Bài 62. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
Chia sẻ bởi Nguyễn Cường |
Ngày 01/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 62. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM
VỀ DỰ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NGÀY HÔM NAY
BỘ MÔN SINH HỌC 8
CHUYÊN ĐỀ
LỒNG GHÉP TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC 8 - ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH
I. Đặt vấn đề:
Kỹ năng sống là khả năng ứng xử của mỗi cá nhân trong những tình huống nhất định, đó là khả năng mà mỗi cá nhân có được trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải và ứng phó một cách tích cực đối với những thử thách của cuộc sống thường ngày. Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Cá nhân là vì mỗi người tự đặt ra cho mình các giá trị, niềm tin để quyết định hành động theo những mục tiêu riêng mà mình đặt ra. Tuy nhiên, những mục tiêu đó phần lớn lại chịu ảnh hưởng của nền văn hóa, phong tục tập quán, của những chuẩn mực đạo đức trong cộng đồng nơi người đó sinh sống.
Kỹ năng sống rất quan trọng đối với trẻ vị thành niên , đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Ở lứa tuổi này thường các em thiếu kinh nghiệm sống, ít được rèn luyện kỹ năng sống, do đó khi cần phải đưa ra các quyết định quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục như: Quan hệ tình dục khi nào, với ai, có sử dụng biện pháp bảo vệ hay không, làm thế nào để nói lên quan điểm của mình về tình dục với bạn tình thì trẻ vị thành niên thường gặp khó khăn, có thể đưa ra những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của họ. Đặc biệt đối với xã hội chúng ta ngày nay, để giáo dục học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản thì giáo viên nhất là giáo viên dạy bộ môn sinh học cần phải lồng ghép vấn đề này vào trong chính các bài dạy của mình. Bởi học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên trong chương trình sinh học 8, kiến thức ở các bài dạy có liên quan đến sức khỏe, sinh sản chỉ mới cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản về cơ quan sinh dục nam - nữ, sự thụ tinh – thụ thai và phát triển của thai, kiến thức về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh hoạt tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV, các bệnh lây qua đường tình dục, …. Điều quan trọng giáo viên nên biết lựa chọn những nội dung cần thiết để lồng vào giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Khi hình thành các kĩ năng sống đòi hỏi giáo viên cần có những kĩ năng riêng thì mới đạt hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học 8 ở các trường THCS hiện nay chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là giáo viên khi giảng dạy đến kiến thức về sức khỏe sinh sản thì thường né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học sinh. Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào bắt buộc phải dạy giáo dục giới tính, swcs khỏe sinh sản trong từng bài học cụ thể.
Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm, và đặc biệt giảng dạy bộ môn sinh học 8 từ năm 2007 đến nay, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong việc: “LỒNG GHÉP TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC 8 ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH”.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8A, 8B, 8C, 8D, 8E, 8G, 8I, 8K - Trường THCS Võ Thị Sáu, TP Cà Mau (Từ năm học 2008 – 2009; 2009 – 2010; 2010 – 2011)
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 - 2008 5 – 2010 (năm học 2008 – 2009; 2009 - 2010) và tiếp tục nghiên cứu tiếp trong năm học 2010 – 2011.
II/ Cơ sở lí luận: Dựa vào 3 cơ sở sau:
1. Mục tiêu giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu này đã được nêu trong các nghị quyết và luật giáo dục đó là giáo dục con người thành nhân trước khi thành tài.
2. Mục tiêu dạy học bộ môn: giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó kỹ năng và thái độ bao hàm giáo dục kỹ năng sống mà chúng ta nghiên cứu trong đề tài.
3. Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
III. Cơ sở thực tiễn:
- Giáo dục kỹ năng sống đây là một trong nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay.
- Tuổi vị thành niên được định nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành, từ 13 – 19 tuổi. Tuổi dậy thì nói chung có thể chia làm ba giai đoạn (bắt đầu, trung gian và cuối), hoặc tiền chất, cảm xúc và xã hội diễn ra ở mỗi cá nhân. Những thay đổi này xảy ra đồng thời hoặc từng đợt nối tiếp nhau trong tất cả ba lĩnh vực nói trên, những thay đổi đó liên quan đến nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy vậy, để nhận biết và hiểu biết các thay đổi quan trọng đó, ta xem xét riêng từng phương diện, song bao giờ cũng cần nhớ rằng trong cuộc sống thực tế, chúng không hoàn toàn diễn ra đúng như vậy. Thế kỷ 20 với vô số các thay đổi của xã hội chúng ta phải đương đầu với những đòi hỏi của thời đại trong đó cần phải đưa nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vào học chính khóa và phải được dạy ngay từ lớp 5. Những biến đổi về tâm sinh lí ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh học sinh quan tâm. Phim, ảnh, báo chí, những nếp sống, hoạt động không lành mạnh, ăn chơi, ma túy, … làm cho các em dễ bị lôi cuốn, bị sa ngã, bị xâm hại tình dục,….
- Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản ở nước ta còn hạn chế. Một số giáo viên chỉ biết dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,….). Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải các nội dung bài dạy đôi khi còn không đủ thì nói gì đến chuyện giáo dục kĩ năng sống.
Những biến đổi về tâm sinh lí ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh học sinh quan tâm. Phim, ảnh, báo chí, những nếp sống, hoạt động không lành mạnh, ăn chơi, ma túy, … làm cho các em dễ bị lôi cuốn, bị sa ngã, bị xâm hại tình dục,….
- Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản ở nước ta còn hạn chế. Một số giáo viên chỉ biết dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,….). Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải các nội dung bài dạy đôi khi còn không đủ thì nói gì đến chuyện giáo dục kĩ năng sống.
- Đối với bộ môn sinh học 8 góp phần giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe trong đó có sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Giảng dạy bộ môn sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo và các bộ phận, chức năng của cơ thể con người. Nhằm giúp học sinh tìm hiểu cơ thể của mình qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục học sinh bảo vệ cơ thể, sức khỏe, tình dục an toàn, vệ sinh cá nhân hợp lý.
