Bài 7. Áp suất
Chia sẻ bởi Trương Nữ Hoa Sen |
Ngày 29/04/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Áp suất thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ hội giảng chào mừng ngày 20 / 10 / 2007
kiểm tra bài cũ
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay giãn.
Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
tiết 7: áp Suất
Tại sao máy kéo
nặng nề lại chạy
được bình thường
trên đất mềm, còn ô tô
nhẹ hơn nhiều lại bị
sa lầy trên chính
quãng đường này?
I - áp lực là gì?
Người và tủ tác dụng lên sàn nhà
các lực có phương như thế nào?
áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Phương vuông góc
với sàn nhà
C1: Trong số các lực được ghi ở hình vẽ sau thì lực nào là áp lực?
- Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường.-
- Lực của máy kéo tác dụng lên khúc gỗ.
- Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh.
- Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ.
Ii - áp suất
1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào?
Làm thí nghiệm:
B1: Đặt 1 viên gạch vào chậu
bột đá.Đánh dấu phần viên gạch lún vào bột.
B2: Đặt 2 viên gạch vào chậu bột đá. Đánh dấu phần viên gạch lún vào bột.
B3: Đặt 1viên gạch thẳng đứng vào châu bột đá. Đánh dấu phần viên gạch lún vào bột.
1
2
3
Ii - áp suất
* Hoàn thành bảng so sánh
*Kết luận: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực ... và diện tích bị ép......
càng lớn
càng nhỏ
>
=
<
>
>
=
2. áp suất là gì?
a) Khái niệm áp suất:
áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Trong đó: p - áp suất. (N/m2)
F - áp lực tác dụng lên mặt bị ép .(N)
S - Diện tích bị ép (m2)
b)Công thức
Đơn vị của áp suất là paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2
III - Vận dụng:
C4: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng, giảm áp suất? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế.
Trả lời: Để tăng áp suất thì cần tăng áp lực hoặc giảm diện tích bị ép.
+VD: Lưỡi xẻng càng nhọn
(diện tích bị ép càng nhỏ) thì càng dễ xuyên xâu vào lòng đất hơn so với xẻng khác (Khi tác dụng cùng áp lực)
C5:
Tóm tắt
F1= 340000N
S1= 1,5m2
F2= 20 000N
S2= 250cm2
= 0,0250m2
p1 = ?
p1 = ? p2
Giải
áp suất của xe tăng lên mặt đường là:
p1 = F1 / S1= 340000/ 1,5
= 226666,7(Pa)
áp suất của ô tô lên mặt đường là:
p2 = F2 / S2= 20000/0,0250
= 800000(Pa)
Vậy p2 > p1. Ô tô bị lún bánh và bị sa lầy.
Ghi nhớ:
áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
- Đơn vị của áp suất là paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2
Củng cố
Bài 7.1:
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
Người đứng cả hai chân.
Người đứng có một chân.
Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
Người đứng 1chân nhưng tay cầm quả tạ.
Bài 7.2:
Muốn làm tăng (giảm) áp suất thì phải làm thế nào? trong các cách sau đây cách nào là không đúng?
Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép.
Hướng dẫn về nhà
HD bài 7.6
m1 = 60 Kg
m2 = 4 Kg
S = 8 cm2
p = ?
F = P = 10m
= 10 ( m1+ m2 )
Học thuộc bài, làm bài tập 7.3; 7.4; 7.5; 7.6.
Đọc có thể em chưa biết.
Đọc trước bài 8: áp suất chất lỏng bình thông nhau.
tiết 7: áp Suất
I - áp lực là gì?
áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
II - áp suất
áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
- Đơn vị của áp suất là paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2
Bi h?c d?n dõy k?t thỳc.
Kớnh chỳc quý th?y cụ luụn thnh cụng trong cụng tỏc
Cỏc em h?c sinh l?p 8A2 luụn luụn h?c gi?i
Có thể em chưa biết
áp suất ánh sáng là áp suất mà ánh sáng tác dụng lên vật được rọi sáng. áp suất này rất bé, cỡ 1 phần triệu Pa. Năm 1899, nhà vật lý Le Be Dep (người Nga) lần đầu tiên đã đo được áp suất ánh sáng bằng thí nghiệm rất tinh vi. chính áp suất của ánh sáng mặt trời đã làm cho đuôi sao chổi bao giờ cũng hướng từ phía mặt trời hướng ra. Hình vẽ bên là ảnh chụp sao chổi Hallay ngày 6/4/1997 trên bầu trời Pari. Em hãy xác định vị trí của mặt trời trong ảnh này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Nữ Hoa Sen
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)