Bài 66: địa
Chia sẻ bởi Phạm Linh |
Ngày 01/05/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: bài 66: địa thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các bạn đến với phần thuyết trình của tổ 1!
Au: Hoàng Ngọc Quỳnh
Des: Phạm Linh
Presenters: Trương Hà
Tìm hiểu về cụm di tích :
Núi bài thơ
1. Vị trí
Núi Bài Thơ cao gần 200m, nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, là một trong những núi cao nhất vùng biển Cửa Lục. Ba mặt của núi giáp với khu dân cư, phía tây và phía nam nằm sát với Vịnh Hạ Long. Núi trước đây có tên là Truyền Đăng (dân gian quen gọi là núi Rọi Đèn).
Xuất xứ của tên gọi này là do trước đây, những người lính gác tiền tiêu trên đỉnh núi mỗi khi có báo động thì đốt lửa báo tin và vào buổi tối thì thắp những ngọn đèn như ngọn hải đăng báo hiệu… Và có lẽ từ sau khi vua Lê Thánh Tông để lại bài thơ trên vách núi thì núi mới được đổi tên là núi Đề Thơ, sau đó là núi Bài Thơ cho đến ngày hôm nay.
Vịnh Hạ Long nhìn từ núi bài thơ
2. Đặc điểm:
- Đây là một di tích có giá trị văn hoá lịch sử quan trọng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều bài thơ khắc trên đá của một số vị vua đi kinh lý, cảm hứng trước vẻ đẹp thần tiên của Vịnh Hạ Long đã làm thơ.
- Nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, có độ cao 200m, núi Bài Thơ là một di tích có giá trị văn hoá lịch sử quan trọng. Trước kia núi có tên gọi là núi Truyền Đăng. Đến tháng 2 năm 1468, nhân một dịp đi kinh lý vùng Đông Bắc, cảm hứng trước cảnh đẹp thần tiên của Vịnh Hạ Long vua Lê Thánh Tông đã làm một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam. Từ đó núi có tên là núi Đề Thơ, sau được gọi là núi Bài Thơ. 261 năm sau (năm 1729), nhân dịp duyệt thủy quân trên Biển Đông, chúa Trịnh Cương đã là một bài thơ họa lại bài thơ của vua Lê Thánh Tông và cho khắc ngay gần đấy.
3. Lịch sử hình thành:
Núi hình thành từ kỷ Đê-vôn, trong cuộc vận động tạo núi Indonesia. Đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chĩa lên trời, đấy là cốt + 168 m, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựng đứng, những lèn đá tai mèo nhọn hoắt làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí.
Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh.
Núi Bài Thơ thuở xưa có tên núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng Sơn. Tương truyền rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Đăng.
Năm 1468, vào dịp mùa xuân, năm Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh Tông, cháu nội của Lê Lợi, đưa quân đi tuần ở vùng biển Đông Bắc, có dừng thuyền ở chân núi Truyền Đăng, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống rượu ngâm thơ. Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà thơ - nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá tạm dịch ý như sau:
Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào
Núi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trời
Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ
Hàm hào cửu tam (đã định)
Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió
Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên
Vùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắt
Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững
Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn.
Bài thơ này được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m, gồm 56 chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay chép lại. Trong 56 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn lại rất mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị phân hóa gần như hoàn toàn. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.
Bài thơ này được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m, gồm 56 chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay chép lại. Trong 56 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn lại rất mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị phân hóa gần như hoàn toàn. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.
261 năm sau, vào năm 1729 chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê - Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đây. Ông cho đóng quân đồn trú dưới chân núi Truyền Đăng. Đọc thấy bài thơ của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh bèn họa lại bằng một bài thất ngôn bát cú, lấy theo vần "yên" của bài trước, dùng lại 4 chữ "thiên" "quyền" "yêu" "niên" trong bài của Lê Thánh Tông. Bản dịch của Hà Minh bài thơ họa của Trịnh Cương:
Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy
Núi chìm xuống nước, nước tràn mây
Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng
Cảnh đẹp thần tiên một chốn này.
Mùi tanh giặc thác còn đâu đó
Cỏ hoa sương khói vẫn còn đây
Ba quân tướng sĩ đều vui vẻ
Bữa tiệc biển khơi chén rượu đầy.
Bài thơ của Trịnh Cương được khắc theo lối chữ hành, trên một vách đá nghiêng xuống đất, nên tránh được hủy hoại của nước mưa, đến nay còn rõ nguyên, rất dễ đọc.
Đến đầu thế kỷ 20 nhiều tao nhân, mặc khách đi du ngoạn vùng Hạ Long, gặp bài thơ này lại cho khắc 7 bài thơ nữa, có bài chữ Hán, có bài chữ Quốc ngữ trên những vách đá lân cận. Tổng số bây giờ có chín bài thơ còn lưu truyền trên vách đá.
