Bài 64. Tham quan thiên nhiên

Chia sẻ bởi Tạ Thành linh | Ngày 04/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 64. Tham quan thiên nhiên thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 3
TÍNH ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ CỦA SINH VẬT
Quá trình tiến hóa lâu dài nhưng chúng vẫn có mối liên hệ họ hàng nhất định
Hệ thống đơn vị phân loại:
Loài là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai.
Theo Ernst Mayr, loài là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác.
3.1. Tính đa dạng và phong phú
Trong nhiều trường hợp chính xác, loài được định nghĩa là nhóm cá thể có bộ nhiễm sắc thể giống nhau nhất định.
Sự thích nghi các đặc điểm địa phương và phân cách địa lý đã làm cho loài có nhiều đặc điểm được chia nhỏ hơn tới phân loài (hay loài phụ).
3.1. Tính đa dạng và phong phú
Tính chất chung của loài:
Có chung 1 tập hợp các dấu hiệu nhất định
Có chung nguồn gốc
Có những đặc điểm sinh lý chung
Trường hợp cá biệt: Ngựa lai với Lừa cho ra con La, La không có khả năng sinh sản.
3.1. Tính đa dạng và phong phú
Chia Sinh vật thành 2 bộ phận:
+ Bộ phận chưa có cấu tạo tế bào – sinh vật nhân sơ (siêu vi khuẩn, thể thực khuẩn);
+ Bộ phận sinh vật có cấu tạo tế bào – sinh vật nhân chuẩn: động vật và thực vật.
3.1. Tính đa dạng và phong phú
Thể thực khuẩn
Ước tính số lượng đa dạng loài toàn cầu dao động từ 2 triệu đến 100 triệu loài, con số ước tính chính xác nhất là khoảng 12,5 triệu, trong đó chỉ có 1,7 triệu loài đã được định tên. Trên TD số loài lớn nhất có lẽ là côn trùng.
Loài là bậc cơ sở để phân loại, nhưng loài chưa phải là nhỏ nhất, dưới loài còn được phân ra giống, thứ, dạng
Loài được chia ra thành các giống là do có sự biến dị nhất định nào đó, hoặc có một số hình dạng khác biệt nhất định. Tuy vậy, chúng vẫn có tính chất chung của loài.
3.1. Tính đa dạng và phong phú
Nguồn: Cục bảo vệ Môi trường
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lạp lục của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Có thể chia thành 2 nhóm thực vật:
Nhóm thực vật không xanh
Bao gồm nấm, vi khuẩn: không tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, sống dị dưỡng nhờ các hữu cơ sẵn có, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

3.2. Khái quát về giới thực vật
Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dang các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào.
b. Nhóm thực vật xanh
Bao gồm nhóm tảo và tất cả các loại thực vật bậc cao. Chúng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ thông qua quang hợp, cơ thể có chất diệp lục.
Vai trò của cây xanh vô cùng to lớn, nó tạo nên toàn bộ khối lượng vật chất hữu cơ có trên TĐ. Thực vật xanh nắm vai trò quyết định sự sống trên TĐ, tất cả các sinh vật dị dưỡng đều cần có các hợp chất hữu cơ có sẵn, chính vì vậy mà chúng đều trực tiếp hay gián tiếp sống nhờ vào thực vật xanh.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Có thể chia giới thực vật thành 2 nhóm phân loại lớn:
1- Nhóm thực vật bậc thấp: chưa có sự phân hóa thành thân, rễ, lá. Cơ thể đơn bào, đa bào, tập đoàn đơn bào
2- Nhóm thực vật bậc cao
Cơ thể đa bào, phân hóa chức năng cao, phân thành thân, rễ, lá, và có mạch dẫn
3.2. Khái quát về giới thực vật
Lunularia cruciata,
một loài rêu tản
3.2.1. Phân giới thực vật bậc thấp
Sinh vật chưa có cấu tạo tế bào
Virus (siêu vi khuẩn)
Virus, còn gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một vật thể nhỏ xâm nhiễm vào cơ thể sống, thuộc loại ký sinh trùng. Virus có tính kí sinh nội bào bắt buộc; chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác vì chúng thiếu bộ máy ở mức tế bào để tự sinh sản.
Virus điển hình mang một lượng nhỏ axit nucleic (DNA hoặc RNA) bao quanh bởi lớp áo bảo vệ (vỏ capsid) cấu tạo bằng protein, hay lipoprotein.
Virus là những tác nhân gây nhiễm trùng có kích thước nhỏ nhất (đường kính 20-300 nm)và trong bộ gen của chúng chỉ chứa một loại acid nucleic (RNA hoặc DNA). Acid nucleic được bao bọc trong lớp vỏ protein và bên ngoài cùng có thể được bao quanh một màng lipid. Toàn bộ phân tử virus được gọi là virion.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Ba loại virus: virus của vi khuẩn, còn gọi là thực khuẩn thể (trái); virus của động vật (phải trên); và retrovirus (virus phiên mã ngược, phải dưới)
3.2. Khái quát về giới thực vật
Đến năm 1995, ủy ban quốc tế về phân loại virus đã phân loại hơn 4000 virus động vật và virus thực vật thành 71 họ, 11 họ thứ cấp (subfamily) và 164 giống với hàng trăm virus chưa định loại được mới đây xác định được 24 họ lây nhiễm cho người và động vật. Sau đây là các đặc điểm của các virus gây bệnh quan trọng ở người.
