Bài 64. Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh tình dục)
Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Yến |
Ngày 01/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Bài 64. Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh tình dục) thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Bệnh lây truyền qua đường sinh dục
Nhóm 4
Bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh lây từ người có bệnh sang người khác qua bất kỳ hình thức tình dục nào mà không an toàn. Tên gọi trước kia của căn bệnh này là bệnh hoa liễu.
Đến nay người ta tìm thấy khoảng hơn 24 bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây qua đường sinh dục
Bệnh hạ cam
Bệnh giang mai
Bệnh lậu
Bệnh rận mu
Bệnh do virus papilloma
Bệnh trùng roi(trichomonas)
Bệnh sùi mào gà
Bệnh nấm bẹn
HIV- AIDS
Bệnh nấm candida
Nấm âm đạo
Mụn rộp sinh dục
chlamydia
Một số bệnh sinh dục thường gặp
Bệnh giang mai
Nguyên nhân:
Do vi khuẩn xoắn khuẩn
gây bệnh
Đặc điểm sống:
Sống ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.
Dễ chết do các chất diệt khuẩn
b. Giai đoạn phát triển của bệnh
Giang mai thời kỳ I: thời gian ủ bệnh trung bình là ba tuần. Sau đó là biểu hiện của săng và hạch. Săng giang mai thường gặp ở bộ phận sinh dục, là vết lở tròn hay bầu dục, kích thước 0,5-2cm, giới hạn rõ và đều đặn, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng và bóp không đau. Hạch xuất hiện 5-6 ngày sau khi có săng.
Giang mai thời kỳ II: trung bình 45 ngày sau khi có săng và có thể kéo dài 2-3 năm. Giang mai thời kỳ II có những biểu hiện rầm rộ về da niêm mạc, sang thương đa dạng và nông khi lành không để sẹo. Có sự biểu hiện nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn giang mai. Dễ lây, có dấu hiệu tổng quát như nóng sốt. Hạch luôn luôn có.
Giang mai thời kỳ III: rất trễ, thường 5, 10, 15 năm sau khi có săng. Sang thương sâu như củ, gôm ở da, cơ, xương, nội tạng nhất là tim mạch và thần kinh. Khi lành để lại sẹo và biến dạng vì tính cách hủy hoại của sang thương. Không có hạch.
c. Triệu chứng của bệnh:Các dấu hiệu ở cả nam và nữ đều phát triển qua 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Sau khi quan hệ tình dục với người có bệnh từ 10 đến 90 ngày thấy xuất hiện một nốt sần màu đỏ không đau ở trên da. Vị trí nốt sần có thể ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, trong âm đạo, hậu môn hoặc có thể ở trong miệng. Nốt sần sẽ mất đi nhưng bệnh vẫn tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.
h
Giai đoạn 2: Sau giai đoạn 1 khoảng 6 tuần thấy phát ban (nổi các nốt đỏ) khắp cơ thể, đặc biệt thấy nhiều ở tay lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các nốt ban sẽ mất đi sau 2 đến 4 ngày, có thể sốt với nhiệt độ dao động, ăn không ngon miệng, giảm cân nhanh và người cảm thấy mệt, yếu. Các dấu hiệu ở giai đoạn này rất dễ nhầm với nhiều bệnh khác và vì thế có thể được chữa trị không đúng.
Giai đoạn 3: Sau 2 đến 20 năm, não, hệ thần kinh, hệ tim mạch bị ảnh hưởng nặng nề, người bệnh rất gầy yếu, rụng tóc, bị tâm thần, bị liệt và cuối cùng sẽ chết
d.Tác hại bệnh giang mai:
+ Tổn thương các phủ tạng
+ Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc dị tật bẩm sinh.
e.Cách lây truyền
1. Đường tình dục
3.Đường từ mẹ sang con
f. Cách phòng chống: Tránh quan hệ tình dục với người bệnh (tình dục an toàn), đảm bảo an toàn khi truyền máu.
2.Truyền máu
2. Bệnh lậu
Nguyên nhân:
- Do lậu cầu khuẩn “Neisseria gonorrhoeae” gây nên
Song cầu lậu nhìn trên kính hiển vi.
