Bài 61. Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Hoài Thương | Ngày 09/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 61. Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời thuộc Tự nhiên và Xã hội 3

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN TRÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG THẾ VINH
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu
Môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3
Bài 61: Trái Đất là một hành tinh
trong hệ Mặt Trời
Tự nhiên và Xã hội :
1.Em hãy biểu diễn sự chuyển động của Trái Đất .
2.Em hãy vẽ hình và thuyết minh về sự chuyển động của Trái Đất.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
MẶT TRỜI
Hành tinh
MẶT TRỜI
Hành tinh
là những thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.
1- Hãy đếm xem có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời ?
Thảo luận nhóm 2
2- Em hãy nêu vị trí của Trái Đất với Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời ?
3- Tại sao Trái Đất được gọi là hành tinh trong hệ Mặt Trời?
4- Vậy hệ Mặt Trời gồm có những gì?
Tổ 1+2
Tổ 3+4
Trái Đất
Mặt Trời
Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh.
Trái Đất là hành tinh thứ 3 tính từ Mặt Trời ra xa dần.
Sơ đồ Hệ Mặt Trời
1- Hãy đếm xem có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời ?
2- Em hãy nêu vị trí của Trái Đất với Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời ?
Trái Đất được gọi là hành tinh vì nó quay xung quanh Mặt Trời.
3- Tại sao Trái Đất được gọi là hành tinh trong hệ Mặt Trời?
MẶT TRỜI
Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và
8 hành tinh.
4- Vậy hệ Mặt Trời gồm có những gì?
MẶT TRỜI
Trái Đất
Sao Thủy
Sao Kim
Sao Hỏa
Sao Mộc
Sao Thổ
Sao Thiên Vương
Sao Hải Vương
Chúng ta cùng khám phá !
Em hãy gọi tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời ?
GHI NHỚ:
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên được gọi là hành tinh . Có 8 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Trời, chúng cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
Thứ tự các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời nhìn từ xa
Sơ đồ Hệ Mặt Trời
Trái Đất
Sao Thủy
Sao Kim
Sao Hỏa
Sao Mộc
Sao Thổ
Sao Thiên Vương
Sao Hải Vương
Sao Diêm Vương
Mặt trời
2.Để giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất, mỗi chúng ta cần làm gì?
Tổ 1+2
Tổ 3+4
1.Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh có sự sống.

BIỂN
ĐẤT LIỀN
CỰC NAM
CỰC BẮC
ĐỒI NÚI
1
2
3
4
5
Trên Trái Đất, sự sống có khắp ở mọi nơi.
Ở biển cả, sông, suối…
Ở trên đất liền
Ở vùng rừng núi
Sự sống sôi động ở Nam cực.
Môi trường bị ô nhiễm.
Hiện tượng xói mòn và sạt lở đất.
Lao động bảo vệ môi trường
Tuyên truyền để cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường
.
Môi trường xanh-sạch-đẹp.
GHI NHỚ:
Trong hệ Mặt Trời ,Trái Đất là hành tinh có sự sống.
Mỗi người trong chúng ta ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất vì đó cũng là bảo vệ chính sự sống của chúng ta.
Em tập làm nhà thám hiểm.
Sơ đồ Hệ Mặt Trời
Trái Đất
Sao Thủy
Sao Kim
Sao Hỏa
Sao Mộc
Sao Thổ
Sao Thiên Vương
Sao Hải Vương

Mặt trời
Sao Thuỷ - Mercury
Hành tinh này được đặt tên tương ứng với từ Hermes trong tiếng Hy Lạp, tên gọi của vị thần truyền tin có đôi giày có cánh có thể bay đi khắp mọi nơi nhanh hơn cả gió cuốn. Quả đúng như vậy, Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất và có chu kì năm (chu kì quay quanh Mặt Trời) nhỏ nhất trong số các hành tinh, khi quan sát từ Trái Đất, bạn sẽ thấy rõ nó hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời nhanh như thế nào.