Các virus chứa DNA
Các virus chứa RNA: Picorna, Astro, Calici, Reo, Arbo, Toga, Flavi, Arena, Corona, Retro, Bunya, Orthomyxo, Paramyxo, Rhabdo, Bornavi, Filo, Viroids, Các virus khác…
Virus gây một số bệnh phổ biến như: chó dại, cúm, sởi, cà chua xoăn lá, đốm thuốc lá,…
3.2. Khái quát về giới thực vật
Thực khuẩn thể (phage) là một thể “ăn” vi khuẩn, hay nói cho đúng: là virus của vi khuẩn, nó có thể gây bệnh và tiêu diệt vi khuẩn. Chúng chỉ hoạt động khi ký sinh được vào vi khuẩn thích hợp, xâm nhập vào tế bào vi khuẩn bằng một đuôi protit. Chỉ trong nửa giờ chúng sinh sôi rất nhiều tiểu thể mới làm phá tung tế bào vi khuẩn và chúng được phóng thích ra ngoài sẵn sàng thâm nhập vào các tế bào vi khuẩn khác.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Thực khuẩn thể của vi khuẩn bacteria.
b. Sinh vật có cấu tạo tế bào nhưng chưa có nhân chính thức (Procariot): cơ thể có một tế bào đơn độc hoặc đôi khi liên kết với nhau, chúng tăng số lượng bằng sự cắt đôi
Ngành vi khuẩn
Ngành tảo lam

3.2. Khái quát về giới thực vật
Vi khuẩn (tiếng Anh và tiếng La Tinh là bacterium, số nhiều bacteria) đôi khi còn được gọi là vi trùng, nó thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi) và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào (cytoskeleton) và các bào quan như ty thể và lục lạp.
3.2. Khái quát về giới thực vật
vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis
Vi khuẩn E. Coli
Vi khuẩn là nhóm hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước và ở dạng cộng sinh với các sinh vật khác. Nhiều tác nhân gây bệnh (pathogen) là vi khuẩn. Hầu hết vi khuẩn có kích thước nhỏ, thường chỉ khoảng 0.5-5.0 μm(1μm=1/1000mm), mặc dù có loài có đường kính đến 0,3mm (Thiomargarita). Chúng thường có vách tế bào, như ở tế bào thực vật và nấm, nhưng với thành phần cấu tạo rất khác biệt (peptidoglycan). Nhiều vi khuẩn di chuyển bằng tiên mao (flagellum) có cấu trúc khác với tiên mao của các nhóm khác.
Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính (asexual reproduction), không sinh sản hữu tính (có tái tổ hợp di truyền). Cụ thể hơn, chúng sinh sản bằng cách chia đôi (binary fission), hay trực phân. Trong quá trình này, một tế bào mẹ được phân thành 2 tế bào con bằng cách tạo vách ngăn đôi tế bào mẹ.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Tuy nhiên, mặc dù không có sinh sản hữu tính, những biến đổi di truyền (hay đột biến) vẫn xảy ra trong từng tế bào vi khuẩn thông qua các hoạt động tái tổ hợp di truyền. Do đó, tương tự như ở các sinh vật bậc cao, kết quả cuối cùng là vi khuẩn cũng có được một tổ hợp các tính trạng từ hai tế bào mẹ.
Vi khuẩn đóng vai trò phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ. Một số loại sống trong đất hoặc ký sinh với rễ cây họ đậu có khả năng cố định đạm cho đất.
Tác dụng có hại: làm ôi thối thực phẩm, gây bệnh ở người và động vật,…
3.2. Khái quát về giới thực vật
Tảo lam: là những cơ thể đơn bào, có thể tập hợp thành tập đoàn, chưa có nhân chính thức. Có cấu trúc tế bào chia làm hai miền: miền sắc tố và chất nhân. Màng được cấu tạo từ Pectin hay Hemixenlulo.
Tảo lam sinh sản bằng cách phân cắt cơ thể, Tảo lam có khả năng hình thành bào tử nghỉ khi ở điều kiện bất lợi, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển mạnh.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Tảo lam
c. Sinh vật có cấu tạo tế bào và nhân chính thức
Đã có nhân chính thức, có sắc tố được bao bọc bởi màng tạo thành sắc thể làm nhiệm vj quang hợp.
