Bài 7. Bộ xương
Chia sẻ bởi Anguyễn Tấn Đạt |
Ngày 01/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bộ xương thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Chương II: VẬN ĐỘNG
Bài 7: BỘ XƯƠNG
I/ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG:
1. B? xuong ngu?i gồm mấy phần?
2. Bộ xương người có chức năng gì?
3. Bộ xương thích nghi với dáng đứng thẳng như thế nào?
4. So sánh xương tay và xương chân.
Bộ xương gồm 3 phần:
Xương đầu
Xương sọ: phát triển
Xương mặt
Xương thân
Cột sống: nhiều đốt khớp lại, có 4 chỗ cong
Lồng ngực: xương sườn, xương ức
Xương chi
Đai xương: đai vai, đai hông
Các xương: cánh tay, ống tay, xương đùi,.
2. Bộ xương người có chức năng gì?
-Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định(dáng đứng thẳng)
-Chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động.
-Bảo vệ các nội quan.
Đang đi
Đang ngồi
I/ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG:
Vai trò của bộ xương:
Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định( dáng đứng thẳng)
Chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động
Bảo vệ các nội quan
3. Bộ xương thích nghi với dáng đứng thẳng như thế nào?
Cột sống có 4 chỗ cong
Các phần xương gắn kết phù hợp, trọng lực cân
Lồng ngực mở rộng sang hai bên? tay được giải phóng.
4. So sánh xương tay và xương chân.
- Về kích thước
Về cấu tạo khác nhau của đai vai và đai hông
Về sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân,bàn tay, bàn chân.
? Sự khác nhau đó là sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
b. Thành phần bộ xương:
-Xương đầu :
+ Xương sọ: phát triển
+ Xương mặt
- Xương thân
+Cột sống: nhiều đốt khớp lại, có 4 chỗ cong
+Lồng ngực: xương sườn, xương ức
- Xương chi
+Đai xương: đai vai, đai hông
+Các xương: cánh tay, ống tay, xương đùi,.
II/ PHÂN BIỆT CÁC LOẠI XƯƠNG:
1. Có mấy loại xương?
2. Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương?
1. Có mấy loại xương?
Chia làm 3 loại xương:
Xương dài: hình ống, ở giữa rỗng chứa tuỷ
vd: xương ống tay, xương đùi,.
Xương ngắn: ngắn, nhỏ
vd: xương đốt cột sống, đốt ngón tay,.
Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng
vd: xương sọ, xương mặt,.
2. Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương?
Dựa vào hình dạng và cấu tạo
II/ PHÂN BIỆT CÁC LOẠI XƯƠNG:
Dựa vào hình dạng và cấu tạo chia 3 loại xương
- Xương dài
- Xương ngắn
- Xương dẹt
III/ CÁC KHỚP XƯƠNG:
1.Thế nào gọi là một khớp xương? Có mấy loại khớp?
2. Mô tả một khớp động
3. Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào?
Vì sao có sự khác nhau đó?
4. Nêu đặc điểm của khớp bất động?
1.Thế nào gọi là một khớp xương? Có mấy loại khớp?
Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp
Có 3 loại khớp
? Khớp động: khớp cổ tay, chân,.
? Khớp bán động: khớp cột sống
? Khớp bất động: khớp xương sọ
2. Mô tả một khớp động
3. Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào?
Vì sao có sự khác nhau đó?
Khớp động có khả năng cử động linh hoạt hơn so với khớp bán động
Vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở hai đầu xương tròn, lớn, có sụn trơn bóng và giữa khớp có bao chứa dịch khớp. Còn diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp
4. Nêu đặc điểm của khớp bất động?
Khớp bất động có đường nối giữa hai xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không có khả năng cử động được.
Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn?Ý nghĩa của nó trong hoạt động sống của con ngưoi?
Khớp động và bán động
Giúp cho con người vận động và lao động
III/ CÁC KHỚP XƯƠNG:
Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp. Có 3 loại khớp:
- Khớp bất động: là khớp không cử động được
- Khớp bán động: giữa hai đầu xương là đĩa sụn=> hạn chế cử động.
- Khớp động: là những khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp(bao hoạt dịch)
Nhắc lại vai trò của bộ xương
Để giữ bộ xương luôn chắc, khoẻ em sẽ làm gì?
Thường xuyên luyện tập thể dục
An uống đầy đủ
Không nhảy giỡn từ trên cao xuống
Không mang, vác những vật quá nặng
DẶN DÒ
Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
Đọc mục "em có biết"
Mỗi nhóm chuẩn bị vài mẩu xương đùi ếch.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Anguyễn Tấn Đạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)