Bài 7. Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Chia sẻ bởi Vũ Thị Ngọc | Ngày 03/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 28
Tập làm văn
Luyện tập
viết đoạn văn tự sự
kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Câu 2:
Đọc đoạn văn tự sự ngắn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm kể lại việc em cùng bạn bắt đầu tham gia một tiết mục văn nghệ trước toàn trường khi lớp em trực tuần.
(Bài đã làm ở nhà)
Kiểm tra bài cũ
Câu 1:
Thế nào là sự kết hợp giữa yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự? Nêu tác dụng?
3- Đọc thuộc ghi nhớ SGK trang 81
về tình thái từ
* Đọc đoạn đối thoại ngắn- chủ đề “vệ sinh lớp học” trong đoạn em có sử dụng tình thái từ.
(Bài đã làm ở nhà)
I- Sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì? Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự là gì?
a/ Sự việc: Gồm một hoặc nhiều các hành vi , hành động…đã xẩy ra, cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để những người khác cùng được biết.
b/ Nhân vật chính: Là chủ thể của hành động hoặc là một trong những người chứng kiến sự việc đã xẩy ra.
c/ Yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp đẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi, sinh động.
* Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể nhiều hay ít; đậm hay nhạt; nhưng nó chỉ có vai trò bổ trợ cho sự việc, nhân vật chính.
Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước?
Nhiệm vụ của mỗi bước là gì?
II- Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự
1- Lựa chọn sự việc chính:
- Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.
Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ tết.
(Chọn một trong ba sự việc trên)
2- Lựa chọn ngôi kể:
Ngôi thứ nhất số ít (xưng : tôi, mình, tớ, em, anh, chị…)
Ngôi thứ nhất số nhiều (xưng: chúng tôi, chúng ta, bọn mình…)
Ngôi thứ ba(người kể giấu mình)
3- Xác đinh thứ tự kể:
a/ Khởi đầu(lời mở đầu có thể là cảm tưởng nhận xét, hành động):
Ví dụ sự việc 1:
Em ngồi thẫn thờ trước lọ hoa đẹp vừa bị vỡ tan…Chỉ vì một chút vội vàng mà em đã phải trả giá bằng sự tiếc nuối , ân hận…
Thế là cái lọ hoa mà bố em rất thích đã bị vỡ tan. Chắc bố em sẽ buồn lắm!...
Huỵch một cái, em bị vấp ngã không sao gượng lại được. Cái lọ hoa ở trên tay em bị văng ra , vỡ tan thành từng mảnh.
a/ Diễn biến:(Kể lại sự việc một cách chi tiết, có xen miêu tả và biểu cảm):
Những mảnh vỡ tung ra khắp sàn nhà, có mảnh lấp lánh dưới gầm bàn, có mảnh văng vào tận chân tủ…
Ngắm nghía, mân mê những mảnh vỡ có hoa văn đẹp…nghĩ tới gương mặt buồn , tiếc của bố(chị hoặc mẹ)
Thu don, nhặt nhạnh, tìm cách sửa lại…
c/ Kết thúc:
- Suy nghĩ , cảm xúc của bản thân, thái độ , tình cảm của người thân.
- Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận .
4- Xác đinh liều lượng các yếu tố miêu tả, biểu cảm:
a/ Miêu tả: hình dáng, mầu sắc, chất liệu, vẻ đẹp của lọ hoa…
b/ Biểu cảm: Suy nghĩ, tình cảm, sự trân trong, ngưỡng mộ, sự nuối tiếc, ân hận.
5- Viết thành đoạn văn;
Xác định cấu trúc đoạn (điễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp…)
Viết câu mở đoạn và các câu khai triển theo cấu trúc đã chọn.
kiểm tra tính liên kết, mạch lạc của các câu, các đoạn đã viết song.
III-Luyện tập
1- Bài tập 1 SGK trang 84
Thực hiện trong thời gian 10 phút
2- Bài tập 2 SGK trang 84
Thực hiện trong thời gian 5 phút
Trình bầy ý kiến nhận xét trước lớp
* Củng cố:
Đọc phần đọc thêm trang 84- 85
IV- Hướng dẫn về nhà :
- Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật song song và tương phản trong “Đánh nhau với cối xay gió”
- Chuẩn bị học bài “Chiếc lá cuối cùng”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)