Bài 63. Ngày và đêm trên Trái Đất

Chia sẻ bởi Lê Thị Nga | Ngày 09/10/2018 | 98

Chia sẻ tài liệu: Bài 63. Ngày và đêm trên Trái Đất thuộc Tự nhiên và Xã hội 3

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC XUÂN
Tự nhiên và Xã hội – Lớp 3B
Ngày và đêm trên
Trái Đất.
KIểM TRA
Câu 1 : Mặt Trăng được gọi là gì của
Trái Đất và tại sao được gọi như vậy?
Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của
Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động
quanh Trái Đất.
Câu 2 : Hãy trình bày mối quan hệ
giữa Trái đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Mặt Trăng chuyển động quanh Trái
Đất theo hướng cùng chiều quay của
Trái đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn
hơn Mặt Trăng còn Mặt Trời lớn hơn
Trái Đất nhiều lần.

Tù nhiªn vµ x· héi
Ngày và đêm trên Trái đất
Hoạt động 1:
Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất.
1
Quan sát tranh 1 ( SGK)
Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
Hoạt động 1:
Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
Quan sát tranh 1 ( SGK)
Bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu vì quả địa cầu là hình cầu.
Quan sát tranh 2 (SGK)
Thảo luận nhóm đôi :3 (phút)
2
1. Khoảng thời gian Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
2. Khoảng Thời gian Trái đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
Quan sát tranh 2 (SGK)
2
1. Khoảng thời gian Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban ngày.
2. Khoảng Thời gian Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban đêm.
Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
KẾT LUẬN:
HOẠT ĐỘNG 2 :
THỰC HÀNH BIỂU DIỄN NGÀY VÀ ĐÊM
Hướng dẫn:
Dùng đèn pin tượng trưng cho mặt trời, quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất, đánh dấu một điểm A bất kì trên quả địa cầu. Đặt đèn pin và quả địa cầu trong phòng tối. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất.
Em hãy quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng. Hãy cho biết:
- Có phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng không?
Khi quả địa cầu ở vị trí như thế nào với đèn pin thì điểm A mới được chiếu sáng (hoặc không được chiếu sáng) ?
Thực hành nhóm 4(3 phút).

Biểu diễn ngày và đêm
KẾT LUẬN:
* Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.

HOẠT ĐỘNG 3
Nhận biết thời gian để Trái Đất quay
quanh mình nó
1. Một ngày có bao nhiêu giờ?
2. Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng
quay quanh mình nó thì ngày và đêm
trên Trái Đất như thế nào ?
Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là 1 ngày.Một ngày có 24 giờ. Do Trái Đất luôn tự quay quanh trục nên ngày và đêm lần lượt luân phiên nhau. Chính điều này đã đảm bảo sự sống tồn tại trên Trái Đất.
KẾT LUẬN :
Bạn cần biết
. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
. Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
. Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Một ngày có 24 giờ.
Cảm ơn các em
h?c sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nga
Dung lượng: 7,76MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)