Bài 7. Bộ xương
Chia sẻ bởi Lê Thị Thảo |
Ngày 01/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bộ xương thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ
? Phản xạ là gì? Lấy ví dụ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó?
Chương II: VẬN ĐỘNG
Bài 7: BỘ XƯƠNG
Ta đã tìm hiểu những nét khái quát về cơ thể người như cấu tạo tế bào, cấu tạo cơ thể, các hệ cơ quan cùng chức năng của chúng ... Để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan, ta sẽ tìm hiếu lần lượt qua nội dung các chương. Hệ cơ quan đầu tiên ta xét đến chính là về hệ vận động. (Chương II: Hệ vận động). Sự vận động của cơ thể diễn ra được là nhờ bộ xương và hệ cơ. Vậy bộ xương có cấu tạo và thực hiện chức năng gì? Ta vào nội dung bài hôm nay.
I - Các phần chính của bộ xương
? Bộ xương có chức năng gì?
- Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định (Dáng đứng thẳng).
- Chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động.
- Bảo vệ các nội quan.
Chương II: VẬN ĐỘNG
Bài 7: BỘ XƯƠNG
I - Các phần chính của bộ xương
- Vai trò của bộ xương: Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ
? Em hãy nhận xét về số lượng xương trong bộ xương người? Bộ xương người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào
- Bộ xương gồm nhiều xương, các xương khớp lại với nhau bởi khớp xương.
- Gồm 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi (Xương tay, xương chân).
Khi mới sinh có tới 300 chiếc. khi lớn lên, một số xương ghép lại với nhau nên khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc.
I - Các phần chính của bộ xương
- Bộ xương gồm nhiều xương, được chia làm 3 phần: Xương đầu, xương thân và xương chi (Xương tay, xương chân).
Gồm khối xương sọ và các xương mặt.
+ Xương đầu:
? Hãy cho biết cấu tạo của phần xương đầu?
* Khối xương sọ: Gồm 8 xương khớp với nhau bằng khớp bất động có răng cưa, tạo ra khoang chứa não,
* Các xương mặt: Gồm 6 đôi xương chẵn kết thành một khối, và 3 xương lẻ, trong đó có xương hàm dưới cử động được.
=> Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô hơn so với động vật.
Khối xương sọ
Các xương mặt
? Xương đầu của người và thú có đặc điểm nào khác nhau cơ bản?
? Vì sao có sự khác nhau đó?
Vì con người ăn thức ăn chín, không phải nhai nhiều, có lao động, biết chế tạo vũ khí, không dùng hàm để tự vệ và vũ khí tấn công. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến cơ vận động ngôn ngữ.
? Xương thân gồm những xương nào tạo thành?
I - Các phần chính của bộ xương
+ Xương đầu:
+ Xương thân:
Xương l?ng ng?c
Xương cột sống
Xương cột sống và xương lồng ngực
? Nhận xét đặc điểm xương lồng ngực của người? So với động vật có đặc điểm nào khác?
- Xương sườn gồm 12 đôi xương dẹt, cong. Phía trước 10 đôi xương sườn trên gắn xương ức bằng một đoạn sụn, hai đôi còn lại không nối với xương ức → Gọi là sườn tự do (Xương sườn cụt).
- Các đột sống ngực, xương sườn và xương ức tạo thành lồng ngực.
- Xương ức là một xương dẹt nằm ở giữa lồng ngực gồm 3 phần: Cán, thân, và mỏ kiếm. Xương ức lồi về phía trước.
- Khi hô hấp, lồng ngực nâng lên hạ xuống dễ dàng làm thay đổi thể tích lồng ngực.
* So với động vật:
- Lồng ngực ở động vật: Phát triển theo hướng hẹp hai bên (do bị ép bởi 2 chi trước), rộng trước sau.
- Lồng ngực ở người: Do tư thế đứng thẳng, 2 chi trên tự do, lồng ngực được giải phóng nên phát triển theo hướng rộng 2 bên và hẹp trước sau.
? Với cấu tạo như đã nêu, lồng ngực có chức năng gì?
Lồng ngực tham gia vào hoạt động hô hấp và bảo vệ các nội quan bên trong như tim, phổi
? Qua quan sát em hãy nhận xét cấu tạo, vai trò của xương cột sống?
