Bài 7. Mã Giám Sinh mua Kiều

Chia sẻ bởi Bùi Thanh Gòn | Ngày 08/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục và đào tạo lộc hà
Trường THCS Tân Vịnh
Ngữ văn 9
Tiết 31. Mã Giám Sinh mua Kiều
Giáo viên: Bùi Thanh Gòn
Tiết 31. Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều.
( Trích truyện Kiều- Nguyễn Du)
Đọc- Tìm hiểu chung.
Đọc
Tìm hiểu chung.
+ ? Vị trí của văn bản:
Phần thứ hai của truyện Kiều(Gia biến và lưu lạc
+ ?Phương thức biểu đạt:
Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm.
+ Giải thích các chú thích số: (1), (2), (3), (7), (9).
Viễn khách:
Khách ở xa đến.
+ Giải thích các chú thích số:
(2) Mã Giám Sinh:
Giám sinh họ Mã . Giám sinh là tên gọi học trò ở Quốc tử giám, trường lớn ở kinh đô thời xưa. Giám sinh cũng có khi chỉ chức giám sinh người ta mua của triều đình.
(3) Tứ tuần:
Bốn mươi tuổi
(7) ép cung cầm nguyệt:
ép gãy đàn
(9) Sính nghi:
Đồ dẫn cưới. Theo tục lệ cũ, nhà gái buộc nhà trai phảiđưa nhiều đồ lễ đến mới cho cưới, đồ lễ ấy gọi đồ dẫn cưới.
2. Tìm hiểu chung.
+ ? Chủ đề :
Đoạn trích nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều. Qua đó phơi bày bản chất con buôn của Mã Giám Sinh và nỗi đau đớn tủi nhục của Thúy Kiều.
+ ? Bố cục:
Ba phần
-P1: 10 câu đầu: Sự xuất hiện của Mã Giám Sinh
-P2: 12 câu tiếp: Cuộc mua bán người.
- P3: 4 câu cuối: Kết thúc cuộc mua bán.
II- Tìm hiểu chi tiết.
Bản chất của Mã Giám Sinh:
+ ? Lai lịch và lời nói:
" Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
" Hỏi tên rằng: "Mã Giám Sinh"
Hỏi quê rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần"
?Tìm những chi tiết trong đoạn thơ gợi lên lai lịch của Mã Giám Sinh.
Người viễn khách > < Huyện Lâm Thanh cũng gần
?Những Chi tiết ấy cho em biết gì về lai lịch của Mã Giám Sinh?
=> ? Lai lịch không rõ ràng, không minh bạch, mờ ám.
? Hai câu thơ sau miêu tả lời nói của Mã Giám Sinh như thế nào?
" Hỏi tên rằng:.......hỏi quê rằng:.........."
=>? Lời nói ngắn củn, cộc lốc, không lễ phép

1. Bản chất của Mã Giám Sinh:

? Lời nói Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào .
Vi phạm phương châm lịch sự.
+ ? Dáng vẻ:
? Hãy tìm những câu thơ nói lên dáng vẻ Mã Giám Sinh.
" Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao"
? Hai câu thơ nói gì về dáng vẻ của MGS.
=> ? Tuổi đã ngoài bốn mươi, mày râu đã nhẵn nhụi. Nhưng ăn mặc chải chuốt, bóng bẩy, không đứng đắn.
? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Mã Giám Sinh.
? Ăn mặc như một gã trai lơ, không phù hợp với tuổi tác.
1. Bản chất của Mã Giám Sinh:

+ ? Hành vi:
"Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra"
? Tìm những từ ngữ đặc sắc trong đoạn thơ gợi tả hành vi của Mã Giám Sinh.
"... thầy....tớ lao xao,...ngồi tót sỗ sàng"
? Từ đó em thấy hành vi của Mã Giám Sinh như thế nào.
? Một bầy gây lộn xộn ầm ỉ, không nề nếp. Mã Giám Sinh nhảy lên ghế trên ngồi " ngồi tót"
? Hành vi ấy là hành vi của những con người như thế nào?
? Vô văn hóa, mất lịch sự.
Bản chất của Mã Giám Sinh.