- Vi khuẩn bệnh lậu thường được tìm thấy ở âm đạo và đặc biệt hơn nữa là ở cổ tử cung ở nữ và trong đường niệu đạo ở nam.
- Dễ chết ở nhiệt độ trên
400 C, nơi khô ráo
b. Triệu chứng
- Ở nam:đau ở đầu dương
vật, ra mủ niệu đạo kèm theo
đái buốt, mủ chảy ra từ trong
niệu đạo, màu vàng hoặc vàng
xanh, số lượng thường nhiều
và tiểu tiện có máu lẫn mủ do
viêm.
ở nam
ở nữ
- Ở nữ:Ngứa và rát quanh vùng
âm hộ, tiểu tiện thấy đau, đau
bụng dưới,biểu hiện bệnh cấp
tính với các triệu chứng đái buốt,mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, nâu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, mùi hôi.
Bệnh lậu ở miệng
Chữa ngoài dạ con
Mẹ bị bệnh lậu con sinh ra có thể bị mù lòa
Tổn thương viêm khớp gối do lậu cầu.
c.Tác hại:
-Gây vô sinh do:
+Hẹp đường dẫn tinh vì sau khi viêm để lại sẹo viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt … gây vô sinh.
+ Tắc ống dẫn trứng nên có nguy cơ chửa ngoài dạ con.
Con sinh ra có thể bị mù lòa
d. Con đường lây truyền:
- Bệnh lậu lây truyền trong khi giao hợp không
dùng biện pháp bảo vệ dưới mọi hình thức (âm
đạo, hậu môn, miệng, …).
- Ngoài ra bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con khi thai sổ qua ống đẻ
e. Cách phòng chống
Không quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu
Không dùng chung các dụng cụ vệ sinh như chậu tắm, khăn…
Luôn dùng bao cao su và các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
Điều trị
Đối với bệnh lậu không biến chứng có thể dùng các loại thuốc sau :
-Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
-Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất
-Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
Đối với bệnh lậu có biến chứng (viêm mào tinh hoàn,
viêm vòi trứng,…) việc điều trị phức tạp hơn, các kháng
sinh được dùng với liều cao và kéo dài (2-4 tuần).
Nhiễm lậu cầu thường kèm theo nhiễm
Chlamydiatrachomatis do vậy cần kết hợp điều trị đồng thời
cả bệnh lậu và Chlamydia trachomatis.
3. HIV- AIDS
Khái niệm:
HIV là virút gây suy giảm miễn dịch ở người, nghĩa là sau khi nhiễm phải nó, khả năng chống bệnh tật của con người sẽ bị suy yếu
AIDS (còn gọi là SIDA) có nghĩa
là Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải. Đó là khi khả
năng chống lại bệnh tật suy
yếu, đến nỗi cơ thể bị các thứ
bệnh hoành hành, không điều
trị khỏi được. Từ khi phát
bệnh AIDS đến cái chết chỉ là vài
tháng hoặc nhiều nhất là 2 năm.
a. Nguyên nhân:
Do virus HIV gây nên
3. Các giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn "cửa sổ"): kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không có biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.
- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1- 10 năm. Lúc này số lượng tế bào limpo T - CD4 giảm dần.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện. Cuối cùng dẫn đến cái chết.
b. Triệu chứng:
Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% cân nặng
- Tiêu chảy kéo dài hơn một tháng
- Sốt kéo dài trên một tháng
Nhóm triệu chứng phụ:
- Ho dai dẳng trên một tháng
- Ban đỏ, ngứa da toàn thân
c. Tác hại
Làm suy hệ thống miễn dịch để chống lại các vi khuẩn, virút gây bệnh có trong môi trường để duy trì sự sống. Chúng làm phá bạch cầu mà bạch cầu có vai trò chủ chốt trong hệ thống miễn dịch cơ thể mắc nhiều bệnh
c. Con đường lây truyền bệnh HIV/AIDS
Quan quan hệ tình dục
Lây từ mẹ sang con
Dùng chung kim tiêm
Thông qua truyền máu
d. Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS:
** Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:
- Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma tuý.
- Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.
Không dùng chung kim tiêm
Không dùng chung những vật xuyên qua da cà niêm mạc: bàn chải đánh răng, kim săm mình, kim xuyên lỗ tai….
Khi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao, đồ dùng ngoái tai vì đồ này cũng có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.
- Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn.
** Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
Lây từ mẹ sang con
** Phòng chống HIV/AIDS
qua quan hệ tình dục:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Sống chung thuỷ đối với cả hai người là cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
4. Bệnh chlamydia
a, Nguyên nhân
Do vi khuẩn có tên là Chlamydia trachomatis gây ra.
Một tế bào bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis
b. Nguyên nhân nhiễm Chlamydia
• Làm "chuyện ấy" với người đã bị nhiễm Chlamydia.
• Càng quan hệ với nhiều người thì nguy cơ bị nhiễm Chlamydia càng cao.
• Lây truyền từ mẹ sang con
• Không bảo vệ âm đạo, hậu môn, miệng, hay nói cách khác là không sử dụng bao cao su.
C, Biểu hiện của bệnh:
Triệu chứng ở nữ
• Đau ở vùng bụng dưới, đau vùng lưng dưới, buồn nôn, sốt, đau khi giao hợp, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, hay đau rát khi đi tiểu.
Triệu chứng ở nam
• Đau hoặc nóng bừng khi đi tiểu.
• Nóng và ngứa xung quanh lỗ ra của "cậu nhỏ".
• Đau và sưng phồng ở mào tinh hoàn.
• Tinh dịch có màu trắng hoặc màu vàng.
• Vi khuẩn cũng có thể nhiễm ở hầu họng nếu quan hệ bằng miệng với người bị nhiễm bệnh.
d. Hậu quả
Những đứa trẻ sinh ra từ những người mẹ bị nhiễm có thể bị viêm phổi hay các nhiễm trùng ở mắt, còn được gọi là chứng viêm kết mạc.
Nếu không chữa trị kịp thời, nó có thể dẫn đến bệnh viêm vùng xương chậu (PID) ở XX và vô sinh ở XY.
Viêm kết mạc Chlamydia.
Hình ảnh viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis
viêm vùng xương chậu
e. Cách điều trị:
Điều trị bằng kháng sinh như azithromycin, doxycycline hay erythromycin.
Không nên quan hệ cho đến khi cả hai đã hoàn thành việc điều trị một cách triệt để.
d. Phòng chống
• Không làm "chuyện ấy": Cách tốt nhất để ngừa bệnh là thực hiện sự kiêng nhịn, hay không có bất cứ hình thức quan hệ nào qua âm đạo, hậu môn hay miệng.
• Luôn luôn sử dụng bao cao su hoặc đê răng bằng cao su (trường hợp quan hệ bằng miệng).
• Trước khi làm "chuyện ấy", hãy nói chuyện với đối tượng về tầm quan trọng của quan hệ tình dục an toàn.
• Thủy chung: Hãy cởi mở với đối tác của bạn và chắc chắn rằng bạn hoặc họ không có đối tác tình dục nào khác.
• Thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
5. Bệnh mụn rộp:
virut herpes simplex (HSV)
HSV 1
Gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên của cơ thể như mắt, mũi, miệng
Lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với virus qua thương tổn của chúng hoặc qua nước bọt.
HSV2
Gây bệnh ở da niêm mạc bộ phận sinh dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1. Lây nhiễm trực tiếp qua đường tình dục: Do virut gây viêm nhiễm có thể tồn tại trong môi trường ẩm ướt vài giờ bởi vậy bệnh có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua những vật dụng có chứa virut gây bệnh.
2. Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp: Người mắc bệnh mụn rộp sinh dục sử dụng quần áo, chăn, gối, giường, nhà vệ sinh và khăn tắm riêng do những vật dụng này rất dễ chứa virut gây bệnh, khi những người khỏe mạnh và người bệnh sống cùng nhau, miệng vết thương tiếp xúc với những đồ vật này sẽ dễ bị lây nhiễm.