Dựa vào những cơ sở thực tế nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm: “Lồng ghép trong giảng dạy bộ môn sinh học 8 để giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản cho học sinh”.
IV. Nôi dung nghiên cứu:
Nếu nói về năng lực tâm lý xã hội thì chúng ta có thể hiểu là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là yêu cầu của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện ở hành vi phù hợp và tích cực trong khi tương tác với người khác, với nền văn hóa xã hội và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất là về mặt thể chất, tinh thần và xã hội.
Qua nhiều năm dạy tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục kỹ năng sống, việc giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản vào tiết dạy là điều đã được thừa nhận. Nhưng hầu hết các trường THCS đều chưa thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất. Một số giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng chưa có trường nào xây dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy lồng ghép. Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết còn thực hành thì bỏ ngỏ.
Về giáo cụ trực quan là không có, giáo viên không được tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề giới tính. Tuy nhiên việc giảng dạy như thế nào thì giáo viên phải tự biên tự diễn, không có hướng dẫn cụ thể, không ai kiểm tra đánh giá công tác này. Hậu quả của cách dạy như thế dẫn đến học sinh thu nhận một lượng kiến thức rời rạc, chắp vá. Bản thân các em đã nhận được kiến thức từ thông tin đại chúng, trong khi cần một người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ bản, tổng quát thì chúng ta chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức cơ bản theo sách giáo khoa, không hệ thống, thiếu thực hành nặng về lý thuyết. Bởi vậy bài toán giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong trường THCS chưa có lời giải đáp thích đáng.
Tại sao phải giáo dục về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh? Như chúng ta đã biết để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cần có sự kết hợp chặt chẽ cả 3 môi trường giáo dục, đó là: nhà trường, gia đình và xã hội. Ngoài các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng: đa phần học sinh ở lứa tuổi mầm non và tiểu học thường được gia đình và nhà trường giám sát chặt chẽ hơn, tâm sinh lý của trẻ ở tuổi này cũng chưa có gì biến động lớn. Nhưng sang đến cấp THCS (cấp 2) là giai đoạn đặc biệt, quyết định nhiều đến quá trình hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách, giới tính, sức khỏe. Về thể chất: những thay đổi của tuổi dậy thì đã tác động mạnh đến tình trạng mất cân bằng trong tâm lý và tình cảm, đồng thời ảnh hưởng đến hệ thần kinh dẫn đến các em dễ có những cảm xúc mạnh, phản ứng vô cớ. Có em không làm chủ được cảm xúc, gây ra những cử chỉ, động tác “phụ” của tay, chân, đầu, mình mỗi khi có phản ứng nào đó về tâm lý, hoặc có những suy nghĩ dại dột, những việc làm gây hậu quả đến sức khỏe và sinh sản. Nhiều khi những hành vi quá đà gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản là giúp các em tự làm chủ được bản thân trong những tình huống ấy, tránh được những dại dột không đáng có. Chính vì vậy mà giáo viên giảng dạy cần phải lồng ghép trong bài dạy của mình để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Và đó cũng là những nội dung mà tôi đang đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đang thực hiện. Để nội dung nghiên cứu của mình thành công, tôi thực hiện các công việc như sau:
1. Phân loại kiến thức kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản:
Chia làm 3 nhóm:
- Kỹ năng sống liên quan đến thể chất, giới tính, sức khỏe.
- Kỹ năng liên quan đến trí tuệ, tư duy.
- Kỹ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần.
2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống.
a/ Kỹ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe gồm các bài như:
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (kèm phim ảnh dạy trình chiếu)
- Đại dịch AIDS. Thảm họa của loài người (kèm phim ảnh dạy trình chiếu)
b/ Kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ:
Bài: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai (kèm phim ảnh dạy trình chiếu)
c/ Nhóm kỹ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần: Tùy bài mà đưa vào cho phù hợp tránh gượng ép, miễn cưỡng.
3. Vận dụng kỹ năng sống thông qua bộ môn:
Để việc Lồng ghép giảng dạy bộ môn sinh học 8 nhằm giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của GV cũng được đổi mới. GV phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học đối với bộ môn sinh 8, nhưng đối với đề tài này chỉ giới hạn kiến thức ở các bài liên quan đến sức khỏe sinh sản và xin minh họa vấn đề này ở một số bài cụ thể như sau:
a. Giáo dục kỹ năng sống liên quan đến thể chất, giới tính, sức khỏe:
a.1 – Kỹ năng về giới tính và sức khỏe:
* Ví dụ 1: Bài: Tuyến sinh dục
Tìm hiểu về chức năng của hoocmôn sinh dục nam đối với tuổi dậy thì đối với nam:
+ Tìm hiểu về vai trò của tinh hoàn: Ở phần này giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ, sơ đồ ,…. Trao đổi nhóm để hoàn thành phần điền từ (giáo viên dùng tranh màu phóng to giới thiệu cho học sinh vị trí của các tế bào kẽ, chức năng của tế bào kẽ, sau khi hoạt động giáo viên cho đại diện học sinh nhóm báo cáo phần điền từ, đồng thời chỉ trên tranh vẽ vị trí của các tế bào kẽ, sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết là cơ sở để các em học bài 59 dễ hơn).
Kết luận: Vai trò nội tiết của tinh hoàn là tiết hoocmôn phụ sinh dục nam: Testosteron: Tìm hiểu vai trò của hoocmôn do tế bào kẽ tiết ra. Để thực hiện tốt phần này giáo viên cho học sinh nam chuẩn bị trước ở nhà phiếu học tập (bảng 58.1). Tới giờ học giáo viên thu lại để phát hiện một số em phát triển không bình thường để kịp thời có lời khuyên thích hợp cho các em.
+ Đối với các em nữ: Cách tiến hành như hoạt động ở nam, song giáo viên đặc biệt chú ý giới thiệu kỹ hình 58.3 (buồng trứng, ống dẫn trứng, phễu dẫn trứng, trứng và các nang trứng gốc, sự phát triển của trứng, trứng chín và rụng, sự hình thành thể vàng, vai trò của thể vàng). Đây là cơ sở để các em học tốt bài 62. Đặc biệt giáo viên lưu ý các em gái trong việc vệ sinh cơ quan sinh dục. Vai trò nội tiết của buồng trứng là tiết hoocmôn phụ sinh dục nữ: ƠSTROGEN.
