Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Chia sẻ bởi Lê Thị Hân | Ngày 05/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:


TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ NGỌC HÂN -TP MỸ THO
BÀI GIẢNG
SINH HỌC 7
Chào mừng các thầy cô và các em học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ:
CÂU HỎI:
-Trùng kiết lị và trùng sốt rét có hại gì cho người?
TRẢ LỜI:
Cả hai đều gây bệnh nguy hiểm cho người
+ Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị
+ Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét
BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TUẦN 4
TIẾT 7
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
II. VAI TRÒ THỰC TIỄN:
BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TUẦN 4
TIẾT 7
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Qua các đại diện đã học: Trùng roi,trùng giày, trùng biến hình, trùng sốt rét…
Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 1
BẢNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
BẢNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH


Tự dưỡng hoặc vụn hữu cơ, vi khuẩn.
Roi.
Phân đôi.


Vi khuẩn, vụn hữu cơ.
Chân giả.
Phân đôi.


Vi khuẩn.
Lông bơi.
Phân đôi, tiếp hợp.


Hồng cầu.
Chân giả.
Phân đôi.


Hồng cầu.
Tiêu giảm.
Phân đôi, phân nhiều.
- Động vật nguyên sinh tự do có đặc điểm gì?
- Động vật nguyên sinh sống ký sinh có đặc điểm gì?
Động vật nguyên sinh sống tự do có cơ quan di chuyển phát triển, dinh dưỡng kiểu động vật, là mắt xích trong chuỗi thức ăn tự nhiên.
BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TUẦN 4
TIẾT 7
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Động vật nguyên sinh sống kí sinh có cơ quan di chuyển tiêu giảm, dinh dưỡng kiểu hoại sinh, sinh sản vô tính với tốc độ nhanh.
BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TUẦN 4
TIẾT 7
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Vậy động vật nguyên sinh có đặc điểm chung gì?
Trả lời:
Kích thước hiển vi, đều có cấu tạo từ một tế bào, nhưng đảm nhận mọi chức năng sống, phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm, phần lớn sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TUẦN 4
TIẾT 7
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
- Kích thước hiển vi
- Đều có cấu tạo từ một tế bào, nhưng đảm nhận mọi chức
năng sống.
- Phần lớn dị dưỡng.
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
- Phần lớn sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
II. VAI TRÒ THỰC TIỄN:

BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TUẦN 4
TIẾT 7
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
II. VAI TRÒ THỰC TIỄN:
Hiện có khoảng 40 000 loài động vật nguyên sinh, phân bố khắp nơi: Nước ngọt nước mặn, nước lợ, đất ẩm và trong cơ thể nhiều động vật và người
Có rất nhiều động vật nguyên sinh trong một giọt nước
Chân giả hình sợi
Trùng lỗ với hàng trăm chân giả hình sợi thò ra ngoài qua lỗ võ
Vỏ đá vôi của các loài trùng lỗ khác nhau
Một số loài trùng lỗ (theo Kesmen)
Vỏ nhiều ngăn của trùng có lỗ hóa thạch Nummulites từ thời đệ tam (theo Sittely)
A- Nummulites distans: B- N. Lucasanus.
TRÙNG PHÓNG XẠ Acanthometra elastica ( theo Biotchly).
Trùng lỗ tuy có kích thước nhỏ
nhưng khi lắng xuống đáy biển
góp phần tạo nên vỏ trái đất ,
hoá thạch của chúng là chỉ thị cho
các địa tầng

- Trùng phóng xạ được coi là một trong những cơ thể
đẹp đẽ và kì lạ nhất.
- Nhờ bộ xương bằng silic cứng mà vỏ trùng phóng xạ
tạo được nhiều loại đá có ý nghĩa công nghiệp dùng
để đánh nhẵn kim loại.
Xương của trùng phóng xạ được coi là những hóa
thạch chỉ thị dùng để xác định tuổi của các địa tầng
Em dựa kiến thức trong chương 1 đã học và
các thông tin trên, thảo luận và ghi tên động
vật nguyên sinh em biết vào bảng 2
Bảng 2: Vai trò của động vật nguyên sinh.
Bảng 2: Vai trò của động vật nguyên sinh.
ĐÁP ÁN
Vậy động vật nguyên sinh có vai trò thực tiễn như thế nào ?
Là thức ăn của nhiều loài động vật lớn trong nước
Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
Có ý nghĩa về mặt địa chất.
Một số động vật nguyên sinh gây bệnh
cho người và động vật
BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TUẦN 4
TIẾT 7
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
- Kích thước hiển vi
- Điều có cấu tạo từ một tế bào, nhưng đảm nhận mọi chức năng sống.
- Phần lớn dị dưỡng.
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
- Phần lớn sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
II. VAI TRÒ THỰC TIỄN:
- Thức ăn cho nhiều động vật lớn trong nước: Trùng giày, trùng roi, trùng nhảy, trùng biến hình…
- Chỉ thị độ sạch của môi trường nước: Trùng biến hình trùng roi, trùng chuông…
- Có ý nghĩa về mặt địa chất: Trùng lỗ, trùng phóng xạ
- Một số động vật nguyên sinh gây bệnh nguy hiểm cho người: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ… và động vật: Cầu trùng ở thỏ, tằm gai ở tằm, lị ở ong…

Câu hỏi: Nếu môi trường nước nơi động vật nguyên sinh đang sống bị ô nhiễm, thì điều gì sẽ xảy ra?
- Động vật nguyên sinh sẽ bị tiêu diệt, làm ảnh hưởng đến sự đa dạng, phong phú của động vật nguyên sinh
Câu hỏi: Em nghĩ cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường sống cho động vật nguyên sinh ?
Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường quanh nhà,
nơi trường học và nơi công cộng.
Khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm
Ngủ màn, diệt muỗi
Nâng cao dân trí, coi trọng tuyên truyền giáo dục
về bệnh sốt rét, biến thành hoạt động tự giác, thường xuyên
Đánh dấu (X) vào câu trả lời đúng sau:
Câu hỏi1:Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
Cơ thể động vật nguyên sinh chỉ một tế bào, thực hiệ đầy đủ các chức năng sống như di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản.
Có các bào quan khác nhau: Không bào tiêu hóa, không bào co bóp, điểm mắt…
Phần lớn sống ở nước, một số nhỏ sống ở đất ẩm và kí sinh
Phần lớn sinh sản vô tính
Cả A, B,C đều đúng
(X)
Câu hỏi 2: Cho biết ích lợi của động vật nguyên sinh
A.Là nguồn thức ăn của các động vật lớn
B. Chỉ thị địa tầng góp phần cấu tạo vỏ trái đất
C. Kí sinh gây bệnh
D. Chỉ thị độ sạch môi trường
E. Cả A,B,D đều đúng
(X)
CHUẨN BỊ BÀI SAU
Học bài ghi kết hợp sgk , trả lời được câu
hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 8, làm bài tập trang 30 SGK
- Đọc mục Em có biết ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)