Bài 7. Bộ xương

Chia sẻ bởi Đặng Thị Hòa | Ngày 01/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bộ xương thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn
đến với bài học
Chương 9
Sinh lí hệ vận động
Thực hiện: Đặng Thị Hòa
Lớp: Hóa – Sinh K29
Trường cđsp Quảng Ninh
I. Đại cương về xương
1.1 Đặc điểm cấu tạo của bộ xương
1.1.1. Cấu tạo của các xương:
1.1.2. Thành phần hóa học của xương
1.1.3. Hình dạng của xương:
1.2. Bộ máy dây chằng và các khớp:
1.2.2. Tăng trưởng của xương.
1.2.3. Phát triển của các khớp






Cấu trúc nội dung:
II. Bộ xương cơ thể
2.1. Các đặc điểm chung
2.2. Các xương của chi
III. Củng cố
1.1 Đặc điểm cấu tạo của bộ xương
- Xương là cơ quan được tạo thành từ một số tổ chức, trong đó mô xương là chủ yếu.
- Cấu tạo:
+ Bên ngoài mỗi xương đều được bao bọc bởi một lớp màng xương (trừ xương khớp được lớp sụn bao bọc).
+ Bên trong là dịch tủy.
- Xương có một mạng lưới thần kinh và mạnh máu rất phong phú.
1.1.1. Cấu tạo của các xương:
- Đơn vị cấu trúc của xương là các osteon là một hệ thống các bản hình trụ bao quanh các ống có các dây thần kinh và mạch máu.
- Trong xương các osteon nằm sát vào nhau để tạo thành lớp xương dày rất cứng. Chúng có thể tạo thành các nan nối với các ô ngăn cách để tạo thành khoang chứa chất xốp. Sự phân bố của 2 loại chất này phụ thuộc vào chức năng của các loại xương.

Dịch tủy nằm trong các ngăn của chất xốp.
+ Ở trẻ sơ sinh có tủy đỏ là tiền thân của tổ chức võng mạc có vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Hồng cầu, các bạch cầu hạt và các phiến máu được phát triển trong tủy đỏ. Trong quá trình phát triển cá thể một phần tủy đỏ sẽ được thay thế bằng tủy vàng.
+ Trong cơ thể người lớn tủy đỏ vẫn còn trong chất xốp của một số xương. Thành phần chính của tủy vàng là chất béo. Nó chứa trong khoang của các xương dài.
- Bao xương là màng mô liên kết gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài (lớp xơ): tạo thành từ mô liên kết cứng.
+ Lớp trong: tạo thành từ mô liên kết xốp có chứa các tế bào tạo xương. Xương phát triển được nhờ có lớp này.
- Gồm hai loại chất cơ bản: các hợp chất hữu cơ và vô cơ.
+ Các hợp chất hữu cơ là: ossein (cốt giao), chiếm 1/3 khối lượng xương.
+ Các hợp chất vô cơ chiếm 2/3 khối lượng của xương.
1.1.2. Thành phần hóa học của xương
- Tính đàn hồi của xương do ossein tạo nên còn độ rắn của xương do các chất vô cơ tạo nên. Sự kết hợp giữa các hợp chất vô cơ và hữu cơ tạo cho xương có khả năng đàn hồi rắn chắc có thể chịu được các tác động cơ học nặng gấp nhiều lần khối lượng cơ thể.
- Trong quá trình phát triển cá thể, tỉ lệ giữa ossein và các chất hóa học thay đổi. Trong xương của trẻ em có hàm lượng các chất hữu cơ lớn hơn so với xương người lớn.
1.1.3. Hình dạng của xương:
- Mỗi xương đều có hình dạng kích thước lớn trong cơ thể.
- Hình dạng của mỗi xương chịu ảnh hưởng nhiều của các cơ, các mạnh máu và thần kinh. Tại các điểm kết dính của các cơ, bề mặt của các xương thường không bằng phẳng, có các mấu, các gờ hay các chỗ lõm. Hiện tượng này ở đàn ông rõ hơn đàn bà vì hệ cơ của họ phát triển hơn.
- Hoạt động của cơ ảnh hưởng đến hình dạng của xương.
- Các loại xương: xương dài, xương ngắn, xương dẹt và xương không khí.