3. Lây nhiễm qua sinh sản: virut gây bệnh có thể thông qua đường ống sinh sản gây viêm nhiễm cho bào thai dẫn đến bệnh mụn rộp sinh dục cho trẻ sơ sinh.
4. Lây nhiễm qua đường máu: Một số trường hợp người bệnh trong thời gian ủ bệnh, cơ thể có chứa virut gây bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng, họ vẫn đi hiến máu do đó làm cho người nhận cũng mắc bệnh theo.
5. Lây nhiễm qua nhau thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể lây bệnh cho thai nhi thông qua nhau thai.
Biểu hiện của bệnh:
- Thời gian ủ bệnh của mụn rộp sinh dục khoảng 1 tuần.
Đầu tiên là tình trạng giả cúm (sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ toàn thân) sau đó xuất hiện đau, ngứa, đái khó, tiết dịch âm đạo, niệu đạo.
Các mụn nước nổi lên ở bộ phận sinh dục ngoài, lan rộng
sau vài ngày tự vỡ chảy nước vàng và để lại vết loét trợt rất nông, nền đỏ, đau, ngứa. Các vết loét này đóng vảy sau vài ngày đến vài tuần, không để lại sẹo, dễ tái phát.
Tác hại
Ở nữ giới:
Virus này có thể gây ra viêm cổ tử cung do herpes, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ..Đặc biệt phụ nữ khi mang thai có thể truyền bệnh cho con và có thể gây đẻ non. Đứa trẻ sinh ra sẽ yếu hoặc nhiễm bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng, bị các dị tật thần kinh bẩm sinh.
Ở nam giới:
Bệnh này chỉ khó chịu chứ không gây tác hại lớn
HSV-1 thường gây ra vết lở trên môi hoặc trên mặt …
HSV-2 gây ra đa số mụn rộp sinh dục.
Herpes sơ phát vùng sinh dục ngoài nữ
Herpes sơ phát dương vật
* Cách điều trị và ngăn ngừa.
Bệnh thường hay tái phát và không có thuốc đặc hiệu để chữa, tùy vào sức đề kháng của cơ thể. Ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục giúp cho bệnh không tái phát.
Sử dụng bao cao su không phòng tránh được bệnh này hoàn toàn nếu vẫn có sự tiếp xúc với các vết trợt da trong quan hệ tình dục.
Bệnh sùi mào gà là do vi rút HPV (vi rút u nhú trên người) gây ra
6.Bệnh sùi mào gà
Bệnh xuất hiện các hiện tượng trên ở bao quy đầu, rãnh, niêm mạc xung quanh hậu môn, phần da tiếp giáp, hay lỗ niệu đạo
Biểu hiện
Ở nữ:. Phụ nữ thường có sùi mào gà ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung,ở tầng sinh môn, khu vục xung quanh hậu môn, cũng có khi xuất hiện ở dưới nách, háng, dưới ngực, khoang miệng
Ở nam: thường gặp ở rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, lỗ niệu đạo, ít khi nhìn thấy ở thân dương vật, người đồng tính còn có thể xuất hiện ở hậu môn. Nhưng ít nhìn thấy ở bìu dương vật, có thể bị mắc bệnh như khoang miệng, nách, các ngón chân….
Tác hại
Nếu bệnh nhẹ, tổn thương u nhú ít sẽ không hoặc ít gây đau đớn. Nếu khi các u nhú phát triển nhiều có thể gây đau, khó chịu khi đi lại, các u nhú có thể bị sây xát, chảy máu khi va chạm hoặc bội nhiễm, có mủ, sốt, nổi hạch ở bẹn.
Nặng bệnh tiến triển thành mạn tính, dẫn đến các biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, và dương vật….
Điều trị và phòng chống
- Đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời khi thấy có triệu chứng hoặc nghi ngờ khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. (Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương u nhú chứ không thể tiêu diệt được virut gây bệnh.)