- Cột sống là trụ cột của cơ thể, được tạo thành từ 33 → 34 đốt sống liên kết với nhau
- chia ra thành 5 phần.
+ Phần cổ: 7 đốt.
+ Phần ngực: 12 đốt.
+ Phần lưng: 5 đốt.
+ Phần xương cùng: 5 đốt.
+ Phần xương cụt: 4 → 5 đốt liền nhau.
- Cột sống cong ở 4 chỗ : Cổ, ngực, lưng, cùng, thành 2 chữ S tiếp nhau → Giúp cơ thể đứng thẳng.
- Mỗi đốt sống đều có các phần: Thân đốt, cung đốt, và các gai, các đốt sống liên kết với nhau qua các lớp sụn, các dây chằng và các khớp
- Các mấu của đốt sống là nơi bám của cơ và ở đoạn ngực còn gắn với xương sườn. Các đốt sống cùng gắn với nhau và khớp với xương cánh chậu của chân tạo thành chậu hông.
- Các đốt sống không xếp thành một trục thẳng đứng, mà cong hình chữ S ở 4 đoạn: Cổ, ngực, lưng, cùng, làm cho trọng tâm cơ thể dồn về 2 chân, thuận lợi cho tư thế đứng thẳng => Chúng làm tăng sức chịu đựng của cột sống, đảm bảo cho tư thế đứng thẳng của cơ thể được vững chắc hơn, đồng thời làm tăng sức bật của cơ thể khi chuyển động bằng cách tăng tính đàn hồi, giảm bớt các tác động gây chấn thương cột sống khi đi bằng hai chân.
- Xương cụt là di tích của xương đuôi ở động vật.
? So sánh cột sống ở người và động vật thuộc lớp thú có đặc điểm gì khác?
- Động vật do thích nghi với tư thế di chuyển bằng 4 chi, nên cột sống cong hình vòm.
- Người thích nghi với tư thế đứng thẳng và di chuyển bằng 2 chi dưới, 2 chi trên tự do, cột sống cong 4 chỗ nhờ đó giúp con người di chuyển và thích nghi với dáng đứng thẳng.
I - Các phần chính của bộ xương
+ Xương đầu:
+ Xương thân:
+ Xương chi
? Dựa vào thực tế và qua quan sát, em hãy xác định các xương của xương chi trên và xương chi dưới?
(Xương tay, xương chân).
* Xương chi trên (Xương tay):
- Đai vai: Có xương bả và xương đòn.
- Xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay.
* Xương chi dưới (Xương chân):
- Xương đai hông: Gồm xương chậu và xương cùng.
- Xương đùi, xương ống chân, xương bàn chân.
* Xương tay: Gắn với cột sống nhờ xương đai vai.
- Đai vai gồm 2 xương đòn và 2 xương bả.
+ Xương bả là 1 xương dẹt hình tam giác.
+ Xương đòn có hình chữ S gồm thân và 2 đầu.
=> Các xương đai nối với nhau qua khớp xương ức – xương đòn.
- Xương cánh tay là 1 xương dài gồm các phần: Hai đầu và thân ở giữa.
- Xương cẳng tay gồm xương trụ và xương quay.
- Các xương bàn tay gồm xương cổ tay, các xương đốt bàn tay, các xương đốt ngón tay.
* Xương chân: Gắn với cột sống nhờ xương đai hông.
- Đai hông gồm 3 đôi xương: Xương chậu, xương háng, xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc.
- Xương đùi có chiều dài bằng ¼ chiều cao cơ thể, gồm thân xương và hai đầu.
- Xương cẳng chân gồm xương chày và xương mác, đây là các xương dài có hai đầu và thân. Xương mác mảnh, nằm ở bên ngoài song song với xương chày, đầu trên dính vào xương chày.
- Xương bàn chân gồm: Cổ chân, đốt bàn chân, đốt ngón chân.
+ Xương cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.
+ Xương bàn chân hình vòm làm cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn diện tích bàn chân đế, giúp việc đi lại dễ dàng hơn. (Những người mắc bệnh bàn chân dẹt, xương bàn chân nằm ngang trên một mặt phẳng, không cong hình vòm, việc đi lại chậm chạp hơn.).