*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất)
- Chu kì tự quay : 58,7 ngày
- Khối lượng : 3,3 x 1023 kg
- Đường kính: 4.878km
- Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K
- Số vệ tinh: không
Sao Kim – Venus
Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy Sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời Đông và vài tháng khác lại thấy Sao Hôm lúc Mặt rời lặn ở chân trời Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng, cả 2 thật ra đều là một hành tinh duy nhất – Sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm của chúng ta (không tính Mặt Trăng), vẻ đẹp của nó làm người thời xưa đặt tên nó là Venus, theo tiếng Hy Lạp là Aphrodite – nữ thần tình yêu và sắc đẹp.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày
- Chu kì tự quay: 243 ngày
- Khối lượng : 4,87x1024 kg
- Đường kính: 12.104 km
- Nhiệt độ bề mặt: 726K
- Số vệ tinh: không
Trái Đất – Earh
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày
- Chu kì tự quay: 24 giờ
- Khối lượng : 5,98x1024 kg
- Đường kính: 12.756km
- Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K
- Số vệ tinh: 1 - Mặt Trăng
Sao Hoả - Mars
Hành tinh có màu đỏ như lửa, trong khi người phương Đông gọi nó là “Hoả” thì ở phương Tây, nó được gắn cho cái tên Mars – tên của thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp - vị thần hiếu chiến mà mỗi nơi thần đi qua thì luôn để lại một màu đỏ của lửa và máu.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1,524 AU (227,9 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 686,98 ngày
- Chu kì tự quay: 24,6 giờ
- Khối lượng : 6,42x1023 kg
- Đường kính: 6.787km
- Nhiệt độ bề mặt: 150 – 310K
- Số vệ tinh: 2 – Phobos và Deimos
Sao Mộc – Jupiter
Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, Sao Mộc hoàn toàn xứng đáng với cái tên Jupiter, mà theo tiếng Hy Lạp là Zeus – chúa tể của các vị thần. Sao Mộc cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất cũng như nhiều hiện tượng được quan tâm trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203 AU (778,3 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,456 năm
- Chu kì tự quay: 9,84 giờ
- Khối lượng : 1,9x1027 kg
- Đường kính: 142.796km
- Nhiệt độ bề mặt: 120K (nhiệt độ lớp khí bề mặt)
- Số vệ tinh: 63 vệ tinh đã được đặt tên và nhiều vật thể nhỏ chuyển động xung quanh.
Sao Thổ - Saturn
Nhiều người coi đây là hành tinh đẹp nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) do cái vành đai (Saturn’s ring) tuyệt đẹp của nó. Sao Thổ được đặt tên là Saturn, theo tiếng Hy Lạp là Cronus – cha của thần Zeus, người bị thần Zeus lật đổ khỏi vị trí cai quản các vị thần.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 9,536 AU (1.427 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,45 năm
- Chu kì tự quay: 10,2 giờ
- Khối lượng : 5,69x1026 kg
- Đường kính: 120.660km
- Nhiệt độ bề mặt: 88K
- Số vệ tinh: 56 vệ tinh đã đặt tên và rất nhiều thiên thạch lớn nhỏ trong vành đai quay quanh.
Sao Thiên Vương – Uranus
Hành tinh này được phát hiện ra vào ngày 13/3/1781 bởi nhà thiên văn William Herschel. Nó được đặt tên theo tên của Uranus - thần bầu trời, cha của Cronus, tức là ông nội của thần Zeus, người từng bị Cronus giết chết để cướp ngôi.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18 AU (2.871 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 84,07 năm
- Chu kì tự quay: 17,9 giờ
- Khối lượng : 8,68x1025 kg
- Đường kính: 51.118km
- Nhiệt độ bề mặt: 59K
- Số vệ tinh: 27
Sao Hải Vương – Neptune
Được phát hiện ngày 23 tháng 9 năm 1846, hành tinh này được đặt tên là Neptune do nó có màu xanh như nước biển. Neptune theo tiếng Hy Lạp là Poseidon – anh trai của thần Zeus, vị thần cai quản tất cả các đại dương trên thế giới.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 30,06 AU (4.497,1 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 164,81 năm
- Chu kì tự quay: 19,1 giờ
- Khối lượng : 1,02x1026 kg
- Đường kính: 48.600km
- Nhiệt độ bề mặt: 48K
- Số vệ tinh: 13
CHÚC MỪNG BẠN đã trở thành nhà thám hiểm
Hành tinh này có tên là gì ?
Trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh ?
Tự nhiên và xã hội: Trỏi D?t l� m?t h�nh tinh trong h? M?t Tr?i
Dặn dò :
- Về nhà nhớ học bài.
- Chuẩn bị bài sau:
Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
Kính chúc các thầy, cô giáo mạnh khỏe .
Chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Hoài Thương
Dung lượng: 4,71MB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)