Sau các hoạt động trên giáo viên cần lưu ý cho học sinh: Trong các dấu hiệu biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì, thì dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở các em nam và sự hành kinh lần đầu ở nữ. Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản được, Vì sao? Giáo viên giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em chưa thể sinh được. Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong sáng lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, trong phim ảnh, vui chơi, ….. giáo viên giải thích một số thắc mắc của học sinh như: một số hiện tượng thực tế: bêđê là do rối loạn hoạt động nội tiết (các tế bào kẽ không tiết hoocmôn testosteron hoặc tiết ra quá ít đối với các em nam, hoặc nang trứng không tiết ra hoocmôn ơstrogen hoặc quá ít đối với nữ), các đặc tính sinh dục phụ có thể thay đổi do hoocmôn phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết định giới
tính không thể thay đổi.
* Ví dụ 2: Tìm hiểu sự nuôi dưỡng thai khi mang thai:
- Để thực hiện tốt hoạt động này giáo viên cho học sinh điều tra trước thực tế: Sức khỏe bà mẹ mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mang thai, sức khỏe của trẻ sơ sinh: Ngường phụ nữ có sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không bị đau ốm trong thời gian mang thai, không sử dụng các chất gây nghiện,… thì đứa trẻ sinh ra có sức khỏe tốt, cân nặng đảm bảo, không thiếu cân và chiều cao, trí tuệ phát triển tốt,.. giáo viên cho học sinh đọc thông tin SGK dùng tranh giới thiệu sự thai sinh ở người, sau đó cho học sinh báo cáo kết quả điều tra thực tế.
- Sức khỏe của thai tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ. Do đó, trong thời gian mang thai (cũng như thời kỳ cho con bú) người mẹ cần bồi dưỡng đủ chất, đủ lượng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt, không bị suy dinh dưỡng, không dùng các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, … có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai.
a.2 - Kỹ năng ra quyết định, từ chối và ứng phó các tình huống, quản lí thời gian:
* Ví dụ 2: Bài: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
Giáo viên giúp cho học sinh nắm được các hiện tượng đánh dấu tuổi dậy thì ở Nam: có khả năng xuất tinh, mộng tinh; ở nữ: xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng chỉ xuất hiện ở nữ giới, theo chu kỳ. Khi trứng chín và rụng một thời gian không được kết hợp với tinh trùng sẽ được thải ra ngoài cùng với lớp niêm mạc của dạ con bị bong ra qua đường sinh dục. Kinh nguyệt thải ra ngoài gồm: máu, chất nhầy, lớp niêm mạc tử cung và trứng. Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới: xảy ra theo chu kỳ 28 ngày, trong đó:
+ Kinh nguyệt diễn ra trong 3 ngày đầu gọi là ngày hành kinh (1,2,3)
+ Từ ngày 3 – 13: Ngày an toàn.
+ Ngày 14 – 15: Ngày trứng rụng.
+ Ngày 15 – 28: Ngày an toàn
Kết hợp cho học sinh quan sát sơ đồ, tranh vẽ, dụng cụ trực quan và phim ảnh, …. từ đó giúp các em đề ra một số biện pháp tránh thai cơ bản (Tranh bao cao su dành cho nam giới, bao cao su dành cho phụ nữ, cách sử dụng, một số loại thuốc tránh thai: Postino(ngừa thai khẩn cấp), olag, Ky, Exluton, hình vòng tránh thai, thắt ống dẫn trứng ở phụ nữ, triệt sản nam, nữ, ……). Giáo viên có thể vận dụng kiến về kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt để giáo dục cho học sinh thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được? Giáo viên có thể cho học sinh xem phim “Sự thụ tinh”, Phim “Từ giai đoạn giao hợp đến phát triển thai nhi”, Phim “Sự thụ tinh và hình thành kinh nguyệt”, Hình ảnh và số liệu sưu tầm “Hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn”, .v…v…. …. Thông qua các câu hỏi trên kết hợp cùng với các đoạn phim và hình ảnh số liệu do giáo viên sưu tầm thì sẽ có tác dụng giáo dục các em học sinh có kiến thức căn bản về giới tính, bản thân biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh. (Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra). Từ đó các em tự xác định cho mình một phương pháp tránh thai thích hợp, biết từ chối những lời rủ rê quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, biết ứng phó với những tình huống ép buộc, dụ dỗ, lừa gạt quan hệ tình dục.
b. Kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ.
b.1 – Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh (phim):
* Ví dụ: Tìm hiểu những điều kiện cho sự thụ tinh và thụ thai:Giáo viên dùng tranh màu phóng to giới thiệu rõ đường đi của tinh trùng nơi tinh trùng gặp trứng sau khi thụ tinh hợp tử di chuyển về làm tổ ở tử cung, bám vào tử cung và làm tổ ở lớp niêm mạc
tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày và xốp và xung huyết nhờ hoocmôn của thể vàng được duy trì trong suốt thời gian phụ nữ mang thai).
Học sinh đọc thông tin, lĩnh hội kiến thức, trao đổi nhóm để xác định điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai. Nếu dạy trình chiếu thì học sinh chỉ cần xem phim: Sự thụ tinh và hình thành thai.
+ Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo hợp tử.
+ Sự thụ thai chỉ xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung.
Giáo viên cần khắc sâu và ghi nhớ hai điều kiện này, vì đây là cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sẽ được học ở bài 63.
b.2 - Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trả lời, kỹ năng giới thiệu bản thân, kỹ năng diễn đạt ý kiến lắng nghe (thực hiện đối với từng tiết dạy trong bộ môn sinh học 8).
