Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Khanh | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KiỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Trích: Truyện Kiều – Nguyễn Du
Thúy Kiều - người con gái tài, sắc vẹn toàn, là hiện thân của vẻ đẹp xuất chúng, tài năng siêu phàm nhưng cũng là hiện thân của sự đau khổ khi nhân phẩm bị trà đạp.
-Thúy Kiều - người con gái tài, sắc vẹn toàn, là hiện thân của vẻ đẹp xuất chúng, tài năng siêu phàm nhưng cũng là hiện thân của sự đau khổ khi nhân phẩm bị trà đạp.
Nàng là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ bất hạnh trong văn học trung đại.
-Kiều chịu hai bi kịch thương tâm:
+Phải tự bán mình là bi kịch con người lương thiện bị trà đạp thô bạo, bậc tuyệt thế giai nhân mà bị biến thành món hàng cho bọn bất lương vày vò, cho đồng tiền dơ bẩn thao túng.
+Đó là bi kịch tài hoa bị vùi dập thảm thương.
Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc, tài, tình, mệnh. Chân dung của nàng là chân dung mang tính cách số phận.
-Trích đoạn: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động, tả tâm trạng Thúy Kiều ở nhiều cung bậc. Đây cũng là đoạn trích hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:
“Trước lầu Ngưng Bích Khóa xuân.
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya.
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai.
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới xa.
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu.
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh?
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi?”
-Khóa xuân: Khóa kín tuổi thanh xuân, ý nói Kiều đang bị giam lỏng.
-Quạt nồng ấp lạnh: mùa hè, trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ
mùa đông trời lạnh giá thì nằm trước trong giường ấp chăn chiếu để chỗ nằm ấm sẵn.
Ý nói về sự lo lắng không biết ai là người phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.
-Sân Lai: Chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều.
-Gốc tử (cây thị): Ý nói thời gian chảy trôi, cha mẹ đã già.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Vị trí đoạn trích:
-Em hãy cho biết trích đoạn “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” nằm ở phần nào trong bố cục tác phẩm?
+Đoạn trích: “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” nằm ở phần 2: Gia biến và lưu lạc.
Sau khi Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiều, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự vẫn.
Tú Bà sợ mất vốn liếng bèn lựa lời khuyên giải, dụ giỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang hứa hẹn khi bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở Lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện, tàn bạo hơn.
2.Bố cục:
-Trích đoạn chia làm mấy phần? đặt nhan đề cho từng phần?
+ 3 phần:
Phần 1: Khung cảnh trước Lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
Phần 2: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
Phần 3: Cảnh nhuốm màu tâm trạng của Kiều.
3.Phân tích:
a.Khung ảnh trước Lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều:
-Em hãy cho biết Tú Bà đưa Kiều ra ở Lầu Ngưng Bích với mục đích gì?
+Giam lỏng nàng.
-Khi ở trong hoàn cảnh như vậy Kiều đã có tâm trạng gì?
+Buồn
-Cảnh vật trước Lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cái nhìn của ai? Đó là bức tranh như thế nào?
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
+Cảnh thiên nhiên ở Lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cái nhìnàgsaegwe của Kiều, đây là cảnh đẹp, nên thơ, thoáng đãng nhưng đượm buồn đúng như Nguyễn Du đã nói:
-Bức tranh thiên nhiên trước Lầu Ngưng Bích được miêu ta bằng những hình ảnh thiên nhiên nào?
+Non xa.
+Trăng gần.
+Cồn cát vàng.
+Bụi hồng.
+Mây
-Những hình ảnh thiên nhiên này được miêu tả ở những góc độ, vị trí nào?
+Cảnh được miêu tả ở góc độ xa, gần, rộng.
-Em có nhận xét gì về không gian trước Lầu Ngưng Bích?
+Không gian cao, xa, rộng lớn, thoáng đãng, mênh mông.
-Em có cảm nhận gì về cảnh vật thiên nhiên nơi đây?
+Cảnh gợi sự hưu quạnh, hoang vắng, rợn ngợp, lạnh lẽo, thiếu vắng sự sống của con người, thiên nhiên không có sự quất quýt thân mật hữu tình.
-Cảnh vật thiên nhiên rộng lớn bốn bề hoang vắng ấy gợi cho Kiều những cảm xúc gì?
+Con người cảm thấy bé nhỏ, cô đơn, lẻ loi, bơ vơ, trống vắng.
-Cụm từ “Mây sớm, đèn khuya” cho em hiểu thêm điều gì về cảnh ngộ của Thúy Kiều?
+Kiều bị giam hãm trong không gian, thời gian chật hẹp, tù túng, sớm và khuya, ngày và đêm nàng chỉ biết bầu bạn với mây, với đèn. Nghĩa là nàng đang rơi vào cảnh ngộ cô đơn tuyệt đối.
Vì vậy “bẽ bàng” là tâm trạng ngổn ngang rối bời, thấm thía xót xa cho thân phận lẻ loi, cô độc.
(Sự không giao hòa, không ngang bằng, không xứng đôi giữa người và cảnh mới chắt gạn được những xót xa thầm kín, mới thực sự vò xé tâm can : “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”).