? Theo em xương chi trên và xương chi dưới có đặc điểm nào giống và khác nhau?
* Giống: Có sự tương đồng về cấu tạo (đều gồm xương đai và xương tự do).
* Khác:
- Chi trên: Nhỏ và có sự phân hoá nhiều hơn (khớp vai linh động, khớp tay kiểu bầu dục, ngón cái xếp đối diện với 4 ngón còn lại.
- Chi dưới: To khoẻ hơn và ít phân hoá hơn khớp đai hông vững chắc, đầu gối có xương bánh chè, xương gót cực kỳ phát triển làm trọng tâm rơi về phía sau cơ thể.
? Từ đặc điểm cấu tạo đã phân tích, em hãy nêu chức năng mà xương chi trên và xương chi dưới thực hiện là gì?
- Xương chi trên: phù hợp với chức năng lao động và cầm nắm.
- Xương chi dưới: thích nghi với chức năng nâng đỡ, vận động và dáng đứng thẳng.
Như vậy: Xét đặc điểm của bộ xương người so với động vật thuộc lớp thú ta thấy chúng căn bản là giống nhau song ở người, bộ xương thích nghi hoàn toàn với dáng đứng thẳng. Đó chính là sự tiến hoá của bộ xương mà chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu thật kỹ ở bài sau
III - Các khớp xương.
? Thế nào gọi là một khớp xương?
* Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương.
? Có mấy loại khớp xương? Đó là những loại khớp nào?Lấy ví dụ?
Khớp động
Khớp bán động
Khớp bất động
? Dựa vào cấu tạo của khớp đầu gối, hãy mô tả một khớp động?
Sụn khớp bọc hai đầu xương, dây chằng nối hai đầu xương với nhau, bao hoạt dịch ngăn đôi hai xương và tiết ra một chất dịch nhờn giúp hai đầu xương chuyển động dễ dàng
+ Khớp động là khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn, đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp (bao hoạt dịch).
? Nêu vai trò của khớp động?
Đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của tay, chân
? Thế nào là sai khớp?
Sai khớp là hiện tượng đầu xương trật ra khỏi khớp xương (Khác với bong gân, là hiện tượng dây chằng bị dãn hoặc bị đứt nhưng đầu xương không bị trật khỏi khớp).
? Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không để lâu?
Để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này khó chữa chữa khỏi, xương cử động khó khăn
III - Các khớp xương.
+ Khớp động:
+ Khớp bán động:
? Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Khớp động
Khớp bán động
- Khớp bán động: Cử động được với biên độ nhỏ → Giữa hai đầu xương là đĩa sụn → Hạn chế cử động.
- Khớp động: Cử động được với biên độ lớn.
là những khớp mà cử động của khớp hạn chế.
? Nêu vai trò của khớp bán động?
Giúp xương tạo thành khoang bảo vệ (Khoang ngực). Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng đối với việc giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp.
là loại khớp không cử động được.
+ Khớp bất động:
Khớp bất động
? Nêu đặc điểm của khớp bất động?
Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa → Không cử động được.
? Nêu vai trò của khớp bất động?
Giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan (Hộp sọ bảo vệ não), Hoặc nâng đỡ (Xương chậu).
? Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sống của con người?
- Khớp động và khớp bán động.
- Giúp con người vận động và lao động.
? Bộ xương người gồm có mấy phần?
- Có ba loại khớp xương:
+ Khớp bất động: Là khớp mà hai xương khớp nhau bởi khớp răng cưa hoặc khớp xương lợp lên nhau theo kiểu vẩy cá làm khớp không cử động được.
+ Khớp bán động: Là khớp mà giữa hai xương khớp nhau thường có đĩa sụn làm khớp cử động được với biên độ nhỏ.
+ Khớp động: Là khớp mà giữa hai xương khớp nhau có sụn bọc ngoài, trong có bao hoạt dịch chứa dịch khớp
? Có mấy loại khớp xương? Nêu đặc điểm của từng loại khớp?
Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 27.
- Đọc mục “Em có biết” trang 28.
- Đọc trước bài mới: Cấu tạo và tính chất của xương.