* Ví dụ 1: Bài: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người: Để hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp, biết cảm thông chia sẻ và động viên giúp đỡ người không may bị nhiễm HIV/AIDS và người thân của họ. Thông qua nội dung bài dạy, giáo viên đặt một câu hỏi trong phần củng cố bài để học sinh suy nghĩ trả lời: Phòng tránh lây nhiễm HIV bằng cách nào? Có nên cách li người bệnh để khỏi bị lây nhiễm không? Bản thân các em khi gặp người bị nhiễm HIV/AIDS hay người thân của người bị nhiễm các em có thái độ như thế nào? (phần này giáo viên có thể dùng phiếu thăm dò ý kiến để học sinh đánh dấu vào theo hình thức trắc nghiệm cũng được)
* Ví dụ 2: Trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng cần chú ý rèn cho học sinh kỹ năng trả lời, kỹ năng giới thiệu bản thân, kỹ năng diễn đạt ý kiến lắng nghe.
- Nhà em ở đâu? (khóm 3, phường 6)
- Em thích học môn gì nhất? (Anh Văn)
- Bộ xương người chia làm mấy phần? (Ba phần)
Qua đó ta thấy rằng kỹ năng này học sinh còn hạn chế rất nhiều. Nhiều em đứng lên phát biểu xây dựng bài nhưng không lặp lại câu hỏi, nội dung diễn đạt không rõ ràng, không thu hút người nghe. Kỹ năng này giáo viên luôn rèn luyện các em trong
suốt quá trình dạy học.
b. 2 - Kỹ năng ứng xử có văn hóa:
Ở địa bàn nông thôn do thói quen nên các em thường xưng hô với bạn bè (mi – tao); với cha mẹ (ông - tui; bà - tui); với cô thầy (bà cô; ông thầy). Trong từng tiết dạy giáo viên luôn để ý cách trả lời hay những lúc nói chuyện của học sinh trong giờ học ra chơi mà uốn nắn kịp thời. Giáo viên luôn để ý đến cách ăn mặc, tác phong, cử chỉ của từng em mà giáo dục. Bởi lẽ giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy người.
c. Kỹ năng liên quan đến tình cảm, tinh thần:
Trong cuộc sống ai cũng muốn mình khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng không ai cũng có được điều đó. Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu hiểu biết hay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Thông qua chương trình sinh học 8 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, giúp đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay lầm lỡ. Giáo dục các em không phân biệt đối xử, xa lánh những nạn nhân HIV, AIDS. Hãy gần gũi, thông cảm chia sẽ để nạn nhân này sống có ích trong những ngày còn lại của đời mình.
* Ví dụ: Bài: Đại dịch AIDS - thảm họa của loài người
Ta có nên kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV, AIDS hay không? Vì sao? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh bổ sung và để tăng giáo dục giáo viên cho học sinh đọc một lời tâm sự của nạn nhân AIDS (phụ lục)
* Qua đó giáo dục các em:
+ Thông cảm với người bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Không phân biệt đối xử với họ.
+ Biết chia sẽ với nạn nhân AIDS
Cũng thông qua nội dung bài này giáo viên sẽ hình thành cho học sinh kỹ năng kiên định, biết cách từ chối những hành vi dụ dỗ, chống lại sự ép buộc, lừa gạt quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy, ….
V. Kết quả nghiên cứu:
Nhờ việc lồng ghép trong giảng dạy bộ môn sinh học 8 để giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản mà học sinh đã có được những kỹ năng sống cơ bản. Trong từng tiết dạy nhờ giáo dục, uốn nắn, động viên, nhắc nhở mà các em tiến bộ rõ rệt về kỹ năng giao tiếp. Cách xưng hô với bạn bè có cải thiện, thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần gũi hơn, thân thiết hơn. Kỹ năng nói của các em cũng tiến bộ rõ nét. Các em không còn trả lời nội dung mà không lặp lại câu hỏi. Nội dung câu trả lời đầy đủ ý nghĩa, kết cấu câu. Không còn nói những câu cụt, câu què, câu lững không rõ nội dung. Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người bị nạn, tật nguyền như ủng hộ các bạn bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Không kỳ thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV-AIDS. Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy thì giúp các em không phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi bất thường. Từ đó các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ về giới từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên. Cũng chính việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đối với bộ môn sinh học 8 nói chung và đối với các bài liên quan đến sức khỏe sinh sản nói riêng đã giúp tôi thành công trong công tác giảng dạy bộ môn sinh học 8.
Điều này được minh chứng cụ thể qua kết quả chất lượng bộ môn các năm mà tôi đạt được, cụ thể như sau:
BẢNG SỐ LIỆU
Kết quả bộ môn sinh học 8 năm học: 2008 – 2009
Kết quả bộ môn sinh học 8 năm học: 2008 – 2009
Kết quả bộ môn năm học: 2009 – 2010
* Thông qua điều tra sơ bộ về học sinh của trường qua các năm, cũng như thông qua công tác chủ nhiệm lớp trong đó có học sinh các lớp mà tôi đang nghiên cứu cho thấy: 100% học sinh không quan hệ tình dục trước tuổi, 100% học sinh không mắc các tệ nạn xã hội.
VI. Kết luận:
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình dạy môn sinh học 8 đặc biệt đối với các bài liên quan về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Đây là một việc làm mà người giáo viên giảng dạy phải tiến hành thường xuyên kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do trình độ của học sinh không đồng đều, ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. Do vậy trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản sao cho phù hợp, tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục sức khỏe sinh sản mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng ta không có tham vọng thực hiện giáo dục tất cả các kỹ năng (Bởi ở môn sinh học chỉ lồng ghép và chúng ta chưa có giáo trình riêng cho môn học này). Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Do đặc trưng bộ môn nên việc thực hiện đề tài này mang tính khả thi. Sau hơn hai năm thực hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình vi, nếp sống có văn hóa. Trong quá trình thực hiện sáng kiến này tất nhiên không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
VII. Đề nghị:
- Đối với Giáo viên: Để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản một cách có hiệu quả cần có sự đồng thuận của các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn.
- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp Thành phố dạy minh họa chuyên đề kỹ năng sống lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh.
12
Chào tạm biệt !
Chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ
CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH HỌC LỚP 8
VỀ DỰ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NGÀY HÔM NAY
BỘ MÔN SINH HỌC 8
CHUYÊN ĐỀ
LỒNG GHÉP TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC 8 - ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH
I. Đặt vấn đề:
Kỹ năng sống là khả năng ứng xử của mỗi cá nhân trong những tình huống nhất định, đó là khả năng mà mỗi cá nhân có được trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải và ứng phó một cách tích cực đối với những thử thách của cuộc sống thường ngày. Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Cá nhân là vì mỗi người tự đặt ra cho mình các giá trị, niềm tin để quyết định hành động theo những mục tiêu riêng mà mình đặt ra. Tuy nhiên, những mục tiêu đó phần lớn lại chịu ảnh hưởng của nền văn hóa, phong tục tập quán, của những chuẩn mực đạo đức trong cộng đồng nơi người đó sinh sống.
Kỹ năng sống rất quan trọng đối với trẻ vị thành niên , đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Ở lứa tuổi này thường các em thiếu kinh nghiệm sống, ít được rèn luyện kỹ năng sống, do đó khi cần phải đưa ra các quyết định quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục như: Quan hệ tình dục khi nào, với ai, có sử dụng biện pháp bảo vệ hay không, làm thế nào để nói lên quan điểm của mình về tình dục với bạn tình thì trẻ vị thành niên thường gặp khó khăn, có thể đưa ra những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của họ. Đặc biệt đối với xã hội chúng ta ngày nay, để giáo dục học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản thì giáo viên nhất là giáo viên dạy bộ môn sinh học cần phải lồng ghép vấn đề này vào trong chính các bài dạy của mình. Bởi học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên trong chương trình sinh học 8, kiến thức ở các bài dạy có liên quan đến sức khỏe, sinh sản chỉ mới cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản về cơ quan sinh dục nam - nữ, sự thụ tinh – thụ thai và phát triển của thai, kiến thức về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh hoạt tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV, các bệnh lây qua đường tình dục, …. Điều quan trọng giáo viên nên biết lựa chọn những nội dung cần thiết để lồng vào giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Khi hình thành các kĩ năng sống đòi hỏi giáo viên cần có những kĩ năng riêng thì mới đạt hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học 8 ở các trường THCS hiện nay chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là giáo viên khi giảng dạy đến kiến thức về sức khỏe sinh sản thì thường né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học sinh. Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào bắt buộc phải dạy giáo dục giới tính, swcs khỏe sinh sản trong từng bài học cụ thể.
Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm, và đặc biệt giảng dạy bộ môn sinh học 8 từ năm 2007 đến nay, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong việc: “LỒNG GHÉP TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC 8 ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH”.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8A, 8B, 8C, 8D, 8E, 8G, 8I, 8K - Trường THCS Võ Thị Sáu, TP Cà Mau (Từ năm học 2008 – 2009; 2009 – 2010; 2010 – 2011)
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 - 2008 5 – 2010 (năm học 2008 – 2009; 2009 - 2010) và tiếp tục nghiên cứu tiếp trong năm học 2010 – 2011.
II/ Cơ sở lí luận: Dựa vào 3 cơ sở sau:
1. Mục tiêu giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu này đã được nêu trong các nghị quyết và luật giáo dục đó là giáo dục con người thành nhân trước khi thành tài.
2. Mục tiêu dạy học bộ môn: giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó kỹ năng và thái độ bao hàm giáo dục kỹ năng sống mà chúng ta nghiên cứu trong đề tài.
3. Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
III. Cơ sở thực tiễn:
- Giáo dục kỹ năng sống đây là một trong nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay.
- Tuổi vị thành niên được định nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành, từ 13 – 19 tuổi. Tuổi dậy thì nói chung có thể chia làm ba giai đoạn (bắt đầu, trung gian và cuối), hoặc tiền chất, cảm xúc và xã hội diễn ra ở mỗi cá nhân. Những thay đổi này xảy ra đồng thời hoặc từng đợt nối tiếp nhau trong tất cả ba lĩnh vực nói trên, những thay đổi đó liên quan đến nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy vậy, để nhận biết và hiểu biết các thay đổi quan trọng đó, ta xem xét riêng từng phương diện, song bao giờ cũng cần nhớ rằng trong cuộc sống thực tế, chúng không hoàn toàn diễn ra đúng như vậy. Thế kỷ 20 với vô số các thay đổi của xã hội chúng ta phải đương đầu với những đòi hỏi của thời đại trong đó cần phải đưa nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vào học chính khóa và phải được dạy ngay từ lớp 5. Những biến đổi về tâm sinh lí ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh học sinh quan tâm. Phim, ảnh, báo chí, những nếp sống, hoạt động không lành mạnh, ăn chơi, ma túy, … làm cho các em dễ bị lôi cuốn, bị sa ngã, bị xâm hại tình dục,….
- Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản ở nước ta còn hạn chế. Một số giáo viên chỉ biết dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,….). Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải các nội dung bài dạy đôi khi còn không đủ thì nói gì đến chuyện giáo dục kĩ năng sống.
Những biến đổi về tâm sinh lí ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh học sinh quan tâm. Phim, ảnh, báo chí, những nếp sống, hoạt động không lành mạnh, ăn chơi, ma túy, … làm cho các em dễ bị lôi cuốn, bị sa ngã, bị xâm hại tình dục,….
- Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản ở nước ta còn hạn chế. Một số giáo viên chỉ biết dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,….). Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải các nội dung bài dạy đôi khi còn không đủ thì nói gì đến chuyện giáo dục kĩ năng sống.
- Đối với bộ môn sinh học 8 góp phần giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe trong đó có sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Giảng dạy bộ môn sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo và các bộ phận, chức năng của cơ thể con người. Nhằm giúp học sinh tìm hiểu cơ thể của mình qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục học sinh bảo vệ cơ thể, sức khỏe, tình dục an toàn, vệ sinh cá nhân hợp lý.