- Ngành Tảo mắt: Tảo mắt sống riêng rẽ, tế bào kiểu monad có 1 hay 2 lông roi. Thành tế bào chỉ là chất nguyên sinh đậm đặc lại do đó hình dạng có thể thay đổi.Một số chi có thành tế bào là thể chu chất (periplasst) thì có hình thái tế bào ổn định. Một số chi có thành tế bào là vỏ CaCO3 thấm  muối sắt 3 nên có màu đỏ nâu.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Vỏ cancium  làm cho những tế bào này có hình dạng ổn định. Lông roi nằm ở đầu trước, xuất phát từ điểm gốc (nằm ở trong nguyên sinh chất hay trong không bào) và đi qua một phần lõm dài gọi là họng. Họng thông với một không bào dự trữ lớn, xung quanh thông với một số không bào co bóp (contractile vacuole). Không bào co bóp làm nhiệm vụ thải nước và các chất bài tiết, điều hòa áp suất thẩm thấu. Điểm mắt (stigma, eye spot) màu đỏ làm nhiệm vụ cảm quang. Nhân nằm ở phần sau của tế bào.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Lục lạp (chloroplast) hình khay hay hình phiến nằm rải rác hay tập trung, có khi xếp thành hình sao. Sắc tố có chlorophyll a và b, còn có cả carotenoid. Sản phẩm đồng hóa CO2 là paramylon và lipid. Thường thấy có cả ty thể và các hạt pyranoid. Tảo mắt thường sinh sản bằng phương pháp phân đôi hay bằng cách tạo túi có thành dầy hay bao dầy. Chưa phát hiện thấy sinh sản hữu tính ở tảo mắt.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Tảo mắt chủ yếu phân bố ở các thủy vực nước ngọt, chúng ưa môi trường giàu dinh dưỡng, giàu chất hữu cơ. Một ít loài sống được ở môi trường nước lợ có nồng độ muối dưới 0,5%. Phần lớn tảo mắt có đời sống tự dưỡng nhưng cũng có loài dị dưỡng (không có sắc tố quang hợp) Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu trong các ao tù thường là váng tảo mắt.
3.2. Khái quát về giới thực vật
1 Euglena viridis, 2 Euglena gracilis, 3 Euglena polymorpha, 4 Menoidium tortuosum, 5 Phacus tortus, 6 Colacium cyclopicola,
7 Trachelomonas volvocina, 8 Urceolus cyclostomus
Menoidium
Colacium
Eutreptiella
Eutreptia
Peranema
- Ngành tảo vàng: Cơ thể đơn bào, tế bào chứa diệp lục và sắc tố vàng, sống tự dưỡng hoặc hỗn dưỡng, sinh sản bằng cách phân chia tế bào.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Lớp tảo vàng ánh
3.2. Khái quát về giới thực vật
Dinobryon
Synura
Phaeoplaca
Uroglena
3.2. Khái quát về giới thực vật
Lớp tảo vàng lục: Tảo vàng lục khác với Tảo lục ở chỗ không có chlorophyll b và sản phẩm đồng hóa CO2 không phải là tinh bột mà là leucosin và lipid. Tảo vàng lục khác với Tảo vàng ánh  và Tảo silic ở chỗ không có sắc tố Fucoxanthin và nhiều đặc điểm khác nữa.
Goniochloris
Ophiocytium
Vacuolaria
Tribonema
- Ngành tảo Silic: Tảo silic có cấu tạo đơn bào sống đơn độc hay thành tập đoàn dạng palmella, dạng sợi, dạng chuỗi, dạng zic-zắc, dạng dải, dạng sao, dạng ống, dạng cây... Kích thước thay đổi từ vài mm đến 1 mm. Tế bào có nhân lưỡng bội. Đặc điểm của lớp tảo này là có thành tế bào gồm hai mảnh vỏ. Lớp trong là pectin, lớp ngoài là oxyd silic .
3.2. Khái quát về giới thực vật
Cấu trúc tế bào của tảo Silic
3.2. Khái quát về giới thực vật
Cấu trúc tế bào của tảo Silic
Hai mảnh vỏ  (nắp đậy và đáy) như hai cái nắp của một cái hộp nhỏ lắp khít vào nhau, bên trong chứa tế bào chất. Nhiều tảo silic có cấu trúc hoa văn trên mặt vỏ. Hoa văn cấu tạo bởi các lỗ nhỏ hay các rãnh nhỏ. Có khi có các khe hở. Một số có khả năng di động nhờ nội chất chuyển động trong các khe trên thành tế bào.

3.2. Khái quát về giới thực vật
Tảo silic sinh sản bằng các hình thức sau đây:
- Phân cắt tế bào: đây là phương pháp phổ biến nhất. Khi đó nội chất phân đôi, hai mảnh vỏ tách ta kềm theo một nửa nội chất, sau đó tự tổng hợp nên vỏ thứ hai. Các tê bào ở các thế hệ sau nhỏ hơi hai thế hệ đầu.
- Sinh sản bằng bào tử tự thân: Khi các thế hệ sau có mảnh vỏ quá nhỏ chúng sẽ hình thành nên vỏ tạm thời (perizonium). trong lớp vỏ đó tế bào lớn lên và tạo thành bào tử tự thân (autospore).  Bào tử đạt đến kích thước chuẩn sẽ tổng hợp nên hai nắp vỏ mới.