-Bức tranh Thúy Kiều trước Lầu Ngưng Bích được Nguyễn Du sử dụng bút pháp nghệ thuật nào?
+Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời.
Đinh ninh hai miệng một lời song song”
b. Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều.
*Nhớ Kim Trọng:
Nỗi nhớ đầu tiên Kiều đã nhớ những kỷ niệm gì?
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”
+Nhớ lời thề đôi lứa hẹn ước dưới trăng:
(Thực sự Kiều và Kim Trọng đã cùng thề nguyền, đính ước, có vật giữ làm tin: kim thoa và khăn hồng. Đây là mối tình trong trắng như hoa lê mùa xuân).
-Nhớ về người yêu, nàng đã có những tưởng tượng như thế nào về chàng Kim?
“Tim sương luống những dày trông mai chờ”
+Tưởng tượng Kim Trọng đang ngày đêm đau đáu ngóng tin nàng mà uổng công vô ích.
(Trước lúc Kim - Kiều chia tay, Kim Trọng đã ngập ngừng căn dặn Kiều:
“Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời”
Vậy mà “lời hoa chưa ráo chén vàng” Kiều đã trở thành kẻ phản bội.
-Theo em ở hai câu thơ:
“Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
+Quên bản thân mình để vì người khác.
Đã bộc lộ những suy tư, trăn trở gì trong nội tâm Kiều?
+Kiều tự trách mình đã bội ước, phụ bạc người tình, cảm giác tội lỗi ấy càng dâng lên, uất nghẹn bật lên không kìm giữ.
-Theo em, cụm từ “Tấm son” ta nên hiểu như thế nào?
+Có hai cách hiểu:
Tấm lòng yêu thương, thủy chung của Kiều với Kim Trọng.
Sự trong trắng của đời người con gái đã bị vùi dập, hoen ố, không bao giờ gột rửa được.
-Trong tình yêu, Kiều là người như thế nào?
+Thủy chung.
-Bằng việc sử dụng điển cố “Sân lai, gốc tử” Nguyễn Du đã đặc tả những suy nghĩ gì của Kiều về gia đình, cha mẹ?
*Nhớ cha mẹ:
-Tìm từ bộc lộ tâm trạng Kiều khi nhớ về cha mẹ?
+Xót: xót xa, băn khoăn, day dứt, thương nhớ, dằn vặt.
-Hình ảnh cha mẹ được Kiều liên tưởng ra sao?
+“Xót người tựa cửa hôm mai”
+Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng trông tin con, trông mong sự đỡ đần - một hình ảnh như chạm khắc vào thời gian với sự héo hon trông đợi.
“Quạt nồng ấp lạnh”: Xót xa khi cha mẹ tuổi già sức yếu nàng không được tự tay chăm sóc, nâng giấc cho người.
+Kiều tưởng tượng cảnh nơi quê nhà đã đổi thay rất nhiều, trải qua bao mưa nắng, thời gian chảy trôi, cha mẹ ngày một thêm già yếu.
-Đối với cha mẹ Kiều là người như thế nào?
+Hiếu thảo.
(Trong Truyện Kiều nhiều lần Nguyễn Du viết về nỗi nhớ của nàng Kiều nhưng chưa lần nào ông viết dài, cảm động như lần này. Điều đó muốn nhấn mạnh tấm lòng hiểu thảo, thủy chung của nàng Kiều hơn nữa trong cảnh ngộ Kiều đang ở Lầu Ngưng Bích là người đáng thương nhất nhưng nàng quên bản thân mình, luôn hướng về người khác. Đó là đức hy sinh cao cả).
-Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào khi đặc tả tâm trạng nhân vật?
+Nghệ thuật độc thoại nội tâm bộc lộ các cung bậc, trạng thái tình cảm nhiều chiều.
-Có ý kiến cho rằng: “Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ về cha mẹ sau là chưa phải đạo làm con, đặt chứ tình lên trên chữ hiếu”. Quan niệm của em về vấn đề này như thế nào?
+Trong cảnh cô đơn ấy, Kiều nhớ người yêu và người thân. Nguyễn Du đã khéo léo để Kiều nhớ Kim trước, nhớ cha mẹ sau. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi: Trong cơn gia biến, Kiều đã giải bài toán “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”, nàng đã làm xong bổn phận tròn chữ hiếu – hy sinh bản thân mình để cứu gia đình nhưng chữ tình còn đang dang dở, việc nhớ người yêu trước phù hợp với quy luật tâm lý tuổi trẻ.
+Miêu tả nội tâm bằng nghệ thuật độc thoại.
4.Tổng kết:
a.Nội dung:
Em hãy nêu giá trị nội dung của trích đoạn: “Kiều ở Lầu Ngưng Bích”
+Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng Kiều.
+Đồng cảm xót thương số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+Đề cao vẻ đẹp đức hạnh của người phụ nữ.
b.Nghệ thuật:
-Nêu những thủ pháp nghệ thuật đã sử dụng thành công trong trích đoạn “Kiều ở Lầu Ngưng Bích”?
+Tả cảnh ngụ tình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Khanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)