Bài 7. Áp suất

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Sơn | Ngày 29/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Áp suất thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG CÁC EM HỌC SINH
PHÒNG GIÁO DỤC PHÚ VANG
TRƯỜNG THCS PHÚ THUẬN
----------------------
GV: Nguyễn Thanh Sơn
Có hai cái cọc như hình vẽ
1
2
Tác dụng vào hai cọc những lực có cường độ như nhau, thì cọc nào sẽ ăn sâu vào đất nhanh hơn?
ÁP SUẤT
Bài 7
I. Áp lực là gì?

P
Mặt bị ép
Lực ép
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Trong số các lực ở các hình dưới đây, lực nào là áp lực?
P
FK
F1
F2
II. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
1. Thí nghiệm:
Tìm các dấu “=”, “>”, “<” thích hợp cho các ô trống của bảng 7.1
II. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
1. Thí nghiệm:
1
2
3
>
=
=
<
>
>
2. Kết luận:
Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực..............
và diện tích bị ép.................
Càng mạnh
Càng nhỏ
Đế xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép, người ta đưa ra khái niệm áp suất (p). Vậy áp suất được tính như thế nào?
III. Áp suất:
+ Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
p: áp suất.
F: áp lực.
S: diện tích mặt bị ép.
p: 1Pascal (Pa) = 1N/m2.
F: Newton (N).
S: mét vuông (m2).
IV. Vận dụng:
C4 Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng, giảm áp suất? Nêu những thí dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế?
Dựa vào sự thay đổi của diện tích mặt bị ép hay áp lực của vật mà ta có thể làm tăng hay giảm áp suất.
VD: Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc.
Cọc càng nhọn thì càng dễ cắm vào đất.
C5
Tóm tắt:
F1 = 340000N
S1 = 1,5m2
F2 = 20000N
S2 = 250cm2 = 0,025m2
Tính và so sánh
p1 ; p2 ?
Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang
Áp suất của xe ôtô lên mặt
đường nằm ngang
Suy ra: p1 < p2
Vậy ô tô dễ bị lún và sa lầy vào đất mềm hơn so với xe tăng
+ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mắt bị ép
+ Áp suất được tính bằng công thức
p =
S
F
+ Đơn vị của áp suất là paxcan ( Pa ): 1Pa = 1N.m2
Củng cố bài học
1> Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực?
A. Áp lực là lực ép của vật lên giá đỡ.
B. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật
C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật
D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Củng cố bài học
2> Trong những trường hợp nào sau đây, áp suất của một người tác dụng lên sàn nhà là nhỏ nhất?
A. Đứng thẳng hai chân
B. Co một chân lên
C. Nằm trên sàn nhà
D. Ngồi xuống
C. Nằm trên sàn nhà
Các em học thuộc phần ghi nhớ .
Làm bài tập ở sách bài tập
Chuẩn bị bài mới:
+ Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chiều tác dụng bởi yếu tố nào?
+ Làm thế nào để xác định độ lớn của yếu tố đó?

Xin chân thành cám ơn quý thầy cô
và các em học sinh
đã tham dự tiết học hôm nay

Chúc Quý Thầy Cô Mạnh Khỏe
Chúc Các Em Học Giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)