Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chia sẻ bởi Khúc Thanh Huyền | Ngày 08/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng thầy cô
tới dự tiết chuyên đề Ngữ văn 9
Lớp 9A
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những dày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa ngừời ôm
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
- Tìm câu miêu tả cảnh và câu miêu tả tâm trạng ?
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
................
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Tả Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích
=> Dấu hiệu: Tả cảnh sắc bên ngoài có thể quan sát được , có thể cảm nhận bằng các giác quan.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
=> Miªu t¶ néi t©m cña nh©n vËt KiÒu.
=> DÊu hiÖu: T¸i hiÖn l¹i nh÷ng suy nghÜ cña KiÒu.
Đoạn văn:
"Mặt lão đột nhiên co rúm lại . Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngọeo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít"
Miêu tả ngoại hình ( Khuôn mặt) của lão Hạc.
Nội tâm: Tái hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt của lão.
- Miªu t¶ bªn ngoµi: Miªu t¶ c¶nh thiªn nhiªn, ngo¹i h×nh con ng­êi. §åi t­îng cña miªu t¶ bªn ngoµi cã thÓ quan s¸t trùc tiÕp ®­îc , cã thÓ c¶m nhËn b»ng c¸c gi¸c quan.
- Miêu tả nội tâm: Tái hiện nội tâm con người với những suy nghĩ cảm xúc, tâm trạng. Đối tượng miêu tả nội tâm không thể quan sát một cách trực tiếp.
a. " Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
=> Miêu tả nội tâm của Kiều => Trực tiếp.
b. "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít".
=>Miªu t¶ ngo¹i h×nh ®Ó thÓ hiÖn néi t©m nh©n vËt l·o H¹c => Gi¸n tiÕp.
=> Khắc hoạ đặc điểm , tính cách của nhân vật (Chân dung tinh thần của nhân vật).
Ghi nhớ:
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật thêm sinh động.
Người ta có thể miêu tả nội tâm một cách trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩ cảm xúc tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, dáng vẻ, nét mặt. của nhân vật.
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nứơc mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
=> Miêu tả cảnh thiên nhiên để thể hiện tâm trạng cô đơn lẻ loi, lo sợ, hãi hùng của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
=> Bót ph¸p t¶ c¶nh ngô t×nh.
Chú ý

- Sự phân biệt tả cảnh với nội tâm chỉ là tương đối.
Bài tập 2 : Xác định tâm trạng của Kiều trong các đoạn trích và cho biết khi phân tích nội tâm cần chú ý điều gì?
Sáu câu cuối của "Cảnh Ngày xuân".
Tám câu cuối "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
Bốn câu miêu tả tâm trạng Kiều trong "Mã giám sinh mua Kiều".
Đáp án:
Tâm trạng bâng khuâng xao xuyến về một ngày du xuân đã tàn.
- Tâm trạng cô đơn ,lo sợ, hãi hùng khi bị giam lỏng ở Ngưng Bích.
Tâm trạng bẽ bàng tủi hổ khi bị coi là một món hàng
=> Khi ph©n tÝch néi t©m nh©n vËt cÇn chó ý ®Õn ng÷ c¶nh.
Chú ý:
- Sự phân biệt tả cảnh và nội tâm chỉ là tương đối.
- Khi phân tích nội tâm nhân vật cần chú ý đến ngữ cảnh.
Bài tập 1: Hãy xác định miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm trong những trường hợp sau.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao .

b. Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

c. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường.Còn điều gì lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng cũng không ngủ được...
=> Miêu tả chân dung MGS => Bộc lộ bản chất.
Bức tranh thiên nhiên ngày xuân.
=> Miêu tả tâm trạng của mẹ trước ngày khai trường của con.
Bài tập 3. Thuật lại đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều".
* Gợi ý:
- Chọn ngôi kể.
- Xác định yếu tố miêu tả: Ngoại hình MGS.
- Yếu tố miêu tả nội tâm: Tâm trạng Kiều.
* Yêu cầu
- Hình thức: Thảo luận nhóm.
- Thời gian: 7 phút.
- Nhóm 1+3: Ngôi kể 1.
- Nhóm 2+4: Ngôi kể 3.

Bài tập 4.
Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nội tâm.( Chủ đề tự chọn).
Nội dung bài học:
- Miêu tả bên ngoài: Cảnh thiên nhiên, ngoại hình nhân vật
Miêu tả nội tâm : tái hiện lại những ý nghĩ cảm xúc diễn biến tâm trạng nhân vật.
Miêu tả nội tâm trực tiếp, miêu tả nội tâm gián tiếp.
Chú ý:
Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm có quan hệ chặt chẽ.
Phân tích nội tâm nhân vật chú ý đến ngữ cảnh.
Cảm ơn các thầy cô đã tới dự tiết học ngày hôm nay của lớp 9A . Chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khúc Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)