Bài 7. Trau dồi vốn từ

Chia sẻ bởi Lê Thị Nhung | Ngày 07/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Trau dồi vốn từ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô
về dự giờ lớp 9A2
Trong bài viết số 1, có bạn viết câu như sau:
Con trâu không chỉ là hình ảnh quen thuộc, gắn bó vơi người nông dân mà nó còn là một sự nghiệp lớn của họ.
Nhận xét về cách dùng từ ngữ của bạn trong câu trên?
 Muốn sử dụng từ chính xác và hiệu quả cần nắm vững nghĩa của từ và không ngừng trau dồi vốn từ.
TRAU DỒI VỐN TỪ
Tiết 36:
Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.
(Phạm Văn Đồng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
 Tiếng Việt là ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt.
 Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt thì chúng ta không ngừng phải trau dồi ngôn ngữ
Ví dụ: Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau:
a. Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
b. Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
c.Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Chọn cách giải thích đúng
Hậu quả là:
a/ Kết quả sau cùng.
b/ Kết quả xấu
Đoạt là:
a/ Chiếm được phần chiến thắng
b/ Thu được kết quả tốt.
Tinh tú là:
a/ Phần tinh khiết và quý báu nhất
b/ Sao trên trời (nói khái quát)
Bài 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt:

Tuyệt (dứt, không còn gì)
+ Tuyệt chủng: mất hẳn nòi giống.
+ Tuyệt giao: cắt đứt giao thiệp.
+ Tuyệt tự: không có người nối dõi.
+ Tuyệt thực: nhịn đói, không chịu ăn để phản đối.
(2) Tuyệt (cực kì, nhất)
+ Tuyệt đỉnh: đỉnh cao nhất, mức độ cao nhất.
+ Tuyệt mật: bí mật tuyệt đối.
+ Tuyệt tác: tác phẩm nghệ thuật đạt tới đỉnh cao.
+ Tuyệt trần: đẹp nhất, không có gì sánh nổi.

Bài 3: Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:
a. Về khuya, đường phố rất im lặng.

b. Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.

c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.

 Thay vào bằng từ: yên tĩnh”, “tĩnh lặng”
 Thay vào bằng từ: “thiết lập”
 Thay vào bằng từ: cảm động, xúc động
Bài 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau:
1. Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết.
2. Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.
3. Thấy: Mình phải đi đến, xem xét mà thấy.
4. Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài.
5. Ghi: Những gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được, thì chép lấy để dùng và viết.
(Hồ Chí Minh, Cách viết trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Dựa theo ý kiến trên, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ.
- Ghi: Ghi lại những từ đã nghe, đã đọc được để ghi nhớ, tích lũy vốn từ.
Cách thực hiện để trau dồi vốn từ:
- Nghe: Quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngày của những người xung quanh, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Hỏi: Gặp từ ngữ khó, không giải thích được có thể tra từ điển, hỏi người khác (thầy cô giáo).
- Thấy, xem: Đọc sách báo, nhất là các tác phẩm văn học của các nhà văn nổi tiếng.
Bài 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Đồng nghĩa với “nhược điểm” là …..
b. “Cứu cánh” nghĩa là ….
c. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là ….
d. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là …
e, Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là …..
điểm yếu
mục đích cuối cùng.
đề đạt.
láu táu.
hoảng loạn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)