Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Huyến | Ngày 08/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thanh nhàn
Trường THCS Trực phú

Ngữ văn 9
Tiết 31:
Kiều ở lầu ngưng bích
Câu hỏi kiểm tra bài cũ

ở các tiết học trước các em đã được tìm hiểu 2 đoạn trích của " Truyện Kiều" là "Chị em Thuý Kiều" và " Cảnh ngày xuân", em hãy cho biết nét nghệ thuật độc đáo trong ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học?

Đáp án:
- Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" Nguyễn Du đã thành công ở nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
- Đoạn trích " Cảnh ngày xuân" Nguyễn Du lại thành công ở bút pháp miêu tả cảnh và bút pháp miêu tả cảnh để làm nổi bật tâm trạng.
* Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
* Hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, đượm buồn
nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả cảnh, miêu tả tâm trạng.
Tâm trạng lẻ loi, cô đơn, và nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ da diết, nỗi buồn triền miên không lối thoát của Kiều.
* Chú thích: SGK/94
* Bố cục:
+ 6 câu đầu: Tâm trạng của Kiều khi ngắm cảnh
lầu Ngưng Bích.
+ 8 câu giữa: Nỗi nhớ người thân của Kiều .
+ 8 câu cuối: Nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về mình.
* Phương diện miêu tả: Nội tâm.
* Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
* Nội dung đoạn trích:
* Ngôn ngữ nhân vật: Độc thoại.

- Bầu trời
Vẻ non xa
Tấm trăng gần
ở chung

- Mặt đất
Cát vàng
Bụi hồng
Bốn bề bát ngát
Kiều đang ở trên lầu cao cách xa mặt đất
Không gian rộng lớn mênh mông
Cảnh thiên nhiên đẹp, nên thơ, mênh mông, hoang vắng.
* Cảnh:
- Vẻ non xa / tấm trăng gần.
Cát vàng cồn nọ / bụi hồng dặm kia.
Diễn tả tâm trạng ngổn ngang, bề bộn của Kiều.
* Tình:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.
* Nghệ thuật: - Từ láy "bẽ bàng".
- Thành ngữ "mây sớm đèn khuya".
- Nghệ thuật so sánh: "như chia tấm lòng".
- Cách ngắt nhịp 2/2 (nửa tình/ nửa cảnh...)
- Bẽ bàng.
- Cách ngắt nhịp 2/2
(nửa tình / nửa cảnh....)
Kiều xấu hổ, tủi thẹn, bẽ bàng, cô đơn, sầu thương.
Kiều cô đơn, buồn tủi, ngổn ngang trăm mối, sầu thương và vô duyên trước cảnh đẹp.
* Nỗi nhớ Kim Trọng
- Tưởng nhớ tới đêm trăng thề nguyền.
- Nhớ thương Kim Trọng đang ngày đêm chờ mong tin tức.
- Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
- Nàng xót thương cho tình cảnh bơ vơ, trơ trọi nơi góc bể, chân trời.
- Nàng tự thú nhận không bao giờ quên được hình ảnh chàng Kim Trọng.
Nỗi nhớ Kim Trọng là nỗi nhớ day dứt về những kỷ niệm không phai của mối tình đầu.
* Nỗi nhớ cha mẹ
- Xót thương.

- Hình dung.
Hình ảnh cha mẹ già nua, sớm hôm tựa cửa trông mong tin tức của Kiều
- "Xót".

- Thành ngữ: "Quạt nồng, ấp lạnh".
Diễn tả tình cảm của Kiều đối với cha mẹ thật cảm động.
- Điển cố: "sân Lai"; "gốc tử".
Tâm trạng nhớ thương lòng hiếu thảo của Kiều.
Kiều: - Là người sống trọn nghĩa, vẹn tình.
Nỗi nhớ cha mẹ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi của một người con có hiếu.
- Là người giàu lòng vị tha, luôn luôn quan tâm đến người khác hơn bản thân mình.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Nghệ thuật: - Điệp ngữ "buồn trông": 4 lần.
- Câu hỏi tu từ: 2 lần.
- Từ láy tượng hình: "thấp thoáng"; "xa xa".
- Từ láy gợi màu sắc: "xanh xanh"; "rầu rầu".
- Từ láy tượng thanh: "ầm ầm".
Nhấn mạnh nỗi buồn nhiều màu vẻ càng lúc càng dâng lên mãi.
Cảnh 2: Cảnh ngọn nước.
Cảnh 1: Cửa bể chiều hôm.
Cảnh 3: Nội cỏ rầu rầu.
Cảnh 4: Cảnh gió cuốn mặt duềnh.
Cảnh 2:Cảnh ngọn nước.
Cảnh 1: Cửa bể chiều hôm.
Cảnh 3: Nội cỏ rầu rầu.
Cảnh 4: Cảnh gió cuốn mặt duềnh.
* Bút pháp miêu tả:
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
(mượn cảnh vật để gửi gắm
tâm trạng).
Nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về mình là nỗi buồn triền miên không lối thoát.
1. NghÖ thuËt:
Bút pháp tả cảnh ngụ tình, cách miêu tả diên biến tâm lý nhân vật, cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy, thành ngữ, điển cố...
2. Néi dung:
Đoạn trích khắc hoạ tâm trạng lẻ loi, cô đơn của Kiều và nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ da diết, nỗi buồn triền miên không lối thoát.
* Ghi nhớ: SGK/ trang 96
Bài tập
Qua hình ảnh Kiều trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về tấm lòng của Nguyễn Du?
Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng văn bản, nắm chắc nội dung.
- Soạn văn bản "Mã Giám Sinh mua Kiều".
giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thanh nhàn
Trường THCS Trực phú
Xin chân thành cảm ơn

quýthầy cô và các em học sinh

đã về dự tiết dạy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Huyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)