Dựa vào những cơ sở thực tế nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm: “Lồng ghép trong giảng dạy bộ môn sinh học 8 để giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản cho học sinh”.
IV. Nôi dung nghiên cứu:
Nếu nói về năng lực tâm lý xã hội thì chúng ta có thể hiểu là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là yêu cầu của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện ở hành vi phù hợp và tích cực trong khi tương tác với người khác, với nền văn hóa xã hội và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất là về mặt thể chất, tinh thần và xã hội.
Qua nhiều năm dạy tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục kỹ năng sống, việc giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản vào tiết dạy là điều đã được thừa nhận. Nhưng hầu hết các trường THCS đều chưa thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất. Một số giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng chưa có trường nào xây dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy lồng ghép. Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết còn thực hành thì bỏ ngỏ.
Về giáo cụ trực quan là không có, giáo viên không được tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề giới tính. Tuy nhiên việc giảng dạy như thế nào thì giáo viên phải tự biên tự diễn, không có hướng dẫn cụ thể, không ai kiểm tra đánh giá công tác này. Hậu quả của cách dạy như thế dẫn đến học sinh thu nhận một lượng kiến thức rời rạc, chắp vá. Bản thân các em đã nhận được kiến thức từ thông tin đại chúng, trong khi cần một người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ bản, tổng quát thì chúng ta chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức cơ bản theo sách giáo khoa, không hệ thống, thiếu thực hành nặng về lý thuyết. Bởi vậy bài toán giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong trường THCS chưa có lời giải đáp thích đáng.
Tại sao phải giáo dục về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh? Như chúng ta đã biết để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cần có sự kết hợp chặt chẽ cả 3 môi trường giáo dục, đó là: nhà trường, gia đình và xã hội. Ngoài các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng: đa phần học sinh ở lứa tuổi mầm non và tiểu học thường được gia đình và nhà trường giám sát chặt chẽ hơn, tâm sinh lý của trẻ ở tuổi này cũng chưa có gì biến động lớn. Nhưng sang đến cấp THCS (cấp 2) là giai đoạn đặc biệt, quyết định nhiều đến quá trình hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách, giới tính, sức khỏe. Về thể chất: những thay đổi của tuổi dậy thì đã tác động mạnh đến tình trạng mất cân bằng trong tâm lý và tình cảm, đồng thời ảnh hưởng đến hệ thần kinh dẫn đến các em dễ có những cảm xúc mạnh, phản ứng vô cớ. Có em không làm chủ được cảm xúc, gây ra những cử chỉ, động tác “phụ” của tay, chân, đầu, mình mỗi khi có phản ứng nào đó về tâm lý, hoặc có những suy nghĩ dại dột, những việc làm gây hậu quả đến sức khỏe và sinh sản. Nhiều khi những hành vi quá đà gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản là giúp các em tự làm chủ được bản thân trong những tình huống ấy, tránh được những dại dột không đáng có. Chính vì vậy mà giáo viên giảng dạy cần phải lồng ghép trong bài dạy của mình để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Và đó cũng là những nội dung mà tôi đang đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đang thực hiện. Để nội dung nghiên cứu của mình thành công, tôi thực hiện các công việc như sau:
1. Phân loại kiến thức kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản:
Chia làm 3 nhóm:
- Kỹ năng sống liên quan đến thể chất, giới tính, sức khỏe.
- Kỹ năng liên quan đến trí tuệ, tư duy.
- Kỹ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần.
2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống.
a/ Kỹ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe gồm các bài như:
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (kèm phim ảnh dạy trình chiếu)
- Đại dịch AIDS. Thảm họa của loài người (kèm phim ảnh dạy trình chiếu)
b/ Kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ:
Bài: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai (kèm phim ảnh dạy trình chiếu)
c/ Nhóm kỹ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần: Tùy bài mà đưa vào cho phù hợp tránh gượng ép, miễn cưỡng.
3. Vận dụng kỹ năng sống thông qua bộ môn:
Để việc Lồng ghép giảng dạy bộ môn sinh học 8 nhằm giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của GV cũng được đổi mới. GV phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học đối với bộ môn sinh 8, nhưng đối với đề tài này chỉ giới hạn kiến thức ở các bài liên quan đến sức khỏe sinh sản và xin minh họa vấn đề này ở một số bài cụ thể như sau:
a. Giáo dục kỹ năng sống liên quan đến thể chất, giới tính, sức khỏe:
a.1 – Kỹ năng về giới tính và sức khỏe:
* Ví dụ 1: Bài: Tuyến sinh dục
Tìm hiểu về chức năng của hoocmôn sinh dục nam đối với tuổi dậy thì đối với nam:
+ Tìm hiểu về vai trò của tinh hoàn: Ở phần này giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ, sơ đồ ,…. Trao đổi nhóm để hoàn thành phần điền từ (giáo viên dùng tranh màu phóng to giới thiệu cho học sinh vị trí của các tế bào kẽ, chức năng của tế bào kẽ, sau khi hoạt động giáo viên cho đại diện học sinh nhóm báo cáo phần điền từ, đồng thời chỉ trên tranh vẽ vị trí của các tế bào kẽ, sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết là cơ sở để các em học bài 59 dễ hơn).
Kết luận: Vai trò nội tiết của tinh hoàn là tiết hoocmôn phụ sinh dục nam: Testosteron: Tìm hiểu vai trò của hoocmôn do tế bào kẽ tiết ra. Để thực hiện tốt phần này giáo viên cho học sinh nam chuẩn bị trước ở nhà phiếu học tập (bảng 58.1). Tới giờ học giáo viên thu lại để phát hiện một số em phát triển không bình thường để kịp thời có lời khuyên thích hợp cho các em.
+ Đối với các em nữ: Cách tiến hành như hoạt động ở nam, song giáo viên đặc biệt chú ý giới thiệu kỹ hình 58.3 (buồng trứng, ống dẫn trứng, phễu dẫn trứng, trứng và các nang trứng gốc, sự phát triển của trứng, trứng chín và rụng, sự hình thành thể vàng, vai trò của thể vàng). Đây là cơ sở để các em học tốt bài 62. Đặc biệt giáo viên lưu ý các em gái trong việc vệ sinh cơ quan sinh dục. Vai trò nội tiết của buồng trứng là tiết hoocmôn phụ sinh dục nữ: ƠSTROGEN.