* Xương dài
- Là thành phần của các chi như: xương đai vai, xương cánh tay, xương trụ, xương quay, xương đùi, xương chày, xương mác, các xương bàn tay và xương bàn chân.

- Đặc điểm: có chiều dài lớn hơn chiều ngang
- Cấu tạo gồm 3 phần: thân và 2 đầu gọi là epiphis.
+ Thân xương là phần ống tạo thành từ chất cứng bên trong rỗng.
+ Các đầu xương tạo thành từ mô xương xốp bên ngoài được một lớp màng bao bọc gọi là lớp vỏ. Các đầu xương tham gia vào việc tạo thành các khớp.
- Ngoài hai thành phần trên, trên xương dài còn có các mấu là vị trí kết nối của các cơ.
- Giữa đầu của các xương và các mấu lồi thường có 1 khe gọi metaphis.
- Trong giai đoạn cơ thể đang phát triển giữa epiphis và metaphis có 1 lớp sụn (sụn tăng trưởng) nhờ nó mà các xương phát triển.
* Xương ngắn:
- Một trong số các xương ngắn là xương gót chân, cổ chân, cổ tay, các đốt sống…
- Đặc điểm: có chiều dài và chiều ngang không khác nhau.
- Cấu tạo:
+ Bên ngoài được chất cứng bao bọc.
+ Bên trong là chất xốp.





1.2. Bộ máy dây chằng và các khớp:

* Xương dẹt: tạo thành hộp sọ, xương chậu, xương bả vai.
* Xương không khí gồm có: xương trán, xương hàm, thân của xương bướm…

1.2.1. Phát triển của bộ xương và bộ máy dây chằng.
- Bộ xương được hình thành từ tháng thứ 2 trong thời kì phát triển của phôi thai.
- Trong giai đoạn này, trung mô tụ tập tại vị trí của các xương tương lai. Việc hình thành các xương sẽ được thực hiện theo 2 hướng;
+ Một là: hình thành trực tiếp từ trung mô.
+ Hai là: ban đầu hình thành các sụn sau đó xương hóa.
- Phần lớn các xương được hình thành chủ yếu theo cách thứ 2.

- Khi quá trình phát triển của xương trải qua hai giai đoạn( mô liên kết và xương) sẽ tạo thành các xương nguyên phát như xương sọ, xương mặt xương bả vai.
- Nếu như quá trình phát triển trải qua 3 giai đoạn( mô liên kết, sụn và xương) sẽ tạo thành các xương thứ phát như đáy hộp sọ, thân cơ thể và các chi.
+ Phát triển của xương thứ phát: tại vị trí của các xương tương lai xuất hiện các điểm tụ tập trung mô dày để tạo thành sụn. Lớp sụn có hình dạng giống như xương trong tương lai. Sau đó sụn bi xương hóa dần dần. Mô xương thay thế mô sụn. Bao xương do bao sụn phát triển mà thành.

* Các xương dẹt tăng kích thước của mình do bao xương thay đổi.
- Trong quá trình phát triển cá thể, số lượng bao xương tăng dần, xếp chồng lên nhau làm cho kích thước của xương tăng lên.
- Ngoài ra kích thước của xương còn tăng lên do mô liên kết khu trú trong các khe, các khớp phát triển.
+ Xương nguyên phát được hình thành trực tiếp từ trung mô. Trong thời kì phát triển của phôi thai, tại vị trí của các xương tương lai, trung mô bắt đầu tăng cường để phân chia để tạo thành mô xương. Ban đầu xuất hiện các điểm xương hóa. Tiếp đến, các điểm này phát triển, tăng dần kích thước. Nhờ sự biến đổi phức tạp, các tế bào trung mô sẽ tạo thành chất xốp của xương được một lớp chất cứng bao quanh. Lớp trung mô nằm sát chất cứng sẽ tạo thành bao xương. Trong các ô của chất xốp xuất hiện tủy đỏ.
- Các xương được liên kết với nhau qua ba loại khớp: khớp bất động, khớp bán động và khớp cử động.