- Tùy theo vị trí và mức độ của tổn thương mà sẽ có chỉ định điều trị thích hợp như: chấm dung dịch thuốc, đốt điện hoặc laser, đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng,… Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị và tái khám để đề phòng tái phát.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã theo dõi
Nhóm 4
Bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh lây từ người có bệnh sang người khác qua bất kỳ hình thức tình dục nào mà không an toàn. Tên gọi trước kia của căn bệnh này là bệnh hoa liễu.
Đến nay người ta tìm thấy khoảng hơn 24 bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây qua đường sinh dục
Bệnh hạ cam
Bệnh giang mai
Bệnh lậu
Bệnh rận mu
Bệnh do virus papilloma
Bệnh trùng roi(trichomonas)
Bệnh sùi mào gà
Bệnh nấm bẹn
HIV- AIDS
Bệnh nấm candida
Nấm âm đạo
Mụn rộp sinh dục
chlamydia
Một số bệnh sinh dục thường gặp
Bệnh giang mai
Nguyên nhân:
Do vi khuẩn xoắn khuẩn
gây bệnh
Đặc điểm sống:
Sống ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.
Dễ chết do các chất diệt khuẩn
b. Giai đoạn phát triển của bệnh
Giang mai thời kỳ I: thời gian ủ bệnh trung bình là ba tuần. Sau đó là biểu hiện của săng và hạch. Săng giang mai thường gặp ở bộ phận sinh dục, là vết lở tròn hay bầu dục, kích thước 0,5-2cm, giới hạn rõ và đều đặn, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng và bóp không đau. Hạch xuất hiện 5-6 ngày sau khi có săng.
Giang mai thời kỳ II: trung bình 45 ngày sau khi có săng và có thể kéo dài 2-3 năm. Giang mai thời kỳ II có những biểu hiện rầm rộ về da niêm mạc, sang thương đa dạng và nông khi lành không để sẹo. Có sự biểu hiện nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn giang mai. Dễ lây, có dấu hiệu tổng quát như nóng sốt. Hạch luôn luôn có.
Giang mai thời kỳ III: rất trễ, thường 5, 10, 15 năm sau khi có săng. Sang thương sâu như củ, gôm ở da, cơ, xương, nội tạng nhất là tim mạch và thần kinh. Khi lành để lại sẹo và biến dạng vì tính cách hủy hoại của sang thương. Không có hạch.
c. Triệu chứng của bệnh:Các dấu hiệu ở cả nam và nữ đều phát triển qua 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Sau khi quan hệ tình dục với người có bệnh từ 10 đến 90 ngày thấy xuất hiện một nốt sần màu đỏ không đau ở trên da. Vị trí nốt sần có thể ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, trong âm đạo, hậu môn hoặc có thể ở trong miệng. Nốt sần sẽ mất đi nhưng bệnh vẫn tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.
h
Giai đoạn 2: Sau giai đoạn 1 khoảng 6 tuần thấy phát ban (nổi các nốt đỏ) khắp cơ thể, đặc biệt thấy nhiều ở tay lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các nốt ban sẽ mất đi sau 2 đến 4 ngày, có thể sốt với nhiệt độ dao động, ăn không ngon miệng, giảm cân nhanh và người cảm thấy mệt, yếu. Các dấu hiệu ở giai đoạn này rất dễ nhầm với nhiều bệnh khác và vì thế có thể được chữa trị không đúng.
Giai đoạn 3: Sau 2 đến 20 năm, não, hệ thần kinh, hệ tim mạch bị ảnh hưởng nặng nề, người bệnh rất gầy yếu, rụng tóc, bị tâm thần, bị liệt và cuối cùng sẽ chết
d.Tác hại bệnh giang mai:
+ Tổn thương các phủ tạng
+ Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc dị tật bẩm sinh.
e.Cách lây truyền
1. Đường tình dục
3.Đường từ mẹ sang con
f. Cách phòng chống: Tránh quan hệ tình dục với người bệnh (tình dục an toàn), đảm bảo an toàn khi truyền máu.
2.Truyền máu
2. Bệnh lậu
Nguyên nhân:
- Do lậu cầu khuẩn “Neisseria gonorrhoeae” gây nên
Song cầu lậu nhìn trên kính hiển vi.