- Gặp điều kiện bất lợi tảo silic hình thành bào tử nghỉ bằng cách chất tế bào mất nước, co lại và tạo ra lớp vỏ tạm thời khá dầy, nhiều khi có gai nhưng vẫn nằm trong nắp cũ.. Khi gặp điều kiện thận lợi trở lại thì nắp vỏ ngoài tan đi và nẩy mầm thành tế bào sinh trưởng bình thường.
- Rất ít gặp sinh sản hữu tính ở tảo silic.

3.2. Khái quát về giới thực vật
Hình dạng tảo Silic

3.2. Khái quát về giới thực vật
Hình dạng tảo Silic
Achnanthes
Asterionella
Attheya

3.2. Khái quát về giới thực vật

3.2. Khái quát về giới thực vật
- Ngành tảo nâu:(Phaeophyta), ngành tảo biển có hình tản lớn, sống trong nước ở vùng giữa hai mức triều lên và xuống. Chứa diệp lục a và c, caroten và xanthophin, tạo nên màu nâu đặc trưng. Chất dự trữ là manitol hoặc laminarin, thành tế bào có chứa xenlulozơ và hemixenlulozơ.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Ngành tảo lục: Tảo lục đơn bào có chứa chlorophyl a và b, xanthophyll. Hình thái rất khác nhau, có loại đơn bào, có loại thành nhóm (định hình hay phi định hình), có loại dạng sợi, có loại dạng màng, có loại dạng ống...Phần lớn có màu lục như cỏ.
Tảo lục có 3 loại phương thức sinh sản :
- Sinh sản sinh dưỡng: phân cắt tế bào, phân cắt từng đoạn tảo
- Sinh sản vô tính: hình thành các loại bào tử vô tính, như Bào tử tĩnh (Aplanospore), Bào tử động (Zoospore), Bào tử tự thân (Autosporre), Bào tử màng dầy (Akinet)
- Sinh sản hữu tính: có Đẳng giao (homogamy), Dị giao (heterogamy) và noãn giao (oögamy).
Theo tài liệu phân loại của H.C.Bold , M.J. Wynne (Introduction to Algae, Prentice Hall Inc., 1985) thì ngành Tảo lục (Chlorophyta) chỉ gồm 1 lớp là Chlorophyceae, trong đó có 16 bộ.
 Bryopsis
Codium
Pyrobotrys
Platydorina
- Ngành Tảo đỏ: Trong chu kỳ sống tảo đỏ không có giai đoạn di động. Đặc điểm của tảo đỏ là sự đa dạng của sắc tố quang hợp : chlorophyll a và d, carotin a và b, xanthophyll, lutein, phycocyanin, phycoerythrin.  Màu của tản quyết định bởi phycocyanin và phycoerythrin (thuộc nhóm biliprotein). Thường tản có màu từ hồng, đỏ đến tím thẫm hay xanh lam. Hai chi vi tảo thường gặp là Porphyridium và Rhodella :
Porphyridium
Rhodella
 Đặc điểm sinh thái, phân bố và tầm quan trọng của ngành tảo:
Sống tự dưỡng trong môi trường nước
Vai trò rất lớn trong tự nhiên:Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp, tảo thải ra khí ôxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiểu cầu (có nhiều chất dạm và một ít vitamin C, B12), rau câu,... Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...
Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm chết cá; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh.
3.2. Khái quát về giới thực vật
d. Thực vật không có diệp lục
Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dang các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào.
Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biêt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men và nấm lớn (nấm quả thể). Giới Nấm là nhóm sinh vật đơn ngành (monophyletic) mà có nguồn gốc hoàn toàn khác biệt với những sinh vật có hình thái tương tự như nấm nhầy (myxomycetes) hay mốc nước (oomycetes). Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn thực vật, cho dù thế thì môn học về nấm, hay nấm học, lại thường được xếp vào thành một nhánh của thực vật học.
Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác. Vi nấm đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy các vật chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa và trao đổi vật chất. Một số loài nấm có thể nhận thấy được khi ở dạng thể quả, như nấm lớn và nấm mốc.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Nấm được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym. Tuy vậy, nhiều loại nấm lại có chứa các chất hoạt động sinh học được gọi là mycotoxin, như ancaloit và polyketit, là những chất độc đối với động vật lẫn con người
Vài loại nấm có thể gây ra các chứng bệnh cho con người và động vật, cũng như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng và có thể gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.
Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (và có thể dưới nước), bởi vậy nên chúng cũng có vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn. Khi sống hoại sinh hay cộng sinh, chúng phân hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, rồi sau đó những chất này sẽ được đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác
3.2. Khái quát về giới thực vật
Nấm rễ là một hình thức cộng sinh giữa thực vật và nấm, Đây là quần hợp nấm-thực vật được biết nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái, hơn 90% các loài thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối quan hệ này để tồn tại Sự cộng sinh nấm rễ đã có lịch sử xa xưa, ít nhất là hơn 400 triệu năm về trước. Chúng thường làm tăng khả năng hấp thu các hợp chất vô cơ của thực vật, như nitrat và photphat, từ những đất có nồng độ những nguyên tố thiết yếu thấp. Ở một số nấm rễ, thành phần nấm có thể đóng vai trò trung gian giữa thực vật với thực vật, vận chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Một nấm rễ thạch nam tách từ Woollsia pungens
Nấm lỗ phát triển trên một cây ở Borneo
Nhiều côn trùng có mối quan hệ hỗ trợ với nhiều loại nấm. Vài loại kiến tha những loài nấm thuộc bộ Nấm mỡ (Agaricales) để làm nguồn thức ăn chính, trong khi đó những loài bọ cánh cứng Ambrosia trồng nhiều loài nấm trong lớp vỏ cây mà chúng cư trú. Loài mối ở xavan châu Phi cũng được biết có khả năng trồng nấm
Những loài nấm gây bệnh trên cây trồng có thể gây thiệt hại rộng lớn cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, ví dụ như nấm đạo ôn (Magnaporthe oryzae) gây bệnh cho lúa
Có khoảng 70 loài nấm sinh bào tử là những tác nhân gây dị ứng. Bào tử nấm có thể gây ra những chứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng[39], các bệnh nấm dị ứng phế quản phổi và viêm phổi quá mẫn
3.2. Khái quát về giới thực vật
Bệnh đạo ôn ở lúa do Magnaporthe oryzae gây ra
Nấm đã được con người sử dụng để chế biến và bảo quản thức ăn một cách rộng rãi và lâu dài: nấm men được sử dụng cho quá trình lên men để tạo ra rượu, bia và bánh mì, một số loài nấm khác được sử dụng để sản xuất xì dầu. Trồng nầm là những ngành kinh doanh lớn ở nhiều nước. Nhiều loại nấm được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh, như penicillin và cephalosporin. Những loại kháng sinh này đều được sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị các bệnh do vi khuẩn, như lao, phong cùi, giang mai và nhiều bệnh khác ở đầu thế kỷ 20 và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hóa học trị liệu kháng khuẩn.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Nấm độc xanh đen - Nấm độc tán trắng - Nấm độc tán trắng hình trứng - Nấm ô phiến xanh 
3.2. Khái quát về giới thực vật
Nấm tử thần Amanita phalloides
Loài nấm gây ảo giác Amanita muscaria
e. Thực vật cộng sinh
Địa y là một dạng sinh vật đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một loại tảo và nấm. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên. Trong cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định, không bên nào lệ thuộc hoàn toàn vào bên nào.Hình thức sống đó gọi là cộng sinh.
Cấu tạo của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm không màu.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây. Đó chính là địa y
3.2. Khái quát về giới thực vật
3.2. Khái quát về giới thực vật
Lobaria linita có những những thùy lớn trông như lá cây.
Ramalina stenospora
3.2. Khái quát về giới thực vật
Địa y dạng sợi: thường có tiết tròn, phân nhiều nhánh, trông như một chùm lông bám trên giá thể hoặc cũng có khi như những sợi dây buông thõng trên các cây lớn.
Cladonia carneola
3.2.2. Phân giới thực vật bậc cao (Tracheophyta)
Thực vật bậc cao là các nhóm thực vật có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể. Thực vật có mạch bao gồm dương xỉ, thông đất, mộc tặc, thực vật có hoa, thực vật lá kim và các thực vật hạt trần khác.
Việc vận chuyển nước diễn ra hoặc là trong xylem (chất gỗ) hoặc là phloem (libe). Xylem vận chuyển nước và các chất vô cơ hòa tan trong đó từ rễ đi lên các lá, trong khi phloem vận chuyển các chất hữu cơ hòa tan đi khắp thân cây.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Chuyển động của nước, chất dinh dưỡng, đường và chất thải được thực hiện nhờ sự truyền dẫn, hấp thụ và thoát hơi nước.
Hấp thụ: Các tế bào xylem di chuyển nước và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước từ rễ và các lông rễ mịn lên phía trên tới các bộ phận khác của cây. Các tế bào rễ còn sống hấp thụ nước chủ động khi thiếu sức hút thoát hơi nước thông qua thẩm thấu tạo ra áp lực rễ. Có những khoảng thời gian khi thực vật không có sức hút thoát hơi nước, thông thường là do thiếu sáng hay do các yếu tố môi trường khác gây ra. Nước trong các mô thực vật có thể di chuyển tới rễ để hỗ trợ khi hấp thụ thụ động.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Hình chỉ ra các thành phần của xylem trong một cành non của cây sung trắng (Ficus alba).
