Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chia sẻ bởi Mạc Thị Bưởi | Ngày 08/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Giáo Viên: MẠC THỊ THOAN
Trường THCS 24 – 4
Phòng GD& ĐT Đắk Tô.
Sở GD & ĐT Kon Tum
THÁNG 6-2010
Bài Giảng
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Chương trình Ngữ Văn lớp 9
Giáo Viên: MẠC THỊ THOAN
Trường THCS 24 – 4
Phòng GD& ĐT Đắk Tô.
Sở GD & ĐT Kon Tum
THÁNG 6-2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cuộc thi thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử
E-learning
*GIỚI THIỆU
I. ĐỌC- HIỂU KHÁI QUÁT
1. Đọc văn bản- hiểu chú thích.
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân.
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Buồn trông của bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
* Chú thích: Xem sách GK
2. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần hai của truyện Kiều.
3. Kết cấu đoạn trích:
Đoạn trích gồm có 22 câu. Kết cấu đoạn trích chia làm 3 đoạn:
+ Sáu câu thơ đầu: hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thuý Kiều
+ Tám câu tiếp theo : nỗi nhớ thương Kim Trọng và nỗi nhớ cha mẹ của Kiều.
+ Tám câu cuối: tâm trạng đau buồn , lo âu của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
II. Đọc- hiểu chi tiết.
1. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều.
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân.
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Khoá xuân:
“Khóa xuân”: khoá kín tuổi xuân. Đó là sự giam hãm tuổi xuân của Thuý Kiều.
* Các hình ảnh thơ:
- " Bốn bề bát ngát xa trông" → nghệ thuật đảo ngữ và sử dụng từ láy “bát ngát” có tác dụng nhấn mạnh cái không gian quá ư là rộng, gợi nên sự rợn ngợp của Kiều trước không gian mênh mông.
" Non xa" , "trăng gần", " Cát vàng cồn nọ”,
" Bụi hồng dặm kia" : các hình ảnh thơ này đã gợi ra hình ảnh lầu Ngưng Bích cao ngất ngểu, Kiều trơ trọi giữa mênh mông trời nước không một bóng người.
- " Mây sớm đèn khuya" : chỉ về thời gian - đó là thời gian tuần hoàn khép kín,thời gian giam hãm con người.
- "chia tấm lòng " : ý thơ diễn tả một nỗi buồn, một nỗi lòng tan nát.
→ mựơn cảnh để ngụ tình.
 Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
2. Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nỗi nhớ cha mẹ:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm .
a. Nỗi nhớ thương Kim Trọng.

- Nhớ tới Kim Trọng,Thuý Kiều nhớ tới chén rượu thề nguyền:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
--> Tưởng :vừa nhớ tới lời thề nguyền dưới đêm trăng tự tình `` Dưới nguyệt chén đồng" vừa tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng đang hướng về mình- ngày đêm đau đáu chờ tin uổng công vô ích.
→Kiều vô cùng đau đớn xót xa
Câu thơ cuối : "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" có hai cách hiểu :
+ Cách hiểu thứ nhất: tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương KT không bao giờ nguôi phai, tìnhyêu chung thuỷ của nàng không bao giờ phai nhạt. + Cách hiểu thứ hai: tấm lòng son của Kiều đã bị vùi dập, hoen ố, biết bao giờ gột rửa cho hết
- Ngoài động từ "tưởng " tác giả còn sử dụng một loạt các động từ, tính từ như: trông chờ, bơ vơ , gột rửa. -->Các động từ, tính từ này kết thành một hệ thống ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng của nàng kiều.
→ Nàng Kiều tưởng nhớ về người yêu không nguôi, xót xa cho mối tình đã nặng lòng son sắt mà tan vỡ .
 Lòng chung thuỷ của kiều với KT.
b. Nỗi nhớ cha mẹ:
- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du không còn dùng từ tưởng mà dùng từ “xót” :
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
-Thuý Kiều nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được diễn tả qua sự xót thương, nuối tiếc, ân hận khi không thực hiện được quan hệ chữ hiếu đối với cha mẹ. Kiều lo lắng xót thương cho cha mẹ không biết ai sẽ phụng dưỡng,chăm sóc cha mẹ thay mình .
Nguyễn Du đã dùng thành ngữ " quạt nồng ấp lạnh ", những điển cố : sân Lai"," Gốc tử" để diễn tả tấm lòng hiếu thảo và nỗi nhớ thương cha mẹ của Kiều.
→Kiều hiếu thảo với cha mẹ

3. Nỗi buồn lo của Thuý Kiều.
Buồn trông của bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất, một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Cụm từ "buồn trông" mở đầu câu thơ sáu chữ và lặp lại trong đoạn thơ cùng với những câu hỏi tu từ, những từ láy “thấp thoáng, xa xa, rầu rầu, man mác,xanh xanh, ầm ầm”, những câu khẳng định ở đoạn thơ đã tạo âm hưởng trầm buồn và nó xoáy sâu nỗi buồn triền miên chủa Kiều "Buồn trông" đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng. Tâm trạng đau buồn lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật
- Buồn trông cửa bể chiều hôm,dõi theo cánh buồm khi nhớ về cha mẹ, quê hương.
- Buồn trông ngọn nước mới sa dõi theo cánh hoa trôi nghĩ đến thân phận trôi nổi vô định của mình
- Buồn trông nội cỏ rầu rầu thấy chân mây mặt đất một màu xanh xanh . Đó là một màu sắc tàn úa thê lương trên nền xanh mịt mờ phản chiếu nỗi đau tê tái của người con gái lưu lạc
- Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Nỗi buồn lo hãi hùng như báo trước cuộc đời sóng gió vùi dập.
III. Tổng kết.
2.Nội dung.
- Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Thúy Kiều
Nghệ thuật.
- Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
IV. Luyện tập
*Ngâm thơ:
* Bài tập:
Thế nào là nghệ thuật tả cảnh để ngụ tình?
Thế nào là độc thoại nội tâm?
IV. Luyện tập
*Ngâm thơ:
Đoạn Thơ “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn thơ tả cảnh để ngụ tình hay nhất trong truyện kiều?
Bạn đã trả lời đúng. click chuột để tiếp tục
Bạn trả lời chưa được đúng. Click chuột vào button làm lại.
You answered this correctly!
Your answer:
The correct answer is:
You did not answer this question completely
Bạn phải trả lời câu hỏi này mới có thể tiếp tục.
Ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ đến ai đầu tiên?
Bạn đã trả lời đúng. click chuột để tiếp tục
Bạn trả lời chưa được đúng. Click chuột vào button làm lại.
Bạn phải trả lời câu hỏi này mới có thể tiếp tục.
You answered this correctly!
Your answer:
The correct answer is:
You did not answer this question completely
Đoạn trích" Kiều ở lầu Ngưng Bích" cho thấy .......................................................... của Thúy Kiều
Bạn đã trả lời đúng. click chuột để tiếp tục
Bạn trả lời chưa được đúng. Click chuột vào button làm lại.
You answered this correctly!
Your answer:
The correct answer is:
You did not answer this question completely
Bạn phải trả lời câu hỏi này mới có thể tiếp tục.
Hãy nối nội dung ở cột 1 và cột 2 sao cho đúng?
Column 1
Column 2
Bạn đã trả lời đúng. click chuột để tiếp tục
Bạn trả lời chưa được đúng. Click chuột vào button làm lại.
You answered this correctly!
Your answer:
The correct answer is:
You did not answer this question completely
Bạn phải trả lời câu hỏi này mới có thể tiếp tục.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mạc Thị Bưởi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)