Bài 7. Đánh nhau với cối xay gió

Chia sẻ bởi Dương Thị Phương Quỳnh | Ngày 02/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Đánh nhau với cối xay gió thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy cô và các em học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” ?
- Phân tích hoàn cảnh của cô bé?
- Những ấn tượng của em sau khi học xong bài này?
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
Trích tiểu thuyết “Đônki Hôtê”
= XECVANTEC=
Sinh viên:Dương Thị Phương
BÀI: 7 TIẾT: 25-26
I. Tác giả tác phẩm
1. Tác giả

Nhà văn người Tây Ban Nha.
Ông sinh tại Ancala đơ Hênarex,
Gia đình: quí tộc nghèo, bố làm nghề thầy thuốc.
Bản thân: Xéc-van-tét học ở Valađôlit, sau lớn lên chuyển đến học ở Thủ đô, tốt nghiệp Đại học. Ông từng làm thư kí cho Hồng y giáo chủ Accavita, từng theo Hồng y về nước Italia, từng tham gia quân đội Tây Ban Nha đóng trên đất Italia….
2. Tác phẩm:
Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” trích trong tiểu thuyết ĐônkiHoote. Tác phẩm kể chuyện ĐonkiHote, một lão quý tộc nghèo vì quá say mê chuyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han gỉ của tổ tiên để trang bị cho mình, phong cho con ngụa còm của lão là chiến mã Roxinante còn bản thân lão là hiệp sĩ ĐonkiHote xứ Man-cha. Lão nhờ đến một phụ nữ nông dân lão thầm yêu xưa kia và ban cho chị cái tên là công nương Đuynxinea. Lão ĐonkiHote gầy gò , cao lênh khênh trên lưng con ngựa còm ra đi làm hiệp sĩ lang thang để trừ lũ gian tà, cứu người lương thiện. Cùng đi với lão là Xancho-Panxa béo lùn, được lão chon làm giám mã, cưỡi trên lưng con lừa thấp lè tè. Sau nhiều phen thất bại ê chề, cuối cùng ốm nặng, ĐonkiHote mới nhận ra cái tai hại của truyện hiệp sĩ. Lão viết di trúc và qua đời
I/Tìm hiểu chung:
1/Tác giả, tác phẩm
2/Đọc và tóm tắt:
*Đọc
*Tóm tắt:Đi đến cánh đồng Môn –ti –en, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió. Mặc cho Xan- chô khuyên can, xong Đôn –ki-hô -tê vẫn cho rằng trước mặt là những tên khổng lồ xấu xa. Đôn –ki –hô -tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt. vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan- cho chạy đến cứu chủ. Đôn–ki-hô -tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô -tê giải thhích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ- re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.
I/Tìm hiểu chung:
1/Tác giả, tác phẩm
2/Đọc và tóm tắt:
*Đọc
*Tóm tắt:
3/Chú thích:
4/Bố cục của truyện
-phần l: Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió;
-phần II :Thái độ và hành động của mỗi người; quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn ;
-phần III.:Chung quanh chuyện ăn ; chuyện ngủ
II. Phân tích:
1. Nhân vật ĐÔNKIHÔTÊ:
Ngoại hình: cao gầy lênh khênh. Ngồi trên lưng ngựa còm, tay lăm lăm ngọn giáo.
Tính cách:
- Đầu óc mê muội chẳng cò tỉnh táo
- Khát vọng tốt đẹp
- Dũng cảm
- Coi khinh cái tầm thường tận dụng
=> là nhân vật vừa đáng khâm phục vừa đáng chê cười. Có khát vọng cao cả mong giúp ích cho đời, dũng cảm nhưng mê muội hão huyền nực cười đáng trách cũng đáng thương



?Nêu suy nghĩ và hành động của Đôn Kihote?Từ những biểu hiện đó tính cách nào của Đôn Kihote được bộc lộ?
Đôn ki hô tê nhin th?y Cối xay gió
Đônki hô tê bi Cối xay gió đánh
Trở về
?Bác giám mã có suy nghĩ và hành động giống với chủ của mình không? Vì sao?
Em có nhận xét gì về nhân vật này?

2. Giám mã Xan chô Panxa-
- Ngoại hình: Béo, lùn, cưỡi ngựa,
- Tính cách:
+ Luôn tỉnh táo
+ Hay mang bình rượu và túi thức ăn
+ ích kỉ, hèn nhát
+ Thực dụng, tầm thường
=> Là nhân vật luôn tỉnh táo và thực dụng, tầm thường
-Xan-chô Pan-xa:
nguồn gốc nông dân
-béo lùn, ngồi trên lưng
lừa nên càng lùn tịt.
-có ước muốn tầm
thường chỉ nghĩ đến
cá nhân mình
tỉnh táo, thiết thực
,hèn nhát.
Đon Kihote-Đôn
Ki-hô-tê dòng dõi
quý tộc,
-gầy gò cao lênh
khênh, cưỡi trên lưng
con ngựa còm, nên như

càng cao thêm
có khát vọng cao cả,
mong
giúp ích cho đời
mê muội, hão huyền,
dũng cảm
3.Cặp nhân vật tương phản
4/ Phân tích văn bản.
* So sánh hai nhân vật
Đặc điểm
Nhân vật
Hình dáng
Cao lênh khênh, gầy gò.
Mập, lùn.
Vật dụng
Giáo,khiên
Túi thức ăn
III- Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai nhân vật.
- Giọng điệu phê phán, hài hước.
 2 Ý nghĩa văn bản:
 Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người ttrong đời sống xã hội.
Đất nước Tây Ban Nha thời kỳ phục hưng
1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
Chúng ta học được gì qua tác phẩm vừa học?
-Sống phải có khát vọng song phải tỉnh táo ,dũng cảm.
-Không nên đọc quá nhiều truyện kiếm hiệp
2. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
-Nắm vững các đặc điểm của nhân vật giám mã xan-chô-Pan xa;
-Cần thấy rõ dụng ý của việc xây dựng cặp nhân vật tương phản này
Chuẩn bị bài mới :” Chiếc lá cuối cùng “ của O’ Henry
xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)