Bài 7. Trau dồi vốn từ

Chia sẻ bởi Nguyên Anh | Ngày 08/05/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Trau dồi vốn từ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự giờ thăm lớp
GV: Hoàng Mỹ Đức
Giảng dạy lớp: 9/1

Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
“ Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả.Vì vậy nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.”
(Phạm Văn Đồng, Gĩư gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
(Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng)
* Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để diễn đạt tình cảm của người Việt.
* Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt , phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
Trả lời:

Trau dồi vốn từ
Tiết 37:
1)Ví dụ : Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau:
a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
 Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh (cảnh đẹp)
Tiết37: TRAU DỒI VỐN TỪ
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
b) Các nhà khoa học dự đoán chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
Ước đoán
Phỏng đoán
Ước tính
Tiết37: TRAU DỒI VỐN TỪ
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1)Ví dụ : Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau:
c) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
 …mở rộng quy mô đào tạo…
Tiết37: TRAU DỒI VỐN TỪ
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1)Ví dụ : Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau:
2.Ghi nhớ:
*Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ.
*Để trau dồi vốn từ, cần phải:
-
-Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ
(Dùng từ đúng).
-Biết cách dùng từ (Dùng từ hay)
Tiết37: TRAU DỒI VỐN TỪ
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
B. Tìm từ chính xác nhất ở cột B nối với cột A để tạo thành cụm từ có nghĩa:

bất hảo
bập bẹ
êm dịu

bất hủ
hào hiệp


độc hại
tươi sáng
cao thượng
cao sang
nhỏ nhặt
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
“ Từ lúc chưa có ý thức,cho tới lúc có ý thức chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du.Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người.Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự , một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

1. Ví dụ:
Tiết37: TRAU DỒI VỐN TỪ
Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy”( Cỏ áy bóng tà…) .Chữ “áy” ấy , tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm.Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

Tiết37: TRAU DỒI VỐN TỪ
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
1. Ví dụ:
Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường , ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ “ Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.Nhưng không phải.Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”.Nếu chỉ viết bén duyên không thì còn có thể ngờ, chứ ‘ bén duyên tơ’ thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe , học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm.Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ , đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!”
(Theo Tô Hoài, “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc”…)
Tiết37: TRAU DỒI VỐN TỪ
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
1. Ví dụ:
* Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
*Học hỏi để hiểu thêm những từ mà mình chưa biết.
Trả lời:
Qua đoạn văn trên, tác giả muốn nói điều gì?
Tiết37: TRAU DỒI VỐN TỪ
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
* Bài tập nhanh: Tìm các từ ngữ cùng chỉ một nghĩa có trong các câu thơ sau:
a. Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm
b. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, mấy hàng
c. Nhìn càng lã chã
Rỉ tai, nàng mới giãi lòng thấp cao.
d. Nàng càng như chan
Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây.
châu sa
lệ hoa
giọt hồng
giọt ngọc
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
2.Ghi nhớ:
-Quan sát, học hỏi lời ăn tiếng nói của những người xung quanh.
-Đọc nhiều, nghe nhiều sau đó chắt lọc những lời hay ý đẹp làm thành vốn từ của riêng mình.
Tiết 37: TRAU DỒI VỐN TỪ
* Ghi nhớ chung: (SGK)
1.Muốn sử dụng tốt tiếng Việt trước hết cần trau dồi vốn từ.Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
2.Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết , làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
Tiết 37: TRAU DỒI VỐN TỪ

III. Luyện tập:
Bài tập 8/ SGK*104:
Tìm năm từ ghép và năm từ láy có có yếu tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố khác nhau:
Tiết 37: TRAU DỒI VỐN TỪ
* BT8/SGK: Tìm 3 từ ghép và 3 từ láy có yêú tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố khác nhau:
-Cảm thông
-Thiết tha
-Thương xót
-Ao ước
--Đợi chờ
-Khai triển
-Ca ngợi
-Đấu tranh
-Diệu kỳ
-Cực khổ
-Cầu khẩn
-Nhiệm màu
-Bảo đảm
-Bàn luận
-Than thở
-Hắt hiu
-Hững hờ
-Tả tơi
-Dập dồn
-Tăm tối
-Bềnh bồng
-Mối manh
-Dào dạt
-Đớn đau
*BT củng cố: Chọn từ đúng nhất để điền vào dấu hai chấm trong các câu sau:
1)Im lặng, làm như việc chẳng liên quan gì đến mình:
Mặc nhiên
Mặc niệm
Mặc cả Mặc cảm
2) Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên:
Đề bạt Đề cử Đề đạt
Đề xuất
3) Điều quy định, làm căn cứ để đánh giá:
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Tiêu bản Tiêu đề
4)Kiếm ăn một cách lén lút về ban đêm:
Ăn sương
Ăn năn Ăn vạ Ăn gian
*BT củng cố: Chọn từ đúng nhất để điền vào dấu hai chấm trong các cấu sau:
5)
5) Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế nghiêm trang, lặng lẽ:
Mặc cả Mặc cảm
Mặc niệm
Mặc nhiên
6)Tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để xếp loại:
Tiêu bản Tiêu chí
Tiêu chuẩn
Tiêu đề
7)Cử giữ chức vụ cao hơn:
Đề cử Đề đạt Đề xuất
Đề bạt
8)Cảm thấy ray rứt về lỗi lầm của mình:
Ăn sương Ăn gian
Ăn năn
Ăn vạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyên Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)