- Chuẩn bị xương đùi ếch, hoặc xương lợn (bò) đã cưa đôi.
? Phản xạ là gì? Lấy ví dụ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó?
Chương II: VẬN ĐỘNG
Bài 7: BỘ XƯƠNG
Ta đã tìm hiểu những nét khái quát về cơ thể người như cấu tạo tế bào, cấu tạo cơ thể, các hệ cơ quan cùng chức năng của chúng ... Để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan, ta sẽ tìm hiếu lần lượt qua nội dung các chương. Hệ cơ quan đầu tiên ta xét đến chính là về hệ vận động. (Chương II: Hệ vận động). Sự vận động của cơ thể diễn ra được là nhờ bộ xương và hệ cơ. Vậy bộ xương có cấu tạo và thực hiện chức năng gì? Ta vào nội dung bài hôm nay.
I - Các phần chính của bộ xương
? Bộ xương có chức năng gì?
- Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định (Dáng đứng thẳng).
- Chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động.
- Bảo vệ các nội quan.
Chương II: VẬN ĐỘNG
Bài 7: BỘ XƯƠNG
I - Các phần chính của bộ xương
- Vai trò của bộ xương: Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ
? Em hãy nhận xét về số lượng xương trong bộ xương người? Bộ xương người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào
- Bộ xương gồm nhiều xương, các xương khớp lại với nhau bởi khớp xương.
- Gồm 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi (Xương tay, xương chân).
Khi mới sinh có tới 300 chiếc. khi lớn lên, một số xương ghép lại với nhau nên khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc.
I - Các phần chính của bộ xương
- Bộ xương gồm nhiều xương, được chia làm 3 phần: Xương đầu, xương thân và xương chi (Xương tay, xương chân).
Gồm khối xương sọ và các xương mặt.
+ Xương đầu:
? Hãy cho biết cấu tạo của phần xương đầu?
* Khối xương sọ: Gồm 8 xương khớp với nhau bằng khớp bất động có răng cưa, tạo ra khoang chứa não,
* Các xương mặt: Gồm 6 đôi xương chẵn kết thành một khối, và 3 xương lẻ, trong đó có xương hàm dưới cử động được.
=> Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô hơn so với động vật.
Khối xương sọ
Các xương mặt
? Xương đầu của người và thú có đặc điểm nào khác nhau cơ bản?
? Vì sao có sự khác nhau đó?
Vì con người ăn thức ăn chín, không phải nhai nhiều, có lao động, biết chế tạo vũ khí, không dùng hàm để tự vệ và vũ khí tấn công. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến cơ vận động ngôn ngữ.
? Xương thân gồm những xương nào tạo thành?
I - Các phần chính của bộ xương
+ Xương đầu:
+ Xương thân:
Xương l?ng ng?c
Xương cột sống
Xương cột sống và xương lồng ngực
? Nhận xét đặc điểm xương lồng ngực của người? So với động vật có đặc điểm nào khác?
- Xương sườn gồm 12 đôi xương dẹt, cong. Phía trước 10 đôi xương sườn trên gắn xương ức bằng một đoạn sụn, hai đôi còn lại không nối với xương ức → Gọi là sườn tự do (Xương sườn cụt).
- Các đột sống ngực, xương sườn và xương ức tạo thành lồng ngực.
- Xương ức là một xương dẹt nằm ở giữa lồng ngực gồm 3 phần: Cán, thân, và mỏ kiếm. Xương ức lồi về phía trước.
- Khi hô hấp, lồng ngực nâng lên hạ xuống dễ dàng làm thay đổi thể tích lồng ngực.
* So với động vật:
- Lồng ngực ở động vật: Phát triển theo hướng hẹp hai bên (do bị ép bởi 2 chi trước), rộng trước sau.
- Lồng ngực ở người: Do tư thế đứng thẳng, 2 chi trên tự do, lồng ngực được giải phóng nên phát triển theo hướng rộng 2 bên và hẹp trước sau.
? Với cấu tạo như đã nêu, lồng ngực có chức năng gì?
Lồng ngực tham gia vào hoạt động hô hấp và bảo vệ các nội quan bên trong như tim, phổi
? Qua quan sát em hãy nhận xét cấu tạo, vai trò của xương cột sống?
