đánh bắt cá, kịp thời báo với người lớn.
CHÚ Ý: Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thuỷ sản.

+ Huỷ diệt sinh vật biển.
+ Ô nhiễm môi trường sinh thái.
+ Có thể gây chết người nếu không cẩn thận.
I. Sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng:
1. Thí nghiệm 1:
2. Thí nghiệm 2:
3. Kết luận:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng nó theo mọi phương.
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
II. Công thức tính áp suất chất lỏng:
Diện tích đáy S
Áp suất do chất lỏng gây nên tại đáy bình là:
Chiều cao h
Giả sử có một khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là S, chiều cao là h.
I. Sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng:
1. Thí nghiệm 1:
2. Thí nghiệm 2:
3. Kết luận:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng nó theo mọi phương.
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
II. Công thức tính áp suất chất lỏng:
p = d.h
p: áp suất ở đáy cột chất lỏng ( )

d: trọng lượng riêng của chất lỏng
( )

h: chiều cao của cột chất lỏng (m)
(chính là độ sâu của điểm đó so với
mặt thoáng)
Bài tập: Hãy so sánh áp suất do chất lỏng gây ra tại các điểm A, B, C trên cùng một mặt phẳng nằm ngang?
A
B
C
h
pA = pB = pC= d.h
Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm có cùng độ
sâu h (trên cùng một mặt phẳng nằm ngang) có độ lớn như nhau.
C6.Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải
mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?
Khi lặn sâu, áp suất của nước biển tăng do độ sâu tăng. Vì vậy, người thợ lặn phải mặc áo lặn mới chịu được áp suất lớn. Nếu không sẽ bị tức ngực, khó thở gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hình ảnh tàu ngầm đang nổi trên mặt nước.
Tàu ngầm là loại tàu có thể chạy ngầm dưới mặt nước, vỏ của tàu được làm bằng thép dày vững chắc chịu được áp suất lớn
Hình ảnh tàu ngầm dưới mặt nước.
Cấu tạo của tàu ngầm
Tại sao vỏ của tàu ngầm phải làm bằng thép dày chịu được áp suất lớn?
Vì khi tàu lặn sâu dưới mặt nước áp suất do nước biển gây ra lên đến hàng nghìn N/m2, nếu vỏ tàu không đủ dày và vững chắc tàu sẽ bị bẹp dúm theo mọi phương.
C7: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 0,4m. (Cho dnước= 10000N/m3)
0,4m
h2
Tóm tắt:
h1 = 1,2 m
h2 = h1 – 0,4 = 0,8 m
d = 10 000 N/m3
------------------------------
p1 = ? p2 = ?

Giải:
Áp suất của nước ở đáy thùng là:
p1 = d.h1 = 10000 . 1,2
= 12000 (N/m2)
Áp suất của nước ở điểm cách đáy thùng 0,4m là:
p2 = d. h2 = 10000 . 0,8
= 8000(N/m2)
ĐS: p1 = 12000 N/m2
p2 = 8000 N/m2
- Học bài.
- Làm bài tập trong SBT 8.1-8.12 SBT.
- Chuẩn bị bài mới “Bình thông nhau – Máy nén thủy lực”:
+Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau.
+ Tìm hiểu về máy nén thủy lực trong phần “Có thể em chưa biết”.
Hướng dẫn về nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Bích Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)