1.2.2. Tăng trưởng của xương
- Xương được tạo thành trong thời kì phát triển của phôi thai sẽ tăng dần kích thước.
- Trong giai đoạn phát triển phôi thai, sự phát triển của xương xảy ra dưới tác động của hai quá trình sau đây:
+ Hình thành mô xương mới do các oskeoblast ban đầu phát triển thành các tế bào xương.
+ Các oskeoblast phá hủy các tổ chức xương hình thành ban đầu.
- Các quá trình phá hủy và tạo dựng xảy ra đồng thời tạo nên nhịp điệu phát triển của xương, tạo cho nó các hình dáng và cấu trúc tương ứng. Cấu trúc của xương sẽ thay đổi dưới tác động của các cơ.
* Xương dài tăng trưởng do bao xương và các sụn tăng trưởng( epiphis) thay đổi.
- Chức năng xương hóa của các bao xương làm cho độ dày của xương tăng lên.
- Chiều dài của xương tăng lên do sụn epiphis phát triển.
- Nếu như vì một lí do nào đó mà các lớp sụn ngừng phát triển thì mô xương sẽ thay thế nó hoàn toàn và cơ thể ngừng tăng trưởng.
1.2.3. Phát triển của các khớp
- Trong quá trình phát triển cá thể các khớp thay đổi rất nhiều.
- Ban đầu các xương được nối với nhau qua trung mô. Trong giai đoạn hình thành sụn của các xương đang phát triển, trung mô bị xốp hóa dần rồi biến mất. Xuất hiện xoang khớp, được bao khớp là trung mô ngăn cách. Các đĩa khớp, các dây chằng cũng phát triển từ trung mô.
- Nếu trong quá trình phát triển, trung mô giữa hai lớp sụn không biến mất sẽ hình thành các khớp bất động, xương có thể nối với nhau qua mô liên kết, qua sụn hay qua mô xương.
+ Đặc điểm của khớp bất động là khả năng chuyển động và tính linh hoạt bị hạn chế.
+ Phân loại gồm có 3 loại:
Khớp giữa mô liên kết với nhau (giữa các đốt sống, liên kết giữa các xương sọ, liên kết giữa các khớp).
Khớp giữa xương với sụn do sụn kết giao và sụn kiểu sợi tạo thành.
Khớp giữa xương với nhau do xương hóa các khớp.
- Ý nghĩa của 3 loại khớp:
+ Ba loại khớp bất động đặc trưng cho 3 giai đoạn phát triển của bộ xương. Trong quá trình phát triển của người, các loại khớp sẽ thay thế nhau, chuyển đổi nhau.
+ Các khớp bán động là dạng chuyển tiếp giữa khớp bất động và khớp động. Trong các khớp bán động có sụn với khoang bên trong, nhưng không có bao khớp và bề mặt với sụn bao phủ.
+ Các khớp động có liên quan với chuyển động của các xương. Mỗi khớp được tạo thành từ 3 yếu tố thành phần: bề mặt của khớp, bao khớp và xoang khớp.
Bề mặt của khớp được một lớp sụn bao phủ.
Bao khớp ( bao hoạt dịch) gồm lớp sơ của mô liên kết dày bên ngoài và lớp màng hoạt dịch từ mô liên kết xốp. Từ lớp hoạt dịch tiêt ra chất dịch vào xoang để xoa các khớp tăng bề mặt tiếp xúc.
Xoang khớp là một khe có chứa hoạt dịch.

- Ngoài ra còn có một số yêu tố phụ tham gia vào việc tạo ra các khớp là: các dây chằng, đĩa khớp và sụn chêm.
+ Các dây chằng của khớp được tạo thành từ mô liên kết cứng, thường từ lớp sơ của bao khớp, cũng có một số dây chằng không liên quan với khớp → Phân thành 2 loại dây chằng: ngoài khớp và trong khớp.
+ Các đĩa sụn và sụn chêm là lớp sụn nằm trong xoang khớp giữa bề mặt của nó và xương. Đĩa thường là các bản, còn sụn chêm hình lưỡi liềm. Hai yếu tố này tham gia vào quá trình chuyển động của khớp.
- Các túi dịch hoạt là các mấu nhỏ thuộc lớp dịch hoạt trong bao khớp, có nhiệm vụ là làm giảm ma sát giữa các gân, cơ và xương kế cận nhau.
1.2.4. Hình dạng của các khớp:

- Các loại khớp: hình phẳng, hình trụ, hình khối, hình elip, hình yên ngựa và hình cầu.
- Hình dạng bề mặt các khớp xác định tính chất chuyển động và mức độ linh hoạt của chúng. Chuyển động của các khớp có thể xảy ra quanh một trục, hai hay ba trục khác nhau.
- Các khớp hình trụ hình khối chỉ có thể chuyển động quanh một trục theo kiểu đinh ốc.
- Các khớp kiểu yên ngựa và hình elip có thể quay quanh hai trục, chuyển động được thực hiện theo hai trục vuông góc với nhau.
- Trong điều kiện bình thường, bề mặt của các khớp áp sát vào nhau.
- Khi nghỉ ngơi cũng như thực hiện các động tác, các khớp giữ được vị trí của mình nhờ có 3 yếu tố:
+ Áp lực âm tính trong khoang khớp.
+ Trương lực của cơ.
+ Bộ máy dây chằng.
- Cơ làm nhiệm vụ giữ cho các khớp có một vị trí nhất định để thực hiện các động tác tương ứng.
- Hệ thống dây chằng giữ vai trò đặc biệt cho các khớp.
- Dưới tác động của các tác động cơ học có thể xảy ra hiện tượng các khớp các khớp chuyển ddoogj quá giới hạn cho phép, các dây chằng bị căng ra quá mức sẽ bị tổn thương. Trong trường hợp này đầu của các xương có thể bị xê dịch và trật khớp.
1. Các đặc điểm chung:
- Bộ xương cơ thể gồm có: cột sống, xương sườn lồng ngực và xương các chi.
II, BỘ XƯƠNG CƠ THỂ
* Cột sống
- Là trụ cột cơ thể. Nó liên hệ với xương sườn, với xương chậu và hộp sọ.
- Được tạo thành từ 33 →34 đốt sống liên kết với nhau. Chia làm 5 phần:
+ Phần cổ: 7 đốt.
+ Phần ngực:12 đốt.
+ Phần lưng: 5 đốt.
+ Phần xương cùng: 5 đốt
+ Phần xương cụt: có 4- 5 đốt liền nhau.
- Mỗi đốt sống đều có các phần: Thân đốt, cung đốt và các gai.
- Tại các phần khác nhau của cột sống, hình dạng cấu tạo của các đốt sống không giống nhau.
- Các đốt sống liên kết với nhau qua các lớp sụn, các dây chằng và các khớp.
- Các lớp sụn giữa các khớp nằm xen kẽ giữa thân của các đốt sống và dính chặt vào chúng (trừ đốt sống cổ I và II).
- Các dây chằng của cột sống được phân thành:
+ Các dây chằng dài bắt đầu từ xương chẩm của hộp sọ và kết thúc tại phần trên của xương cùng.
+ Các dây chằng ngắn, nằm giữa các cung, các gai và các diện khớp.
- Cột sống có 4 điểm uốn khúc:
+ Tại vùng cổ và vùng thắt lưng cột sống lồi về phía trước để tạo thành điểm ưỡn.
+ Tại vị trí liên kết của đốt sống thắt lưng số V giáp với xương cùng tạo thành mũi nhô.
+ Phần ngực và phần xương cùng cột sống lồi về phía sau để tạo thành điểm gù.
- Điểm uốn có tác dụng: làm tăng sức chịu đựng cho cột sống, đảm bảo cho tư thế thẳng đứng của cơ thể được vững chắc hơn, đồng thời làm tăng sức bật của cơ thể, giảm bớt các tác động gây chấn thương cột sống khi đi bằng 2 chân.
- Gồm có 12 đôi xương sườn nằm cân xứng dọc theo 2 phía.
Mỗi xương sườn đều gồm:
+ Phần xương dài nằm phía sau
+ Phần sụn ngắn ở phía trước. Hai phần này dính chặt vào với nhau.
- Xương sườn được chia làm 3 phần: đầu, cổ và thân. Phía trước các xương sườn nối với xương ức và phía sau nối với các đốt sống.
- Các xương sườn khác nhau về hình dạng và kích thước.
- Phân loại:
+ Sườn thật.
+ Sườn giả.
+ Sườn cụt hay sườn giao động.
- Xương ức là một xương dẹt nằm ở giữa lồng ngực gồm 3 phần: cán, thân và mỏm kiếm.
- Xương ức lồi về phía trước.
2.2. Các xương của chi
* Các xương chi trên gồm có:đai vai, xương cánh tay, xương cẳng tay và xương bàn tay.
- Đai vai: gồm có xương đòn và xương bả.
+ Xương đòn có hình chữ S. Gồm thân và hai đầu.
+ Xương bả là một xương dẹt hình tam giác gồm 3 phần: mặt phẳng, 3 cạnh và 3 góc.
- Các xương đai vai nối với nhau qua khớp xương ức – xương đòn.