- Vi khuẩn bệnh lậu thường được tìm thấy ở âm đạo và đặc biệt hơn nữa là ở cổ tử cung ở nữ và trong đường niệu đạo ở nam.
- Dễ chết ở nhiệt độ trên
400 C, nơi khô ráo
b. Triệu chứng
- Ở nam:đau ở đầu dương
vật, ra mủ niệu đạo kèm theo
đái buốt, mủ chảy ra từ trong
niệu đạo, màu vàng hoặc vàng
xanh, số lượng thường nhiều
và tiểu tiện có máu lẫn mủ do
viêm.
ở nam
ở nữ
- Ở nữ:Ngứa và rát quanh vùng
âm hộ, tiểu tiện thấy đau, đau
bụng dưới,biểu hiện bệnh cấp
tính với các triệu chứng đái buốt,mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, nâu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, mùi hôi.
Bệnh lậu ở miệng
Chữa ngoài dạ con
Mẹ bị bệnh lậu con sinh ra có thể bị mù lòa
Tổn thương viêm khớp gối do lậu cầu.
c.Tác hại:
-Gây vô sinh do:
+Hẹp đường dẫn tinh vì sau khi viêm để lại sẹo viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt … gây vô sinh.
+ Tắc ống dẫn trứng nên có nguy cơ chửa ngoài dạ con.
Con sinh ra có thể bị mù lòa
d. Con đường lây truyền:
- Bệnh lậu lây truyền trong khi giao hợp không
dùng biện pháp bảo vệ dưới mọi hình thức (âm
đạo, hậu môn, miệng, …).
- Ngoài ra bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con khi thai sổ qua ống đẻ
e. Cách phòng chống
Không quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu
Không dùng chung các dụng cụ vệ sinh như chậu tắm, khăn…
Luôn dùng bao cao su và các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
Điều trị
Đối với bệnh lậu không biến chứng có thể dùng các loại thuốc sau :
-Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
-Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất
-Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
Đối với bệnh lậu có biến chứng (viêm mào tinh hoàn,
viêm vòi trứng,…) việc điều trị phức tạp hơn, các kháng
sinh được dùng với liều cao và kéo dài (2-4 tuần).
Nhiễm lậu cầu thường kèm theo nhiễm
Chlamydiatrachomatis do vậy cần kết hợp điều trị đồng thời
cả bệnh lậu và Chlamydia trachomatis.
3. HIV- AIDS
Khái niệm:
HIV là virút gây suy giảm miễn dịch ở người, nghĩa là sau khi nhiễm phải nó, khả năng chống bệnh tật của con người sẽ bị suy yếu
AIDS (còn gọi là SIDA) có nghĩa
là Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải. Đó là khi khả
năng chống lại bệnh tật suy
yếu, đến nỗi cơ thể bị các thứ
bệnh hoành hành, không điều
trị khỏi được. Từ khi phát
bệnh AIDS đến cái chết chỉ là vài
tháng hoặc nhiều nhất là 2 năm.
a. Nguyên nhân:
Do virus HIV gây nên
3. Các giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn "cửa sổ"): kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không có biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.
- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1- 10 năm. Lúc này số lượng tế bào limpo T - CD4 giảm dần.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện. Cuối cùng dẫn đến cái chết.
b. Triệu chứng:
Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% cân nặng
- Tiêu chảy kéo dài hơn một tháng
- Sốt kéo dài trên một tháng
Nhóm triệu chứng phụ:
- Ho dai dẳng trên một tháng
- Ban đỏ, ngứa da toàn thân
c. Tác hại
Làm suy hệ thống miễn dịch để chống lại các vi khuẩn, virút gây bệnh có trong môi trường để duy trì sự sống. Chúng làm phá bạch cầu mà bạch cầu có vai trò chủ chốt trong hệ thống miễn dịch cơ thể mắc nhiều bệnh
c. Con đường lây truyền bệnh HIV/AIDS
Quan quan hệ tình dục
Lây từ mẹ sang con
Dùng chung kim tiêm
Thông qua truyền máu
d. Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS:
** Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:
- Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma tuý.
- Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.
Không dùng chung kim tiêm
Không dùng chung những vật xuyên qua da cà niêm mạc: bàn chải đánh răng, kim săm mình, kim xuyên lỗ tai….
Khi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao, đồ dùng ngoái tai vì đồ này cũng có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.
- Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn.
** Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
Lây từ mẹ sang con
** Phòng chống HIV/AIDS
qua quan hệ tình dục:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Sống chung thuỷ đối với cả hai người là cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
4. Bệnh chlamydia
a, Nguyên nhân
Do vi khuẩn có tên là Chlamydia trachomatis gây ra.
Một tế bào bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis
b. Nguyên nhân nhiễm Chlamydia
• Làm "chuyện ấy" với người đã bị nhiễm Chlamydia.
• Càng quan hệ với nhiều người thì nguy cơ bị nhiễm Chlamydia càng cao.
• Lây truyền từ mẹ sang con
• Không bảo vệ âm đạo, hậu môn, miệng, hay nói cách khác là không sử dụng bao cao su.
C, Biểu hiện của bệnh:
Triệu chứng ở nữ
• Đau ở vùng bụng dưới, đau vùng lưng dưới, buồn nôn, sốt, đau khi giao hợp, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, hay đau rát khi đi tiểu.
Triệu chứng ở nam
• Đau hoặc nóng bừng khi đi tiểu.
• Nóng và ngứa xung quanh lỗ ra của "cậu nhỏ".
• Đau và sưng phồng ở mào tinh hoàn.
• Tinh dịch có màu trắng hoặc màu vàng.
• Vi khuẩn cũng có thể nhiễm ở hầu họng nếu quan hệ bằng miệng với người bị nhiễm bệnh.
d. Hậu quả
Những đứa trẻ sinh ra từ những người mẹ bị nhiễm có thể bị viêm phổi hay các nhiễm trùng ở mắt, còn được gọi là chứng viêm kết mạc.
Nếu không chữa trị kịp thời, nó có thể dẫn đến bệnh viêm vùng xương chậu (PID) ở XX và vô sinh ở XY.
Viêm kết mạc Chlamydia.
Hình ảnh viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis
viêm vùng xương chậu
e. Cách điều trị:
Điều trị bằng kháng sinh như azithromycin, doxycycline hay erythromycin.
Không nên quan hệ cho đến khi cả hai đã hoàn thành việc điều trị một cách triệt để.
d. Phòng chống
• Không làm "chuyện ấy": Cách tốt nhất để ngừa bệnh là thực hiện sự kiêng nhịn, hay không có bất cứ hình thức quan hệ nào qua âm đạo, hậu môn hay miệng.
• Luôn luôn sử dụng bao cao su hoặc đê răng bằng cao su (trường hợp quan hệ bằng miệng).
• Trước khi làm "chuyện ấy", hãy nói chuyện với đối tượng về tầm quan trọng của quan hệ tình dục an toàn.
• Thủy chung: Hãy cởi mở với đối tác của bạn và chắc chắn rằng bạn hoặc họ không có đối tác tình dục nào khác.
• Thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
5. Bệnh mụn rộp:
virut herpes simplex (HSV)
HSV 1
Gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên của cơ thể như mắt, mũi, miệng
Lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với virus qua thương tổn của chúng hoặc qua nước bọt.
HSV2
Gây bệnh ở da niêm mạc bộ phận sinh dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1. Lây nhiễm trực tiếp qua đường tình dục: Do virut gây viêm nhiễm có thể tồn tại trong môi trường ẩm ướt vài giờ bởi vậy bệnh có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua những vật dụng có chứa virut gây bệnh.
2. Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp: Người mắc bệnh mụn rộp sinh dục sử dụng quần áo, chăn, gối, giường, nhà vệ sinh và khăn tắm riêng do những vật dụng này rất dễ chứa virut gây bệnh, khi những người khỏe mạnh và người bệnh sống cùng nhau, miệng vết thương tiếp xúc với những đồ vật này sẽ dễ bị lây nhiễm.