- Cột sống là trụ cột của cơ thể, được tạo thành từ 33 → 34 đốt sống liên kết với nhau
- chia ra thành 5 phần.
+ Phần cổ: 7 đốt.
+ Phần ngực: 12 đốt.
+ Phần lưng: 5 đốt.
+ Phần xương cùng: 5 đốt.
+ Phần xương cụt: 4 → 5 đốt liền nhau.
- Cột sống cong ở 4 chỗ : Cổ, ngực, lưng, cùng, thành 2 chữ S tiếp nhau → Giúp cơ thể đứng thẳng.
- Mỗi đốt sống đều có các phần: Thân đốt, cung đốt, và các gai, các đốt sống liên kết với nhau qua các lớp sụn, các dây chằng và các khớp
- Các mấu của đốt sống là nơi bám của cơ và ở đoạn ngực còn gắn với xương sườn. Các đốt sống cùng gắn với nhau và khớp với xương cánh chậu của chân tạo thành chậu hông.
- Các đốt sống không xếp thành một trục thẳng đứng, mà cong hình chữ S ở 4 đoạn: Cổ, ngực, lưng, cùng, làm cho trọng tâm cơ thể dồn về 2 chân, thuận lợi cho tư thế đứng thẳng => Chúng làm tăng sức chịu đựng của cột sống, đảm bảo cho tư thế đứng thẳng của cơ thể được vững chắc hơn, đồng thời làm tăng sức bật của cơ thể khi chuyển động bằng cách tăng tính đàn hồi, giảm bớt các tác động gây chấn thương cột sống khi đi bằng hai chân.
- Xương cụt là di tích của xương đuôi ở động vật.
? So sánh cột sống ở người và động vật thuộc lớp thú có đặc điểm gì khác?
- Động vật do thích nghi với tư thế di chuyển bằng 4 chi, nên cột sống cong hình vòm.
- Người thích nghi với tư thế đứng thẳng và di chuyển bằng 2 chi dưới, 2 chi trên tự do, cột sống cong 4 chỗ nhờ đó giúp con người di chuyển và thích nghi với dáng đứng thẳng.
I - Các phần chính của bộ xương
+ Xương đầu:
+ Xương thân:
+ Xương chi
? Dựa vào thực tế và qua quan sát, em hãy xác định các xương của xương chi trên và xương chi dưới?
(Xương tay, xương chân).
* Xương chi trên (Xương tay):
- Đai vai: Có xương bả và xương đòn.
- Xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay.
* Xương chi dưới (Xương chân):
- Xương đai hông: Gồm xương chậu và xương cùng.
- Xương đùi, xương ống chân, xương bàn chân.
* Xương tay: Gắn với cột sống nhờ xương đai vai.
- Đai vai gồm 2 xương đòn và 2 xương bả.
+ Xương bả là 1 xương dẹt hình tam giác.
+ Xương đòn có hình chữ S gồm thân và 2 đầu.
=> Các xương đai nối với nhau qua khớp xương ức – xương đòn.
- Xương cánh tay là 1 xương dài gồm các phần: Hai đầu và thân ở giữa.
- Xương cẳng tay gồm xương trụ và xương quay.
- Các xương bàn tay gồm xương cổ tay, các xương đốt bàn tay, các xương đốt ngón tay.
* Xương chân: Gắn với cột sống nhờ xương đai hông.
- Đai hông gồm 3 đôi xương: Xương chậu, xương háng, xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc.
- Xương đùi có chiều dài bằng ¼ chiều cao cơ thể, gồm thân xương và hai đầu.
- Xương cẳng chân gồm xương chày và xương mác, đây là các xương dài có hai đầu và thân. Xương mác mảnh, nằm ở bên ngoài song song với xương chày, đầu trên dính vào xương chày.
- Xương bàn chân gồm: Cổ chân, đốt bàn chân, đốt ngón chân.
+ Xương cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.
+ Xương bàn chân hình vòm làm cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn diện tích bàn chân đế, giúp việc đi lại dễ dàng hơn. (Những người mắc bệnh bàn chân dẹt, xương bàn chân nằm ngang trên một mặt phẳng, không cong hình vòm, việc đi lại chậm chạp hơn.).