Truyền dẫn: Các mô xylem và phloem tham gia vào các quá trình truyền dẫn trong thân cây. Chuyển động của thức ăn mà thực vật tổng hợp được trong các bộ phận của nó chủ yếu diễn ra trong phloem. Truyền dẫn thực vật (chuyển động của thức ăn) từ nơi có hàm lượng thức ăn cao, như nơi sản xuất (nơi diễn ra quá trình quang hợp) hay nơi lưu trữ, tới các nơi có nhu cầu sử dụng thức ăn, hay từ nơi sản xuất tới các mô lưu trữ. Các muối khoáng được di chuyển trong các mô xylem.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Thoát hơi nước: Hợp chất phổ biến nhất trong phần lớn các loài thực vật là nước, đóng vai trò lớn trong nhiều hoạt động mà nó tham gia. Sự thoát hơi nước là quá trình chính mà thực vật có thể dựa vào để di chuyển các hợp chất trong các mô của nó. Các chất dinh dưỡng và các chất khoáng cơ bản cấu thành nên phần còn lại của thực vật thì nói chung vẫn còn lại trong cây. Tuy nhiên, nước lại liên tục thoát từ các quá trình trao đổi chất và quang hợp ra ngoài khí quyển.
Nước thoát ra khỏi các lá cây thông qua các khí khổng, được đưa tới đó nhờ các gân lá và các bó mạch trong lớp phát sinh gỗ. Chuyển động của nước ra khỏi các khí khổng trên lá được tạo ra khi các lá có sức hút thoát hơi nước. Sức hút thoát hơi nước được tạo ra thông qua sức căng bề mặt của nước trong các tế bào của cây. Quá trình đẩy nước lên trên được hỗ trợ bởi chuyển động của nước vào trong rễ thông qua sự thẩm thấu. Quá trình này cũng hỗ trợ thực vật hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất dưới dạng các muối hòa tan trong quá trình gọi là hấp thụ.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Nhóm rêu
Rêu có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các bào tử.
3.2. Khái quát về giới thực vật
b. Nhóm Quyết: bao gồm 5 ngành ngày càng tiến hóa, sinh sản bằng bào tử, phần lớn có thân, rế, lá điển hình
Ngành Quyết trần: hiện nay chỉ còn hóa thạch
Ngành Lan thông: nhỏ, gồm các dạng thân thảo chưa có rễ điển hình, có lá dạng vảy, chưa có mạch dẫn, tiến hóa cao hơn quyết trần ở chỗ nó có lá thật
Ngành Thạch tùng: là nhóm thực vật có mạch cổ nhất có loài còn sinh tồn, xuất hiện khoảng 420 triệu năm trước và hiện nay bao gồm một vài loài còn sinh tồn "nguyên thủy" nhất. Các loài này sinh sản bằng cách để rơi các bào tử và có sự luân chuyển giữa các pha sinh học vĩ mô, mặc dù một số là cùng kiểu (thạch tùng) trong khi những loài còn lại (quyển bá, thủy phỉ) là khác kiểu trong việc sản sinh bào tử. Chúng khác với các dạng thực vật có mạch khác ở chỗ chúng có các vi lá (microphyll) - các lá chỉ có một gân lá chứ không phải là các vĩ lá (megaphyll) phức tạp như ở dương xỉ và thực vật có hạt.
3.2. Khái quát về giới thực vật
3.2. Khái quát về giới thực vật
Các thành viên của nhóm này có lịch sử tiến hóa lâu dài và các hóa thạch phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là trong các tầng than.
Trong kỷ Than Đá, các loài thực vật thuộc ngành Lycopodiophyta (như Lepidodendron) tạo ra những cánh rừng lớn và chúng là nhóm chi phối đối với thực vật đất liền, với các lá mọc ra trên toàn bộ bề mặt của thân và cành, nhưng chúng sẽ rụng đi khi cây lớn hơn, chỉ để lại một cụm lá nhỏ ở trên ngọn. Các tàn tích của chúng tạo thành nhiều trầm tích hóa thạch dưới dạng than đá.
Thạch tùng răng cưa - loại cây dược liệu cực hiếm trên thế giới vừa được phát hiện trong rừng sâu, trên vùng núi cao 1.000m tại Lâm Đồng.
Theo một nhà khoa học, trước đó, thạch tùng răng cưa (còn gọi là thông đất) đã được phát hiện tại Sa Pa, cũng trên độ cao 1.000m. 
3.2. Khái quát về giới thực vật
Hoạt chất chính của thạch tùng răng cưa là Huperzine. Các nhà khoa học kết luận rằng chất này có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh về trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer của người già.
Ngành Mộc tặc hay lớp Cỏ tháp bút là một lớp thực vật với các mẫu hóa thạch có niên đại từ kỷ Devon. Các loài còn sinh tồn nói chung được gọi là mộc tặc hay cỏ tháp bút và thông thường sinh sống trong các khu vực ẩm ướt, với các lá hình kim tỏa ra từ các khoảng tương đối đều nhau trên một thân cây mọc thẳng đứng.