3. Lây nhiễm qua sinh sản: virut gây bệnh có thể thông qua đường ống sinh sản gây viêm nhiễm cho bào thai dẫn đến bệnh mụn rộp sinh dục cho trẻ sơ sinh.
4. Lây nhiễm qua đường máu: Một số trường hợp người bệnh trong thời gian ủ bệnh, cơ thể có chứa virut gây bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng, họ vẫn đi hiến máu do đó làm cho người nhận cũng mắc bệnh theo.
5. Lây nhiễm qua nhau thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể lây bệnh cho thai nhi thông qua nhau thai.
Biểu hiện của bệnh:
- Thời gian ủ bệnh của mụn rộp sinh dục khoảng 1 tuần.
Đầu tiên là tình trạng giả cúm (sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ toàn thân) sau đó xuất hiện đau, ngứa, đái khó, tiết dịch âm đạo, niệu đạo.
Các mụn nước nổi lên ở bộ phận sinh dục ngoài, lan rộng
sau vài ngày tự vỡ chảy nước vàng và để lại vết loét trợt rất nông, nền đỏ, đau, ngứa. Các vết loét này đóng vảy sau vài ngày đến vài tuần, không để lại sẹo, dễ tái phát.
Tác hại
Ở nữ giới:
Virus này có thể gây ra viêm cổ tử cung do herpes, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ..Đặc biệt phụ nữ khi mang thai có thể truyền bệnh cho con và có thể gây đẻ non. Đứa trẻ sinh ra sẽ yếu hoặc nhiễm bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng, bị các dị tật thần kinh bẩm sinh.
Ở nam giới:
Bệnh này chỉ khó chịu chứ không gây tác hại lớn
HSV-1 thường gây ra vết lở trên môi hoặc trên mặt …
HSV-2 gây ra đa số mụn rộp sinh dục.
Herpes sơ phát vùng sinh dục ngoài nữ
Herpes sơ phát dương vật
* Cách điều trị và ngăn ngừa.
Bệnh thường hay tái phát và không có thuốc đặc hiệu để chữa, tùy vào sức đề kháng của cơ thể. Ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục giúp cho bệnh không tái phát.
Sử dụng bao cao su không phòng tránh được bệnh này hoàn toàn nếu vẫn có sự tiếp xúc với các vết trợt da trong quan hệ tình dục.
Bệnh sùi mào gà là do vi rút HPV (vi rút u nhú trên người) gây ra
6.Bệnh sùi mào gà
Bệnh xuất hiện các hiện tượng trên ở bao quy đầu, rãnh, niêm mạc xung quanh hậu môn, phần da tiếp giáp, hay lỗ niệu đạo
Biểu hiện
Ở nữ:. Phụ nữ thường có sùi mào gà ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung,ở tầng sinh môn, khu vục xung quanh hậu môn, cũng có khi xuất hiện ở dưới nách, háng, dưới ngực, khoang miệng
Ở nam: thường gặp ở rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, lỗ niệu đạo, ít khi nhìn thấy ở thân dương vật, người đồng tính còn có thể xuất hiện ở hậu môn. Nhưng ít nhìn thấy ở bìu dương vật, có thể bị mắc bệnh như khoang miệng, nách, các ngón chân….
Tác hại
Nếu bệnh nhẹ, tổn thương u nhú ít sẽ không hoặc ít gây đau đớn. Nếu khi các u nhú phát triển nhiều có thể gây đau, khó chịu khi đi lại, các u nhú có thể bị sây xát, chảy máu khi va chạm hoặc bội nhiễm, có mủ, sốt, nổi hạch ở bẹn.
Nặng bệnh tiến triển thành mạn tính, dẫn đến các biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, và dương vật….
Điều trị và phòng chống
- Đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời khi thấy có triệu chứng hoặc nghi ngờ khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. (Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương u nhú chứ không thể tiêu diệt được virut gây bệnh.)
- Tùy theo vị trí và mức độ của tổn thương mà sẽ có chỉ định điều trị thích hợp như: chấm dung dịch thuốc, đốt điện hoặc laser, đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng,… Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị và tái khám để đề phòng tái phát.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)