*Có thể bạn chưa biết
Vừa qua, cùng dòng người leo lên đỉnh núi Bài Thơ có độ cao 200m chúng tôi cảm thấy bất ngờ trước thắng cảnh lịch sử đang bị xâm hại, trở nên hoang tàn. Ngay từ lối vào vốn đã nhỏ hẹp lại bị một ngôi nhà cấp 4 được gắn biển “Chào mừng Đại hội X Công đoàn tỉnh Quảng Ninh” chặn lại chỉ còn một ngách đi bé tí vừa một người lọt qua được. Mỗi lần đi qua đây du khách phải trả 10.000 đồng/người mới được mở cổng để đi lên núi.
Theo người dân ở đây thì ngôi nhà luôn đóng kín cửa nên không rõ bên trong có những gì, trước cửa nhà chất đầy đồ phế liệu cùng những lồng nuôi nhốt gia súc chắn ngang lối đi. Trên đường lên núi đầy phân dê bốc mùi hôi nồng nặc. Đi sâu vào bên trong, khi nhìn thấy đàn dê lên đến vài chục con được nhốt trong nhà di tích tổng đài, chúng tôi mới hiểu con đường này hàng ngày vẫn dành cho dê đi lại. Tiếp tục vượt qua vài chục bậc thang lên cao, vào trong hang gắn biển “di tích tổ đường dây” chúng tôi cũng thấy toàn vỏ bánh, vỏ lon nước ngọt la liệt khắp nơi. Ngôi nhà chờ nằm ở giữa đường lên núi cửa bị bật tung, tường nhà bị một số người thiếu ý thức viết vẽ linh tinh, bên trong nhà hôi hám bẩn thỉu.
Chúng tôi càng leo lên gần tới đỉnh núi đường càng khó đi bởi các bậc xây bị bung vỡ hết, cây bị chặt chết khô chắn mất đường đi. Lên tới đỉnh núi ai cũng cảm thấy thanh thản khi vừa được thu vào tầm mắt hàng trăm hòn đảo đá nhấp nhô trên Vịnh Hạ Long, vừa được ngắm toàn cảnh TP Hạ Long với nhiều kiểu kiến trúc. Tuy nhiên, khi nhìn thấy tấm bia đá bị gạch xoá chi chít đến nỗi không đọc được các dòng chữ ghi lại chứng tích lịch sử đề ở trên (không chỉ tấm bia đá mà bất kỳ chỗ nào có thể ghi chữ cũng bị những người vô ý thức leo núi từ trước đó viết lên) thì ai cũng cảm thấy bất bình.
* Các hình ảnh về núi bài thơ
Xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe phần thuyết trình của tổ 1
Au: Hoàng Ngọc Quỳnh
Des: Phạm Linh
Presenters: Trương Hà
Tìm hiểu về cụm di tích :
Núi bài thơ
1. Vị trí
Núi Bài Thơ cao gần 200m, nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, là một trong những núi cao nhất vùng biển Cửa Lục. Ba mặt của núi giáp với khu dân cư, phía tây và phía nam nằm sát với Vịnh Hạ Long. Núi trước đây có tên là Truyền Đăng (dân gian quen gọi là núi Rọi Đèn).
Xuất xứ của tên gọi này là do trước đây, những người lính gác tiền tiêu trên đỉnh núi mỗi khi có báo động thì đốt lửa báo tin và vào buổi tối thì thắp những ngọn đèn như ngọn hải đăng báo hiệu… Và có lẽ từ sau khi vua Lê Thánh Tông để lại bài thơ trên vách núi thì núi mới được đổi tên là núi Đề Thơ, sau đó là núi Bài Thơ cho đến ngày hôm nay.
Vịnh Hạ Long nhìn từ núi bài thơ
2. Đặc điểm:
- Đây là một di tích có giá trị văn hoá lịch sử quan trọng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều bài thơ khắc trên đá của một số vị vua đi kinh lý, cảm hứng trước vẻ đẹp thần tiên của Vịnh Hạ Long đã làm thơ.
- Nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, có độ cao 200m, núi Bài Thơ là một di tích có giá trị văn hoá lịch sử quan trọng. Trước kia núi có tên gọi là núi Truyền Đăng. Đến tháng 2 năm 1468, nhân một dịp đi kinh lý vùng Đông Bắc, cảm hứng trước cảnh đẹp thần tiên của Vịnh Hạ Long vua Lê Thánh Tông đã làm một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam. Từ đó núi có tên là núi Đề Thơ, sau được gọi là núi Bài Thơ. 261 năm sau (năm 1729), nhân dịp duyệt thủy quân trên Biển Đông, chúa Trịnh Cương đã là một bài thơ họa lại bài thơ của vua Lê Thánh Tông và cho khắc ngay gần đấy.
3. Lịch sử hình thành:
Núi hình thành từ kỷ Đê-vôn, trong cuộc vận động tạo núi Indonesia. Đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chĩa lên trời, đấy là cốt + 168 m, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựng đứng, những lèn đá tai mèo nhọn hoắt làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí.
Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh.
Núi Bài Thơ thuở xưa có tên núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng Sơn. Tương truyền rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Đăng.
Năm 1468, vào dịp mùa xuân, năm Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh Tông, cháu nội của Lê Lợi, đưa quân đi tuần ở vùng biển Đông Bắc, có dừng thuyền ở chân núi Truyền Đăng, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống rượu ngâm thơ. Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà thơ - nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá tạm dịch ý như sau:
Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào
Núi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trời
Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ
Hàm hào cửu tam (đã định)
Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió
Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên
Vùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắt
Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững
Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn.
Bài thơ này được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m, gồm 56 chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay chép lại. Trong 56 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn lại rất mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị phân hóa gần như hoàn toàn. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.
Bài thơ này được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m, gồm 56 chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay chép lại. Trong 56 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn lại rất mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị phân hóa gần như hoàn toàn. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.
261 năm sau, vào năm 1729 chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê - Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đây. Ông cho đóng quân đồn trú dưới chân núi Truyền Đăng. Đọc thấy bài thơ của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh bèn họa lại bằng một bài thất ngôn bát cú, lấy theo vần "yên" của bài trước, dùng lại 4 chữ "thiên" "quyền" "yêu" "niên" trong bài của Lê Thánh Tông. Bản dịch của Hà Minh bài thơ họa của Trịnh Cương:
Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy
Núi chìm xuống nước, nước tràn mây
Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng
Cảnh đẹp thần tiên một chốn này.
Mùi tanh giặc thác còn đâu đó
Cỏ hoa sương khói vẫn còn đây
Ba quân tướng sĩ đều vui vẻ
Bữa tiệc biển khơi chén rượu đầy.
Bài thơ của Trịnh Cương được khắc theo lối chữ hành, trên một vách đá nghiêng xuống đất, nên tránh được hủy hoại của nước mưa, đến nay còn rõ nguyên, rất dễ đọc.
Đến đầu thế kỷ 20 nhiều tao nhân, mặc khách đi du ngoạn vùng Hạ Long, gặp bài thơ này lại cho khắc 7 bài thơ nữa, có bài chữ Hán, có bài chữ Quốc ngữ trên những vách đá lân cận. Tổng số bây giờ có chín bài thơ còn lưu truyền trên vách đá.
*Có thể bạn chưa biết
Vừa qua, cùng dòng người leo lên đỉnh núi Bài Thơ có độ cao 200m chúng tôi cảm thấy bất ngờ trước thắng cảnh lịch sử đang bị xâm hại, trở nên hoang tàn. Ngay từ lối vào vốn đã nhỏ hẹp lại bị một ngôi nhà cấp 4 được gắn biển “Chào mừng Đại hội X Công đoàn tỉnh Quảng Ninh” chặn lại chỉ còn một ngách đi bé tí vừa một người lọt qua được. Mỗi lần đi qua đây du khách phải trả 10.000 đồng/người mới được mở cổng để đi lên núi.
Theo người dân ở đây thì ngôi nhà luôn đóng kín cửa nên không rõ bên trong có những gì, trước cửa nhà chất đầy đồ phế liệu cùng những lồng nuôi nhốt gia súc chắn ngang lối đi. Trên đường lên núi đầy phân dê bốc mùi hôi nồng nặc. Đi sâu vào bên trong, khi nhìn thấy đàn dê lên đến vài chục con được nhốt trong nhà di tích tổng đài, chúng tôi mới hiểu con đường này hàng ngày vẫn dành cho dê đi lại. Tiếp tục vượt qua vài chục bậc thang lên cao, vào trong hang gắn biển “di tích tổ đường dây” chúng tôi cũng thấy toàn vỏ bánh, vỏ lon nước ngọt la liệt khắp nơi. Ngôi nhà chờ nằm ở giữa đường lên núi cửa bị bật tung, tường nhà bị một số người thiếu ý thức viết vẽ linh tinh, bên trong nhà hôi hám bẩn thỉu.
Chúng tôi càng leo lên gần tới đỉnh núi đường càng khó đi bởi các bậc xây bị bung vỡ hết, cây bị chặt chết khô chắn mất đường đi. Lên tới đỉnh núi ai cũng cảm thấy thanh thản khi vừa được thu vào tầm mắt hàng trăm hòn đảo đá nhấp nhô trên Vịnh Hạ Long, vừa được ngắm toàn cảnh TP Hạ Long với nhiều kiểu kiến trúc. Tuy nhiên, khi nhìn thấy tấm bia đá bị gạch xoá chi chít đến nỗi không đọc được các dòng chữ ghi lại chứng tích lịch sử đề ở trên (không chỉ tấm bia đá mà bất kỳ chỗ nào có thể ghi chữ cũng bị những người vô ý thức leo núi từ trước đó viết lên) thì ai cũng cảm thấy bất bình.
* Các hình ảnh về núi bài thơ
Xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe phần thuyết trình của tổ 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)