Các loài mộc tặc bao gồm một thân cây rỗng (đôi khi có ruột cây), có khả năng quang hợp, "phân đốt". Ở các đốt giữa các đoạn là một vòng lá.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Ngành Dương xỉ: (Pteropsida), bao gồm các bộ Lưỡi rắn (Ophioglossales), Toà sen (Marattiales), DX (Filicales), Rau bợ (Marsileales) và Bèo ong (Salviniales). DX thường có kiểu lá xếp xoắn có mang các túi bào tử ở mép hoặc ở mặt cắt dưới phiến. Túi bào tử phát triển từ một tế bào (túi bào tử vách mỏng) hoặc từ một số tế bào (túi bào tử rộng) và từ đó phát triển thành các kiểu túi bào tử có vách mỏng hoặc vách dày tương ứng (đặc điểm này được dùng trong một số hệ thống phân loại).
3.2. Khái quát về giới thực vật
Ở Việt Nam, có 700 loài, 100 chi, gần 40 họ. Phổ biến ở rừng rậm, đồi cỏ, vườn nhà, công viên. Dùng làm cây cảnh, rau ăn như rau dớn (Cylosorus parasiticus). Thân rễ của cây móng ngựa (Angipteris) có tinh bột dùng làm thức ăn. Cây DX đực (Dryopteris filix - mas) làm thuốc chữa sán lá, thay hoa bia để ủ bia. Cây cu li (Cibotium barometz) có thân rễ dùng làm thuốc (cẩu tích) cầm máu. Bèo hoa dâu (Azolla) dùng làm phân bón ở ruộng nước. DX xuất hiện từ kỉ Đêvôn và tồn tại đến hiện nay.
3.2. Khái quát về giới thực vật
c. Nhóm thực vật có hạt
- Ngành hạt trần: Thực vật hạt trần (Gymnospermae) là một nhóm thực vật có hạt chứa các hạt trên các cấu trúc tương tự như hình nón (còn gọi là quả nón, mặc dù chúng không phải là quả thực thụ) chứ không phải bên trong quả như thực vật hạt kín.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Quả nón của cây linh sam Douglas (Pseudotsuga menziesii phân loài menziesii).
Ngành hạt kín: 286.600 loài chiếm hơn 1 nửa số loài thực vật hiện nay. Chúng bao phủ các hạt của mình bằng cách đưa hạt vào trong quả thực thụ. Chúng chứa các cơ quan sinh sản trong một cấu trúc được gọi là hoa; noãn được bao phủ bởi lá noãn, nó sẽ dẫn tới sự hình thành quả.
Sự tiến hóa của giới thực vật đã theo xu hướng thiết lập các loài thực vật với kiểu cách phát triển cố định và phù hợp với sự thay đổi của sự sống trên mặt đất, và thực vật hạt kín là biểu hiện cao nhất của quá trình tiến hóa này. Chúng tạo thành thảm thực vật chủ yếu trên bề mặt Trái Đất trong kỷ nguyên hiện tại. Thực vật hạt kín được tìm thấy từ hai địa cực tới xích đạo, khi mà sự sống của thực vật là có thể duy trì được.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Chúng cũng rất phổ biến trong các vùng nông của các con sông và các hồ nước ngọt, cũng như có ít hơn về mặt số lượng loài trong các hồ nước mặn hay trong lòng đại dương. Tuy nhiên, các loài thực vật hạt kín thủy sinh không phải là các dạng nguyên thủy mà được phát sinh ra từ các dạng tổ tiên trung gian trên đất liền.
Chẳng hạn, các loại bèo tấm quen thuộc che phủ bề mặt các ao hồ gồm có các chồi nhỏ màu xanh lục dạng "tản", gần như không thể hiện sự phân biệt giữa các phần - thân và lá, chúng có một rễ đơn mọc theo chiều đứng xuống dưới nước.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Người ta ước tính thực vật có hoa có khoảng 250.000-400.000 loài trong phạm vi của khoảng 462 họ (theo APG năm 1998). Trong APG II năm 2003 số lượng họ vẫn chưa được giải quyết; tối đa là 457, nhưng trong đó có 55 họ tùy chọn, vì thế số lượng họ tối thiểu trong hệ thống này là 402.
Sự đa dạng của thực vật có hoa không phân bố đồng đều. Sự phân bố gần đúng như sau: Khoảng 75% là thực vật hai lá mầm thật sự, khoảng 23% là thực vật một lá mầm còn 2% thuộc phức hợp Mộc lan. Tổng cộng 5 nhánh còn lại chỉ có khoảng 250 loài, nghĩa là ít hơn 0,1% sự đa dạng của thực vật có hoa, được phân chia trong 9 họ.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Tầm quan trọng kinh tế
Thực vật có hoa cung cấp một tỷ lệ lớn các nguồn thực phẩm cho con người, có thể là trực tiếp hay gián tiếp qua thức ăn cho gia súc, gia cầm. Trong số các họ thực vật có hoa thì họ Hòa thảo (Poaceae) là quan trọng nhất, cung cấp phần lớn các loại lương thực như lúa, ngô, lúa mì, lúa mạch, kê, yến mạch, lúa mạch đen, mía, lúa miến, trong khi họ Đậu (Fabaceae) đứng hàng thứ hai. Các họ quan trọng khác là họ Cà (Solanaceae) với khoai tây, cà chua và hạt tiêu, hay họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với bầu, bí, dưa hấu, dưa chuột, hay họ Cải (Brassicaceae), với mù tạc, cải bắp, và họ Hoa tán (Apiaceae). Nhiều loại quả có từ họ Cam (Rutaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae) như táo, đào, mơ, mận v.v.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Ở một vài khu vực trên thế giới, một vài loài nào đó có tầm quan trọng tối cao do sự đa dạng trong sử dụng chúng. Một ví dụ là dừa (Cocos nucifera) trên các đảo san hô vòng ở Thái Bình Dương. Một ví dụ khác là ô liu (Olea europaea) ở khu vực Địa Trung Hải.
