Bài 7. Gương cầu lồi

Chia sẻ bởi Tống Cảnh Thắng | Ngày 22/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Gương cầu lồi thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA MIỆNG
Câu 1: a) Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
b) Cho mũi tên AB đặt trước gương phẳng, hãy vẽ ảnh của mũi tên AB
A
B
KIỂM TRA 15 PHÚT
Gương cầu lồi
Nhìn vào một gương phẳng ta thấy ảnh của mình trong gương. Nếu gương có mặt phản xạ là một phần mặt ngoài của mặt cầu (gương cầu lồi) thì ta còn nhìn thấy ảnh của mình trong gương nữa không? Nếu có thì ảnh đó khác ảnh trong gương phẳng như thế nào?
Gương phẳng
- Bố trí thí nghiệm như hình 7.2. Hai cây nến (hoặc 2 cục pin) giống nhau đặt thẳng đứng cách gương phẳng và gương cầu lồi một khoảng bằng nhau.
- Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và rút ra kết luận
Gương phẳng
Gương cầu lồi
Quan sát và cho biết đâu là gương cầu lồi, đâu là gương phẳng
Kết luận
Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau:
Là ảnh ……….không hứng được trên màn chắn.
Ảnh……….hơn vật
ảo
nhỏ
*So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng
-Giống nhau:

-Khác nhau :

ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.

+ Gương phẳng : ảnh bằng vật
+ Gương cầu lồi : ảnh nhỏ hơn vật
Đặt một gương phẳng thẳng đứng trước mặt. Hãy xác định bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng. Sau đó thay gương phẳng bằng một gương cầu lồi có cùng kích thước và đặt đúng vị trí của gương phẳng . Xác định bề rộng vùng thấy của gương cầu lồi?
*C2: So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương.
Gương phẳng
Gương cầu lồi
Quan sát hình ảnh mô phỏng sau của gương phẳng, gương cầu lồi?
=>Kết luận:
Nhìn vào gương cầu lồi , ta quan sát được một vùng ……… hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
rộng
Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cấu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
Trả lời: Lắp gương cầu lồi để giúp người lái xe quan sát thấy ở phía sau một vùng rộng hơn so với gương phẳng, giúp lái xe an toàn hơn.
*C3:
Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn (hình 7.4). Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?
Trả lời: Giúp cho người lái xe, người đi đường có thể quan sát được người, xe cộ, … bị vật cản che khuất, tránh được ta nạn giao thông.
*C4:
Hình 7.4
Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi?
- Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh nhỏ hơn vật .
So sánh bề rộng vùng nhìn thấy gương phẳng và gương cầu lồi?
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

Học bài (ghi nhớ -SGK+ tập ghi)
Đọc “có thể em chưa biết”.
Tìm ví dụ về gương cầu lồi.
Làm BT: 7.1->7. 7/SBT- 18,19
(Lưu ý: Bài 7.7 dựa vào phần có thể em chưa biết để làm)
Liên hệ thực tế về ứng dụng gương cầu lồi

Xem bài : “Gương cầu lõm”
+ Đọc trước bài
+ Trả lời các câu hỏi sau:
?Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm”(C1,C2,C3,C4/SGK).
? Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm(C5/SGK).
? Vận dụng (C6,C7/SGK).
Kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tống Cảnh Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)