Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chia sẻ bởi Phạm Hồng Luyến | Ngày 07/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LỘC THÀNH B
Tiết 31 - 32
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Giáo viên : Phạm Hồng Luyến
Kiều ở lầu Ngưng Bích
I. Giới thiệu chung
Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần 2 ( Gia biến – lưu lạc) gồm 22 câu thơ (từ câu 1033 đến câu 1056) .
- Khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh , Kiều uất ức tự vẫn . Tú Bà đã dỗ dành cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để thực hiện âm mưu mới .
II. Đọc – Hiểu văn bản :
Tiết 31 – 32. Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Đọc , tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản :
a- Bố cục : 3 phần
I. Giới thiệu chung
Tiết 31 – 32. Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tả cảnh lầu Ngưng Bích – tâm trạng cô đơn buồn khổ, nhớ người yêu , cha mẹ của nàng .
b. Đại ý :
II. Đọc – Hiểu văn bản :
1. Đọc , tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản :
a. Bố cục : 3 phần
c. Phân tích:
II. Đọc – Hiểu văn bản
1/Khung cảnh lầu Ngưng Bích
? Câu đầu tiên cho người ta biết được hoàn cảnh gì của Kiều ? Từ “ khoá xuân” gợi điều gì?
trớ trêu, đau khổ, cô đơn> bị giam lỏng.
? Đối mặt với hoàn cảnh đó, Kiều đã đón nhận 1 bức tranh thiên nhiên như thế nào vào lòng mình ? Hãy nhận xét về bức tranh đó ?
- “ Non xa, trăng gần, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”
=> đẹp, mênh mông, hoang vắng, lạnh lùng; không gian mở: cao, rộng nhưng thiếu sự sống con người
? Cảnh tượng đó cho ta hiểu gì về tâm trạng của Kiều ? Gợi qua từ nào ? Cho ta thấy nàng đang phải chịu 1 cuộc sống như thế nào ?
-“ Bẽ bàng-mây sớm- đèn khuya- trăng gần- ở chung”=> cô đơn, buồn chán, thẹn cho mình chỉ biết làm bạn với mây, khóc với đèn ...=>quanh quẩn, buồn bã, lạc lõng, bơ vơ .
? Qua 6 dòng thơ , có nhận xét gì về thiên nhiên – con người ? Nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ ?
-> hoang vắng mênh mông, con người nhỏ bé, cô đơn -> thiên nhiên vừa đối lập vừa hoà hợp với tâm trạng Kiều.=> Tả cảnh ngụ tình .
Tiết 31 – 32. Kiều ở lầu Ngưng Bích
c. Phân tích
2/ Nỗi nhớ của Kiều
? Trong hoàn cảnh đó Kiều nhớ ai trước ? Vì sao ?
* Nhớ Kim Trọng
- “ Tưởng”: mơ tưởng, nhớ thương - hình dung ra tâm trạng đợi chờ của chàng Kim, hồi ức lại những kỉ niệm dưới trăng .
? Nhớ Kim Trọng, được thể hiện qua câu thơ nào? Kiều đã nói gì với Kim Trọng trong nỗi nhớ?
- “Bên trời góc bể bơ vơ”=> xót xa, tủi phận .
- “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” : Khẳng định tình yêu bền chặt thuỷ chung .
? Nhớ về chàng Kim, Kiều đã nghĩ về mình như thế nào? Điều đó cho thấy Kiều là người như thế nào ?
=> Là người sâu sắc, thuỷ chung, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi .
Tiết 31 – 32. Kiều ở lầu Ngưng Bích
II. Đọc – Hiểu văn bản
1/Khung cảnh lầu Ngưng Bích
c. Phân tích
- “ Xót” : xót xa, đau đớn -> thương cho cha mẹ ngày ngày mòn mỏi trông con; day dứt không nguôi vì không được làm tròn chữ hiếu.
? Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với nỗi nhớ người yêu ?
? Mấy câu thơ đã bộc lộ đức tính gì của Kiều ? ? Việc nhớ thương trong hoàn cảnh đó cho thấy nàng là người như thế nào ?
=> Tình cảm ơn sâu nghĩa nặng với cha mẹ, có lòng hiếu thảo bền chặt , vị tha
Tiết 31 – 32. Kiều ở lầu Ngưng Bích
2/ Nỗi nhớ của Kiều
II. Đọc – Hiểu văn bản
1/Khung cảnh lầu Ngưng Bích
c. Phân tích
Nỗi nhớ cha mẹ
3. Tâm trạng “Buồn trông…”
- 8 câu chia làm 4 cặp đều bắt đầu bằng “ Buồn trông” ( điệp ) -> Nỗi buồn có sẵn trong lòng khi ngắm cảnh, càng buồn càng trông, càng trông lại càng buồn
- Sử dụng nhiều từ láy + điệp nhịp -> gợi nỗi buồn .
? Có nhận xét gì về nghệ thuật của 8 câu này ?
? Có những cảnh nào được gợi tả ở đây? Cảnh vật hiện lên trong mắt Kiều gợi tâm trạng gì ?
* “ Cánh buồm thấp thoáng” => bơ vơ đau khổ , gợi 1 hành trình lưu lạc mờ mịt
“…con nước mới sa
Hoa trôi man mác …về đâu?”=> đau khổ, băn khoăn cho số phận tan tác trôi dạt trên dòng đời vô định .
* “ Nội cỏ rầu rầu…một màu xanh xanh” =>thương cho cuộc đời tàn lụi, héo hon
* “ Nghe tiếng “gió cuốn mặt dzuềnh. Ầm ầm tiếng sóng kêu…” => hãi hùng ghê sợ , ám ảnh tai hoạ khủng khiếp bủa vây .
? Em hiểu gì về “ tiếng sóng kêu” ?
* “ Nghe tiếng “gió cuốn mặt dzuềnh. Ầm ầm tiếng sóng kêu…” =>Nỗi buồn cứ dồn dập liên tiếp mỗi ngày 1 tăng ( là điềm báo trước những sóng gió của đời nàng, là tiếng kêu đau đớn của nàng đồng vọng với thiên nhiên )
Tiết 31 – 32. Kiều ở lầu Ngưng Bích
2/ Nỗi nhớ của Kiều
II. Đọc – Hiểu văn bản
1/Khung cảnh lầu Ngưng Bích
c. Phân tích
? Nêu lại nội dung và nghệ thuật chính của văn bản?
1-Nội dung :
- Miêu tả lại tâm trạng cô đơn buồn tủi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích cùng nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu vô bờ bến .
2-Nghệ thuật
- Tả cảnh ngụ tình hết sức đặc sắc, hấp dẫn, sinh động .
Tiết 31 – 32. Kiều ở lầu Ngưng Bích
3. Tổng kết
Ý nghĩa văn bản:
đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn , buồn tủi và tấm lòng chung thuỷ hiếu thảo của Thuý Kiều
Tiết 31 – 32. Kiều ở lầu Ngưng Bích
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học:
Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài học
- Học thuộc lòng đoạn trích
- Phân tích những hình ảnh thơ hay , đặc sắc trong
văn bản.
- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong
Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội
tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hồng Luyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)