+ Cho những câu thơ sau:
- Miêu tả nhân vật Kim Trọng:
" Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa"
- Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh:
" Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra"
? Em hãy so sánh nghĩa của hai từ " Tót" trong những câu trên?
- Tót 1( tót vời): Tuyệt vời
-Tót 2 ( ngồi tót sỗ sàng): Nhảy nhanh ngồi tót lên ghế trên.
1. Bản chất của Mã Giám Sinh.
? Em có nhận xét gì về bút phát nghệ thuật và việc sử dụng các từ ngữ qua đoạn thơ ? Bút pháp ấy đã lột tả gì về bản chất của Mã Giám Sinh?
=> KL ? Bút pháp tả thực, cùng các từ tượng hình, tượng thanh(nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao, sỗ sàng" làm cho MGS hiện lên là kẻ giả dối, lố bịch,vô học, mất lịch sự, kém văn hóa.
Quan sát chân dung nhân vật Mã Giám Sinh và nêu suy nghĩ của em?
Nhân vật Mã Giám Sinh
- Lai lịch không rõ ràng, không minh bạch.
- Lời nói: Ngắn củn, cộc lốc, không lễ phép
- Dáng vẻ không phù hợp với tuổi tác.
Hành vi: Lộn xộn ầm ỉ, không nề nếp.

=> KL: MGS hiện lên là kẻ giả dối, lố bịch,vô học, mất lịch sự, kém văn hóa.




2. Cuộc mua bán người và tâm trạng của Thúy Kiều
a. Cuộc mua bán:
" Đắn đo cân sắc cân tài
ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ"
? Hai câu thơ diễn tả điều gì trước khi đi vào cuộc mua bán .
=>? Bắt Thúy Kiều đánh đàn, làm thơ để thử tài
Mã Giám Sinh, Thúy Kiều, mụ mốn chuẩn bị thử tài.
2.Cuộc mua bán và tâm trạng của Thúy Kiều
? Kẻ mua người tỏ thái độ gì khi thử tài xong?
" Mặn nồng một vẻ một ưa
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu"
? Kẻ mua người hài lòng với sắc và tài của Thúy Kiều.
? Khi hài lòng với món hàng Mã Giám Sinh đã làm gì.
? Trả giả, nâng lên, hạ xuống "Cò kè bớt một thêm hai"
? Từ " cò kè, bớt...thêm..." cho em hiểu gì thêm về bản chất của Mã Giám Sinh.
MGS là kẻ keo kiệt, bủn xỉn, làm việc tỉ mỉ, tính toán chi li, có dự tính trước.


2.Cuộc mua bán và tâm trạng của
Thúy Kiều
? + Kết quả cuộc mua bán:
? Kết quả của cuộc mua bán như thế nào?
=>? Kết quả bán với giá:Bốn trăm lạng vàng.
? Qua cuộc mua bán người, em hãy khái quát về bản chất của mã Giám Sinh.
Mã Giám sinh bất nhân, keo kiệt. Lỗ rõ bản chất của kẻ buôn người chuyên nghiệp.

Quan sát bức tranh, cho biết bức tranh diễn tả điều gì?
Bức tranh diễn tả cuộc mua bán người.