Sau các hoạt động trên giáo viên cần lưu ý cho học sinh: Trong các dấu hiệu biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì, thì dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở các em nam và sự hành kinh lần đầu ở nữ. Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản được, Vì sao? Giáo viên giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em chưa thể sinh được. Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong sáng lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, trong phim ảnh, vui chơi, ….. giáo viên giải thích một số thắc mắc của học sinh như: một số hiện tượng thực tế: bêđê là do rối loạn hoạt động nội tiết (các tế bào kẽ không tiết hoocmôn testosteron hoặc tiết ra quá ít đối với các em nam, hoặc nang trứng không tiết ra hoocmôn ơstrogen hoặc quá ít đối với nữ), các đặc tính sinh dục phụ có thể thay đổi do hoocmôn phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết định giới
tính không thể thay đổi.
* Ví dụ 2: Tìm hiểu sự nuôi dưỡng thai khi mang thai:
- Để thực hiện tốt hoạt động này giáo viên cho học sinh điều tra trước thực tế: Sức khỏe bà mẹ mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mang thai, sức khỏe của trẻ sơ sinh: Ngường phụ nữ có sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không bị đau ốm trong thời gian mang thai, không sử dụng các chất gây nghiện,… thì đứa trẻ sinh ra có sức khỏe tốt, cân nặng đảm bảo, không thiếu cân và chiều cao, trí tuệ phát triển tốt,.. giáo viên cho học sinh đọc thông tin SGK dùng tranh giới thiệu sự thai sinh ở người, sau đó cho học sinh báo cáo kết quả điều tra thực tế.
- Sức khỏe của thai tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ. Do đó, trong thời gian mang thai (cũng như thời kỳ cho con bú) người mẹ cần bồi dưỡng đủ chất, đủ lượng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt, không bị suy dinh dưỡng, không dùng các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, … có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai.
a.2 - Kỹ năng ra quyết định, từ chối và ứng phó các tình huống, quản lí thời gian:
* Ví dụ 2: Bài: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
Giáo viên giúp cho học sinh nắm được các hiện tượng đánh dấu tuổi dậy thì ở Nam: có khả năng xuất tinh, mộng tinh; ở nữ: xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng chỉ xuất hiện ở nữ giới, theo chu kỳ. Khi trứng chín và rụng một thời gian không được kết hợp với tinh trùng sẽ được thải ra ngoài cùng với lớp niêm mạc của dạ con bị bong ra qua đường sinh dục. Kinh nguyệt thải ra ngoài gồm: máu, chất nhầy, lớp niêm mạc tử cung và trứng. Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới: xảy ra theo chu kỳ 28 ngày, trong đó:
+ Kinh nguyệt diễn ra trong 3 ngày đầu gọi là ngày hành kinh (1,2,3)
+ Từ ngày 3 – 13: Ngày an toàn.
+ Ngày 14 – 15: Ngày trứng rụng.
+ Ngày 15 – 28: Ngày an toàn
Kết hợp cho học sinh quan sát sơ đồ, tranh vẽ, dụng cụ trực quan và phim ảnh, …. từ đó giúp các em đề ra một số biện pháp tránh thai cơ bản (Tranh bao cao su dành cho nam giới, bao cao su dành cho phụ nữ, cách sử dụng, một số loại thuốc tránh thai: Postino(ngừa thai khẩn cấp), olag, Ky, Exluton, hình vòng tránh thai, thắt ống dẫn trứng ở phụ nữ, triệt sản nam, nữ, ……). Giáo viên có thể vận dụng kiến về kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt để giáo dục cho học sinh thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được? Giáo viên có thể cho học sinh xem phim “Sự thụ tinh”, Phim “Từ giai đoạn giao hợp đến phát triển thai nhi”, Phim “Sự thụ tinh và hình thành kinh nguyệt”, Hình ảnh và số liệu sưu tầm “Hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn”, .v…v…. …. Thông qua các câu hỏi trên kết hợp cùng với các đoạn phim và hình ảnh số liệu do giáo viên sưu tầm thì sẽ có tác dụng giáo dục các em học sinh có kiến thức căn bản về giới tính, bản thân biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh. (Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra). Từ đó các em tự xác định cho mình một phương pháp tránh thai thích hợp, biết từ chối những lời rủ rê quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, biết ứng phó với những tình huống ép buộc, dụ dỗ, lừa gạt quan hệ tình dục.
b. Kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ.
b.1 – Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh (phim):
* Ví dụ: Tìm hiểu những điều kiện cho sự thụ tinh và thụ thai:Giáo viên dùng tranh màu phóng to giới thiệu rõ đường đi của tinh trùng nơi tinh trùng gặp trứng sau khi thụ tinh hợp tử di chuyển về làm tổ ở tử cung, bám vào tử cung và làm tổ ở lớp niêm mạc
tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày và xốp và xung huyết nhờ hoocmôn của thể vàng được duy trì trong suốt thời gian phụ nữ mang thai).
Học sinh đọc thông tin, lĩnh hội kiến thức, trao đổi nhóm để xác định điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai. Nếu dạy trình chiếu thì học sinh chỉ cần xem phim: Sự thụ tinh và hình thành thai.
+ Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo hợp tử.
+ Sự thụ thai chỉ xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung.
Giáo viên cần khắc sâu và ghi nhớ hai điều kiện này, vì đây là cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sẽ được học ở bài 63.
b.2 - Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trả lời, kỹ năng giới thiệu bản thân, kỹ năng diễn đạt ý kiến lắng nghe (thực hiện đối với từng tiết dạy trong bộ môn sinh học 8).