Thực vật có hoa cũng cung cấp các nguồn cơ bản cho nền kinh tế thế giới trong sản xuất gỗ, giấy, sợi (bông, lanh và gai dầu v.v), dược phẩm (mao địa hoàng, long não v.v), các loại cây cảnh và nhiều ứng dụng khác.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Nhìn chung, động vật là các cơ thể đa bào hoặc đơn bào, có khả năng di chuyển và đáp ứng với môi trường, có thức ăn là các sinh vật khác (dị dưỡng). Hiện nay, giới động vật được phân thành hơn 20 loài.
Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Hiện biết khoảng 1,5 triệu loài, trong đó có tới trên 2/3 số ngành (hay 4/5 số lớp), gồm các loài chỉ sống hoặc sống chủ yếu ở biển, còn lại sống ở nước lợ, nước ngọt, ở cạn và kí sinh trong cơ thể các động vật khác (phân bố theo độ cao), đến tận vùng cực băng giá quanh năm. Có loài có kích thước vô cùng to lớn như cá voi xanh (nặng 150 tấn, dài 33 mét), sứa tua dài (dài gần 30 mét), voi châu Phi, ... nhưng cũng có loài rất nhỏ bé, đến nỗi có kích thước hiển vi như các động vật nguyên sinh.
3.3. Khái quát về giới động vật
3.3.1. Nhóm động vật không xương sống
Ngành động vật nguyên sinh: 25.000 loài: Động vật nguyên sinh là những sinh vật đơn bào có khả năng chuyển động và dị dưỡng. Đây là khác biệt chính so với thực vật nguyên sinh (protophyta), được coi là những sinh vật đơn bào không có khả năng chuyển động và thực hiện trao đổi chất qua quá trình quang hợp. Động vật nguyên sinh có khoảng 20.000 đến 25.000 loài, trong đó một số cũng có cả khả năng quang hợp. Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển động và sinh sản.
3.3. Khái quát về giới động vật
Sở dĩ chúng có thể thực hiện được các hoạt động sống đó là vì trong cơ thể cũng có những cấu tử giống với các cấu tử ở tế bào của cơ thể đa bào như nhân, ty thể, mạng nội chất, hệ Golgi, không bào co bóp và không bào tiêu hóa. Một số nguyên sinh động vật còn có bào hầu nối liền bào khẩu với túi tiêu hóa, tiêm mao hoặc chiên mao hoạt động được nhờ thể gốc. Động vật nguyên sinh thường có kích thước 0.01 - 0.05mm và không phải là động vật thực sự.
3.3. Khái quát về giới động vật
+ Lớp chân giả: (amip, trùng lỗ, trùng tia, trùng mặt trời):
Chúng di chuyển bằng chân giả, phần lớn sống trôi nổi trong nước làm thức ăn cho cá và nhiều động vật khác. Một số sống ký sinh trong ruột người và động vật, có thể gây bệnh.
Vd: Có một loài amip tồn tại trong các hồ nước, thâm nhập cơ thể con người qua đường mũi, vào não bộ và tồn tại ở đó để ăn các tế bào thần kinh cho đến khi người bệnh tử vong.
Các nhà khoa học gọi loài amip này là Naegleria Fowleri. Chỉ trong thời gian từ 1995-2004 tại Mỹ đã có ít nhất 23 người bị tử vong do amip Naegleria Fowleri gây ra. .
3.3. Khái quát về giới động vật
Trùng amip dưới kính hiển vi
+ Lớp trùng roi: bao gồm trùng roi xanh, tập đoàn trùng roi cùng khoảng hơn 8 nghìn loài động vật nguyên sinh nguyên thủy khác sống trong nước ngọt, nước biển, đất ẩm, ..., một số sống kí sinh, có các đặc điểm chung sau: di chuyển nhờ roi (một hay nhiều roi), vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng (ở các trùng roi thực vật) hoặc chỉ dị dưỡng (ở các trùng roi động vật), hô hấp qua màng cơ thể, đường lấy thức ăn ổn định nhưng đường tiêu hóa thức ăn không ổn định, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách phân đôi. Lớp Trùng roi có vai trò rất quan trọng trong thiên nhiên và đối với con người. Về mặt có lợi, chúng chỉ thị về độ sạch của môi trường nước, là thức ăn của một số động vật thủy sinh, ... Một số trùng roi kí sinh gây hại không nhỏ cho con ng�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Thành linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)