- Xương cánh tay là một xương dài gồm các phần: hai đầu và thân ở giữa. Chỏm cầu là phần trên, bên dưới nó là phần dài, nhỏ là phần thân xương rất dễ gãy nên gọi là cổ giải phẫu. Đầu dưới của xương cánh tay rộng và dẹt.
- Xương cẳng tay gồm một xương trụ và xương quay là các xương dài gồm hai đầu và thân. Đầu trên nối với xương cánh tay, đầu dưới nối với xương cổ tay.
- Xương bàn tay gồm các xương cổ tay, xương đốt bàn tay, các xương đốt ngón tay.

* Các xương chi dưới gồm có: đai chi dưới, đùi, cẳng chân và bàn chân. Phần đai chi dưới gồm có đai hông hay chậu hông, xương cùng và xương cụt.
- Xương chậu thuộc loại xương dẹt, có cấu tao thay đổi theo lớp tuổi và theo giới tính.
- Xương đùi có chiều dài bằng khoảng 1/4 chiều cao của cơ thể, gồm thân xương và hai đầu.
- Xương cẳng chân gồm xương chày và xương mác, là các xương dài có hai đầu và thân.
- Xương bàn chân gồm: cổ chân, đốt bàn chân, đốt ngón chân.
Củng cố
Câu 1. Cột sống có mấy khúc uốn?
Cột sống có bốn khúc uốn.
Có năm đoạn: Cổ, ngực, thắt lưng, cùng và cụt.
Có hai điểm uốn: Cổ và thắt lưng.
Có ba điểm uốn làm cho trọng lực của cơ thể rơi vào các điểm khác nhau.
Câu 2. Hộp sọ được tạo thành từ mấy xương cơ bản?
Từ 8 xương: Trán, đỉnh, chẩn, thái dương, gò má, mũi, hàm trên và hàm dưới.
Từ 5 xương: Trán, đỉnh, chẩn và 2 thái dương.
Từ nhiều xương riêng biệt khác nhau.
Từ 8 xương: 4 xương đơn (chẩn, trán, bướm, sàng) và 2 xương đôi (đỉnh, thái dương).
Câu 3. Xương đầu gồm mấy phần?
Gồm 2 phần: Xương hộp sọ và xương mặt.
Gồm 2 loại: Các xương đơn và các xương đôi.
Gồm 8 xương: Trán, đỉnh, chẩn, thái dương, gò má, mũi, hàm trên và hàm dưới.
Gồm nhiều xương khác.
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo nào cho thấy sự khác nhau giữa hộp sọ trẻ nhỏ dưới 7 tuổi với hộp sọ của người lớn?
Sự tồn tại của các thóp.
Tốc độ xương hóa các thóp và hình thành các đường khác.
Tốc độ tăng trưởng của hộp sọ.
Sự phát triển và thoái hóa các xương hàm.
Câu 5. Bộ xương người khi mới sinh có bao nhiêu chiếc?
506.
206.
600.
300.
Câu 6. Trong cơ thể, xương dài nhất là:
Xương cánh tay.
Xương đùi.
Xương chày.
Xương trụ.
Câu 7. Yếu tố cơ bản được chọn để phân biệt xương dài và xương ngắn là …?
tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều dài của xương.
cấu tạo của phần cứng và phần xốp.
thành phần cốt giao và muối khoáng.
vị trí của xương.

Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình: giải phẫu sinh lí người ( Tạ Thúy Lan)
- Trang web: Google.com.vn



RẤT MONG SỰ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CỦA QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN!

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)