? Theo em xương chi trên và xương chi dưới có đặc điểm nào giống và khác nhau?
* Giống: Có sự tương đồng về cấu tạo (đều gồm xương đai và xương tự do).
* Khác:
- Chi trên: Nhỏ và có sự phân hoá nhiều hơn (khớp vai linh động, khớp tay kiểu bầu dục, ngón cái xếp đối diện với 4 ngón còn lại.
- Chi dưới: To khoẻ hơn và ít phân hoá hơn khớp đai hông vững chắc, đầu gối có xương bánh chè, xương gót cực kỳ phát triển làm trọng tâm rơi về phía sau cơ thể.
? Từ đặc điểm cấu tạo đã phân tích, em hãy nêu chức năng mà xương chi trên và xương chi dưới thực hiện là gì?
- Xương chi trên: phù hợp với chức năng lao động và cầm nắm.
- Xương chi dưới: thích nghi với chức năng nâng đỡ, vận động và dáng đứng thẳng.
Như vậy: Xét đặc điểm của bộ xương người so với động vật thuộc lớp thú ta thấy chúng căn bản là giống nhau song ở người, bộ xương thích nghi hoàn toàn với dáng đứng thẳng. Đó chính là sự tiến hoá của bộ xương mà chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu thật kỹ ở bài sau
III - Các khớp xương.
? Thế nào gọi là một khớp xương?
* Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương.
? Có mấy loại khớp xương? Đó là những loại khớp nào?Lấy ví dụ?
Khớp động
Khớp bán động
Khớp bất động
? Dựa vào cấu tạo của khớp đầu gối, hãy mô tả một khớp động?
Sụn khớp bọc hai đầu xương, dây chằng nối hai đầu xương với nhau, bao hoạt dịch ngăn đôi hai xương và tiết ra một chất dịch nhờn giúp hai đầu xương chuyển động dễ dàng
+ Khớp động là khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn, đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp (bao hoạt dịch).
? Nêu vai trò của khớp động?
Đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của tay, chân
? Thế nào là sai khớp?
Sai khớp là hiện tượng đầu xương trật ra khỏi khớp xương (Khác với bong gân, là hiện tượng dây chằng bị dãn hoặc bị đứt nhưng đầu xương không bị trật khỏi khớp).
? Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không để lâu?
Để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này khó chữa chữa khỏi, xương cử động khó khăn
III - Các khớp xương.
+ Khớp động:
+ Khớp bán động:
? Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Khớp động
Khớp bán động
- Khớp bán động: Cử động được với biên độ nhỏ → Giữa hai đầu xương là đĩa sụn → Hạn chế cử động.
- Khớp động: Cử động được với biên độ lớn.
là những khớp mà cử động của khớp hạn chế.
? Nêu vai trò của khớp bán động?
Giúp xương tạo thành khoang bảo vệ (Khoang ngực). Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng đối với việc giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp.
là loại khớp không cử động được.
+ Khớp bất động:
Khớp bất động
? Nêu đặc điểm của khớp bất động?
Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa → Không cử động được.
? Nêu vai trò của khớp bất động?
Giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan (Hộp sọ bảo vệ não), Hoặc nâng đỡ (Xương chậu).
? Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sống của con người?
- Khớp động và khớp bán động.
- Giúp con người vận động và lao động.
? Bộ xương người gồm có mấy phần?
- Có ba loại khớp xương:
+ Khớp bất động: Là khớp mà hai xương khớp nhau bởi khớp răng cưa hoặc khớp xương lợp lên nhau theo kiểu vẩy cá làm khớp không cử động được.
+ Khớp bán động: Là khớp mà giữa hai xương khớp nhau thường có đĩa sụn làm khớp cử động được với biên độ nhỏ.
+ Khớp động: Là khớp mà giữa hai xương khớp nhau có sụn bọc ngoài, trong có bao hoạt dịch chứa dịch khớp
? Có mấy loại khớp xương? Nêu đặc điểm của từng loại khớp?
Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 27.
- Đọc mục “Em có biết” trang 28.
- Đọc trước bài mới: Cấu tạo và tính chất của xương.
- Chuẩn bị xương đùi ếch, hoặc xương lợn (bò) đã cưa đôi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)