* Ví dụ 1: Bài: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người: Để hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp, biết cảm thông chia sẻ và động viên giúp đỡ người không may bị nhiễm HIV/AIDS và người thân của họ. Thông qua nội dung bài dạy, giáo viên đặt một câu hỏi trong phần củng cố bài để học sinh suy nghĩ trả lời: Phòng tránh lây nhiễm HIV bằng cách nào? Có nên cách li người bệnh để khỏi bị lây nhiễm không? Bản thân các em khi gặp người bị nhiễm HIV/AIDS hay người thân của người bị nhiễm các em có thái độ như thế nào? (phần này giáo viên có thể dùng phiếu thăm dò ý kiến để học sinh đánh dấu vào theo hình thức trắc nghiệm cũng được)
* Ví dụ 2: Trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng cần chú ý rèn cho học sinh kỹ năng trả lời, kỹ năng giới thiệu bản thân, kỹ năng diễn đạt ý kiến lắng nghe.
- Nhà em ở đâu? (khóm 3, phường 6)
- Em thích học môn gì nhất? (Anh Văn)
- Bộ xương người chia làm mấy phần? (Ba phần)
Qua đó ta thấy rằng kỹ năng này học sinh còn hạn chế rất nhiều. Nhiều em đứng lên phát biểu xây dựng bài nhưng không lặp lại câu hỏi, nội dung diễn đạt không rõ ràng, không thu hút người nghe. Kỹ năng này giáo viên luôn rèn luyện các em trong
suốt quá trình dạy học.
b. 2 - Kỹ năng ứng xử có văn hóa:
Ở địa bàn nông thôn do thói quen nên các em thường xưng hô với bạn bè (mi – tao); với cha mẹ (ông - tui; bà - tui); với cô thầy (bà cô; ông thầy). Trong từng tiết dạy giáo viên luôn để ý cách trả lời hay những lúc nói chuyện của học sinh trong giờ học ra chơi mà uốn nắn kịp thời. Giáo viên luôn để ý đến cách ăn mặc, tác phong, cử chỉ của từng em mà giáo dục. Bởi lẽ giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy người.
c. Kỹ năng liên quan đến tình cảm, tinh thần:
Trong cuộc sống ai cũng muốn mình khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng không ai cũng có được điều đó. Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu hiểu biết hay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Thông qua chương trình sinh học 8 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, giúp đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay lầm lỡ. Giáo dục các em không phân biệt đối xử, xa lánh những nạn nhân HIV, AIDS. Hãy gần gũi, thông cảm chia sẽ để nạn nhân này sống có ích trong những ngày còn lại của đời mình.
* Ví dụ: Bài: Đại dịch AIDS - thảm họa của loài người
Ta có nên kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV, AIDS hay không? Vì sao? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh bổ sung và để tăng giáo dục giáo viên cho học sinh đọc một lời tâm sự của nạn nhân AIDS (phụ lục)
* Qua đó giáo dục các em:
+ Thông cảm với người bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Không phân biệt đối xử với họ.
+ Biết chia sẽ với nạn nhân AIDS
Cũng thông qua nội dung bài này giáo viên sẽ hình thành cho học sinh kỹ năng kiên định, biết cách từ chối những hành vi dụ dỗ, chống lại sự ép buộc, lừa gạt quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy, ….
V. Kết quả nghiên cứu:
Nhờ việc lồng ghép trong giảng dạy bộ môn sinh học 8 để giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản mà học sinh đã có được những kỹ năng sống cơ bản. Trong từng tiết dạy nhờ giáo dục, uốn nắn, động viên, nhắc nhở mà các em tiến bộ rõ rệt về kỹ năng giao tiếp. Cách xưng hô với bạn bè có cải thiện, thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần gũi hơn, thân thiết hơn. Kỹ năng nói của các em cũng tiến bộ rõ nét. Các em không còn trả lời nội dung mà không lặp lại câu hỏi. Nội dung câu trả lời đầy đủ ý nghĩa, kết cấu câu. Không còn nói những câu cụt, câu què, câu lững không rõ nội dung. Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người bị nạn, tật nguyền như ủng hộ các bạn bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Không kỳ thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV-AIDS. Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy thì giúp các em không phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi bất thường. Từ đó các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ về giới từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên. Cũng chính việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đối với bộ môn sinh học 8 nói chung và đối với các bài liên quan đến sức khỏe sinh sản nói riêng đã giúp tôi thành công trong công tác giảng dạy bộ môn sinh học 8.
Điều này được minh chứng cụ thể qua kết quả chất lượng bộ môn các năm mà tôi đạt được, cụ thể như sau:
BẢNG SỐ LIỆU
Kết quả bộ môn sinh học 8 năm học: 2008 – 2009
Kết quả bộ môn sinh học 8 năm học: 2008 – 2009
Kết quả bộ môn năm học: 2009 – 2010
* Thông qua điều tra sơ bộ về học sinh của trường qua các năm, cũng như thông qua công tác chủ nhiệm lớp trong đó có học sinh các lớp mà tôi đang nghiên cứu cho thấy: 100% học sinh không quan hệ tình dục trước tuổi, 100% học sinh không mắc các tệ nạn xã hội.
VI. Kết luận:
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình dạy môn sinh học 8 đặc biệt đối với các bài liên quan về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Đây là một việc làm mà người giáo viên giảng dạy phải tiến hành thường xuyên kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do trình độ của học sinh không đồng đều, ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. Do vậy trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản sao cho phù hợp, tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục sức khỏe sinh sản mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng ta không có tham vọng thực hiện giáo dục tất cả các kỹ năng (Bởi ở môn sinh học chỉ lồng ghép và chúng ta chưa có giáo trình riêng cho môn học này). Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Do đặc trưng bộ môn nên việc thực hiện đề tài này mang tính khả thi. Sau hơn hai năm thực hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình vi, nếp sống có văn hóa. Trong quá trình thực hiện sáng kiến này tất nhiên không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
VII. Đề nghị:
- Đối với Giáo viên: Để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản một cách có hiệu quả cần có sự đồng thuận của các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn.
- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp Thành phố dạy minh họa chuyên đề kỹ năng sống lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh.
12
Chào tạm biệt !
Chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ
CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH HỌC LỚP 8
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)