Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chia sẻ bởi Nguỷen Trinh Binh Nguyen | Ngày 08/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
KIỂM TRA BÀI CŨ
ĐỌC THUỘC ĐOẠN THƠ CẢNH NGÀY XUÂN
TRẢ LỜI CÂU HỎI: CẢM NHẬN CỦA EM VỀ ĐOẠN THƠ CUỐI NHƯ THẾ NÀO.
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(TRÍCH: TRUYỆN KIỀU_NGUYỄN DU)
I/ Đọc-Tìm hiểu chung:
1.ĐỌC
2.TÌM HIỂU CHUNG:
A, chú thích
Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ 2, khi biết bị lừa vaò chốn lầu xanh, Kiều uất ức tự vẫn. Tú bà vờ hứa hẹn đợi kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng, rồi đưa nàng vào lầu Ngưng Bích giam lỏng nhằm thực hiện âm mưu mới
Một số từ ngữ khó:
+Khóa xuân: khóa kín tuổi xuân, ở đây nối việc Kiều bị giam lỏng
+ Tấm son: tấm lòng chung thủy sắt son, gắn bó
+Duyềnh: vũng sông hoặc vũng biển
I/ Đọc-Tìm hiểu chung:
1.ĐỌC
2.TÌM HIỂU CHUNG:
A, chú thích
B, Bố cục
6 câu đầu:
Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp.
8 câu tiếp:
Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều
8 câu cuối:
Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cảnh vật
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1, Cảnh trước lầu Ngưng Bích và tâm trạng chung của Kiều
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
*Cảnh:
-Non xa
-Trăng gần
Thiên nhiên cao rộng hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu hơi ấm con người
-Cát vàng
-Bụi hồng
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1, Cảnh trước lầu Ngưng Bích và tâm trạng chung của Kiều

*Cảnh:
* Tình:
Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
- Bẽ bàng
- Mây sớm, đèn khuya
Tủi thân, buồn bã, lạc lõng, bơ vơ, đơn độc
2, Lòng thương nhớ của Kiều
1, Cảnh trước lầu Ngưng Bích và tâm trạng chung của Kiều
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người từ cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Nhớ Kim Trọng
Nhớ cha mẹ
2, Lòng thương nhớ của Kiều
A, Thương nhớ Kim Trọng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
- Nhớ đêm trăng, nhớ chén rượu thề nguyền năm xưa
- Tưởng tượng Kim Trọng vẫn chờ đợi mình vô ích
- Dù không đền đáp được tình yêu, nhưng vẫn luôn chung thủy sắt son.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
- Xót : xót thương, xót xa, đau xót
- Quạt nồng, ấp lạnh, sân Lai, gốc tử
Lo lắng cho cha mẹ nơi quê nhà ngón chờ con, không ai chăm sóc phụng dưỡng
Thúy Kiều là người thủy chung, hiếu nghĩa
2, Lòng thương nhớ của Kiều
A, Thương nhớ Kim Trọng
B, Thương nhớ cha mẹ
Tại sao
nỗi nhớ kim Trọng
lại xuất hiện
trước nỗi nhớ cha mẹ?
Bởi vì Kiều đã báo hiếu
được cho cha mẹ,
còn đối với Kim Trọng
nàng chưa thể bù đắp được
1, Cảnh trước lầu Ngưng Bích và tâm trạng chung của Kiều
2, Lòng thương nhớ của Kiều
3, Nỗi buồn của Kiều
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
3, Nỗi buồn của Kiều
Buồn trông:
Cửa bể chiều hôm, cánh buồm.
Ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác
Nội cỏ rầu rầu, chân mây, mặt đất một màu xanh xanh
Gió cuốn mặt duyềnh, ầm ầm tiến sóng
Thảo luận nhóm
Mỗi cảnh đều gắn với một tâm trạng riêng của nàng kiều. Dựa trên trên từng cảnh hãy phân tích tâm trạng Kiều.
Buồn trông của bể chiều hôm
Thyền ai thấp thoáng cánh bồm xa xa
Cô đơn, lẻ loi, bơ vơ, nơi đất khách quê người
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Cảm nhận về thân phận nhỏ bé , lênh đênh, bèo bọt, vô định của mình
Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, đơn điệu, sự trống vắng trong lòng.
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Sóng gió bão bùng của cuộc đời, sự hoảng hốt, lo sợ cho tương lai mịt mù của mình.
3, Nỗi buồn của Kiều
Buồn trông:
Cửa bể chiều hôm, cánh buồm.
Ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác
Nội cỏ rầu rầu, chân mây, mặt đất một màu xanh xanh
Gió cuốn mặt duyềnh, ầm ầm tiến sóng
Nhớ quê nhà
Thânphận bé nhỏ, bọt bèo
Cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt
Dự cảm về tương lai mù mịt
4, Nghệ thuật
Buồn trông...
Buồn trông....
Buôn trông...
Buồn trông...
Điệp từ
Bát ngát, bẽ bàng, bơ vơ, man mác, thấp thoáng, rầu rầu, ầm ầm
Từ láy tượng hình, tượng thanh
...thuyền ai ..xa xa?
....
.....biết là về đâu
Câu hỏi tu từ
Hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng điển tích, điển cố
Bút pháp tả cảnh ngụ tình
III,Tổng kết:
Nhận định nào nói đúng nhất về nội dng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích.
A, Thể hiện tâm trạng cô đơn , tội nghiệp của Kiều
B, Nói lên nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Kiều
C, Nói lên tâm trạng buồn bã lo âu của Kiều
D, Cả A, B, C, đều đúng.

A, Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
B, Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
C, Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
D, Bút pháp khắc họa chân dung nhân vật

Nghệ thuật đặc sắc nhất của đoạn trích này là gì
Củng cố, dặn dò:
Học thuộc lòng đoạn trích.
Nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích.
Bài học kết thúc, chúc các thầy cô giáo và các em sức khỏe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguỷen Trinh Binh Nguyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)