- MGS bắt Thúy Kiều đánh đàn, làm thơ để thử tài
- Kẻ mua người hài lòng với sắc và tài của Thúy Kiều.
- Trả giả, nâng lên, hạ xuống "Cò kè bớt một thêm hai"
- Kết quả bán giá:Bốn trăm lạng vàng.
=> KL: MGS là kẻ keo kiệt, bủn xỉn, bất nhân. Lỗ rõ bản chất của kẻ buôn người chuyên nghiệp.
2. Cuộc mua bán và tâm trạng của Thúy Kiều
b. Tâm trạng của Thúy Kiều.
"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
................................................"
? So sánh nghĩa của từ hoa trong(thềm hoa) và hoa trong ( lệ hoa).
Hoa ( thềm hoa) : Hoa thiên nhiên, cánh hoa rơi đầy thềm.
Hoa (lệ hoa) : Nước mắt của thúy Kiều.
? Từ đó, em hiểu câu thơ nói gì về Thúy Kiều.
=> Mỗi bước chân đi là rơi biết bao giọt nước mắt.
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai câu thơ.
? Bút pháp ước lệ, so sánh bóng bẩy.
? Bút pháp nghệ thuật ấy làm nỗi bật gì về tâm trạng Thúy Kiều?
=> Thân phận tàn tạ, đau đớn, xót xa.

b. Tâm trạng của Thúy Kiều.
? Dựa vào phần hai đoạn trích, em hãy tìm xem có những câu thơ nào miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều nữa không.
" Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày"
..........................................
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai"
? Những chi tiết nào trong câu thơ diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều? Em hãy nhận xét.
+ "....Bóng thẹn....mặt dày"
-> ? Hổ thẹn trong lòng, không dám ngước mặt lên.
+ "...buồn như cúc...gầy như mai"
-> ? Dáng vẻ tiều tụy vô hồn.
? Qua đó cho em hãy khái quát về tâm trạng của Thúy Kiều qua cuộc mua bán ?
=> ? KL: Tâm trạng đau buồn, xấu hổ, tiều tụy, vô hồn.


2. Cuộc mua bán và tâm trạng của
Thúy Kiều
b. Tâm trạng của Thúy Kiều.
+ Thái độ của tác giả qua cuộc mua bán?
? Thái độ tác giả: Căm tức bọn buôn người. Đồng thời xót thương, cảm thông sẻ chia với cảnh ngộ của Thúy Kiều.
Thúy Kiều-Nạn nhân cuộc mua bán
- Buồn về gia sự ( việc nhà)
- Thúy Kiều trở thành một món hàng mua bán .
- Nàng hổ thẹn trong lòng, không dám ngước mặt lên.
Dáng vẻ tiều tụy vô hồn.

=> KL: Tâm trạng đau buồn, xấu hổ, tiều tụy, vô hồn.
III- Tổng kết.
Nghệ thuật:
? Qua đoạn trích em thấy tác giả Nguyễn Du đã thành công với nghệ thuật gì?

Bút pháp tả thực xen lẫn ước lệ
Xây dựng khắc họa nhân vật
Kết hợp các phương thức biểu đạt
......................................................
III- Tổng kết.
2. Nội dung:
? Qua đoạn trích em thấy được gì về thái độ, tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Du?
Căm tức bọn buôn người bất nhân, tàn bạo.
Xót thương cảnh ngộ của Thúy Kiều
Bức tranh xấu xa của xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ.


IV- Luyện tập.
Bài tập 1. Dựa vào đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều". Hãy viết một đoạn văn ngắn(5 đến 7 câu) kể lại cuộc mua bán người.
Bài viết tham khảo:


Sau khi gia đình Kiều bị vu oan. Kiều Quyết định bán mình để cứu cha và em khỏi tai họa. Kẻ tìm đến mua Kiều là Mã Giám Sinh, anh chàng mang danh học sinh trường Quốc Tử Giám bảnh bao. Tuổi đã ngoài bốn mươi tuổi đã khoác lên câu chuyện mua bán các mác hỏi vợ. Kiều trở thành món hàng để đắn đo, cò kè. Cuối cùng Mã Giám Sinh đã mua được Kiều với giá bốn trăm lạng vàng.
Tiết 31. Mã Giám Sinh mua Kiều.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Đọc- Tìm hiểu chung.
Đọc
Tìm hiểu chung.
Tìm hiểu chi tiết.
Bản chất của Mã Giám Sinh
Cuộc mua bán và tâm trạng Thúy Kiều
Tổng kết:
Nghệ thuật
Nội dung
Luyện tập:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thanh Gòn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)