Bài 7. Mã Giám Sinh mua Kiều

Chia sẻ bởi Ngyuen Thuy Hang | Ngày 08/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kính chào
Qúy thầy cô
cùng các em học sinh đến dự tiết học!
Kiểm tra bài cũ

Hãy đọc 6 câu thơ đầu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du) và cho biết nội dung đoạn trích?
ĐÁP ÁN

Sáu câu thơ

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dăm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.


Đoạn thơ nói về hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều
- Không gian trước lầu Ngưng Bích mênh mông “non xa, trăng gần, cát vàng, cồn nọ”… nhưng thiếu vắng con người.
- Nàng Kiều chỉ biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya”.
- Qua từ “khóa xuân”, “bẽ bàng”, cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng, thật cô đơn, tội nghiệp.

Giới thiệu bài
Tuần 8, Tiết 36
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
(Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du







I. Giới thiệu
1. Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán min để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai họa. Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Mã Giám Sinh – kẻ buôn người
- Về ngoại hình, hành động:
+ Cách ăn mặc “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” thật lố lăng, không phù hợp với cái tuổi đã ngoài bốn mươi.
+ Cách nói năng thì cộc lốc, vô lễ: “Hỏi tên, rằng…- Hỏi quê, rằng…”, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi.


+ Cử chỉ, thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn láo: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”.
- Về bản chất, tính cách:
+ Giả dối từ lai lịch xuất thân đến tướng mạo, tính danh, ra vẻ thư sinh phong lưu, lịch sự mà “Trước thầy sau tớ xôn xao” rất láo nháo.
+ Bản chất vì tiền của Mã Giám Sinh được bộc lộ qua cảnh mua bán Thúy Kiều.



+ Bất nhân trong hành động là xem Kiều như một đồ vật mua bán, cân đong, đo đếm cả nhan sắc và tài hoa: “Đắn đo cân sắc cân tài”

+ Hành động càng keo kiệt, đê tiện hơn khi “Cò kè bớt một thêm hai”.

→ Bằng nét bút hiện thực, ngôn ngữ miêu tả trực diện, Mã Giám Sinh hiện lên thật cụ thể, sinh động. Đồng thời mang ý nghĩa khái quát về một loại người giả dối, vô học, bất nhân.

2.Thúy Kiều – nạn nhân

- Kiều là một món hàng đem bán. Nàng “ngại ngùng” trong mỗi bước đi, “thẹn” trước hoa, “mặt dày” trước gương.
- Nàng ý thức được nhân phẩm của mình. Do đó, nàng đau đớn, tái tê “Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”.

3.Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
- Tác giả cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thúy Kiều.
- Thái độ của Nguyễn Du là tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người thể hiện qua lời nhận xét: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”.
III. Tổng kết

Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
(Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê rằng:“Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Qúa niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẫn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sổ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử tài quạt thơ.
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Mối rằng: “Gía đáng nghìn vàng,
Dớp nhà nhờ lượng người thơưng dám nài!
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Sđd)
Cho học sinh giải từ khó:
- Viễn khách: khách ở phương xa
- Vấn danh : hỏi xin cưới
- Mã Giám Sinh: giám sinh họ Mã. Giám Sinh là tên gọi học trò ở trường Quốc Tử Giám, trường lớn ở kinh đô thời xưa. Giám Sinh cũng có khi chỉ chức giám sinh người ta mua của triều đình.
- Tứ tuần: bốn mươi tuổi
- Dợn gió: có cảm giác sợ gió, ngại gió
- Ngừng: nhìn, ngắm
- Ép cung cầm nguyệt: ép gãy đàn
- Thử tài quạt thơ: thử tài làm thơ và yêu cầu Kiều đề thơ lên quạt
Mua ngọc đến Lam Kiều: Lam Kiều là tên một cái lầu ở huyện Lam Điền, nơi sản xuất ngọc quý. Ý nói đến đây cốt để mua được người đẹp.
Sính nghi: đồ dẫn cưới
Dớp nhà: nhà gặp vận đen, nhà đang mắc gian truân

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần nào của Truyện Kiều?
TL:
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán min để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai họa. Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều.

Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh?
- Gợi ý:
+ Về ngoại hình, hành động: cách ăn mặc, cách nói năng, cử chỉ, thái độ…
+ Về bản chất, tính cách: tính chất bất nhân, tính chất con buôn vì tiền, sự giả dối…)

Cách ăn mặc của Mã Giám Sinh như thế nào? Ăn mặc như thế có phù hợp không? Vì sao?
TL
Cách ăn mặc “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” thật lố lăng, không phù hợp với cái tuổi đã ngoài bốn mươi.

Cách nói năng như thế nào?
TL:
Cách nói năng thì cộc lốc, vô lễ: “Hỏi tên, rằng…- Hỏi quê, rằng…”, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi.

Cử chỉ, thái độ thì ra sao?
TL:
Cử chỉ, thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn láo: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”.
Bản chất giả dối của Mã Giám Sinh thể hiện ở chi tiết nào?
TL:
Giả dối từ lai lịch xuất thân đến tướng mạo, tính danh, ra vẻ thư sinh phong lưu, lịch sự mà “trước thầy sau tớ xôn xao” rất láo nháo.
Bản chất vì tiền của Mã Giám Sinh được bộc lộ qua cảnh nào?
TL:
Bản chất vì tiền của Mã Giám Sinh được bộc lộ qua cảnh mua bán Thúy Kiều.

Điều bất nhân nào thể hiện trong cảnh mua bán này nữa?


TL:
Bất nhân trong hành động là xem Kiều như một đồ vật mua bán, cân đong, đo đếm cả nhan sắc và tài hoa: “Đắn đo cân sắc cân tài”

Không chỉ thế, khi mua bán hắn còn có thêm hành động khác, đê tiện hơn. Đó là hành động nào?
TL:
Hành động càng keo kiệt, đê tiện hơn khi “Cò kè bớt một thêm hai”.

Từ đó, em hình dung Mã Giám Sinh qua ngòi bút hiện thực của tác giả như thế nào?








TL:
→ Bằng nét bút hiện thực, ngôn ngữ miêu tả trực diện, Mã Giám Sinh hiện lên thật cụ thể, sinh động. Đồng thời mang ý nghĩa khái quát về một loại người giả dối, vô học, bất nhân.






Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều?

- Gợi ý:

Tình cảnh của Kiều lúc này như thế nào? Tìm chi tiết minh họa.



TL:
Kiều là một món hàng đem bán. Nàng “ngại ngùng” trong mỗi bước đi, “thẹn” trước hoa, “mặt dày” trước gương.

Vì sao, nàng đau đớn tái tê?
TL:
Nàng ý thức được nhân phẩm của mình. Do đó, nàng đau đớn, tái tê “Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”.











Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích?
Gợi ý:
Trước tình cảnh con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Tấm lòng tác giả như thế nào?
TL:
Tác giả cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thúy Kiều.
Đối với bọn người bất nhân, tàn bạo, tác giả có thái độ như thế nào?
TL:
Thái độ của Nguyễn Du là tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người thể hiện qua lời nhận xét: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”.
Qua đoạn trích em hiểu được gì về nội dung cũng như phần nghệ thuật ?
TL:
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
CỦNG CỐ
- Em hiểu được điều gì từ nhân vật Mã Giám Sinh?

- Còn Thúy Kiều là người phụ nữ như thế nào?

- Thái độ của Nguyễn Du đối với các nhân vật trong đoạn trích ra sao?
DẶN DÒ
Về nhà học đoạn trích và học nội dung bài
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngyuen Thuy Hang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)