Bài 61. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thảo | Ngày 04/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 61. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đến với tiết học
ngày hôm nay
TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
CÓ TẦM QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG
Nhóm 3 lớp 7b
TIẾT:

BÀI:61,62
II. Cách chăn nuôi.
III. Giá trị kinh tế.
Tìm hiểu chung về tập tính sinh học,điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học của loài lợn.
Nội dung
I.Tìm hiểu chung về tập tính sinh học,điều kiện
sống và một số đặc điểm sinh học của loài lợn.
a) Điều kiện sống:
+ Khí hậu:Thích nghi với khí hậu nhiệt đới.
+ Nguồn thức ăn: Lợn là động vật ăn tạp. Thức ăn của
chúng là các hạt ngũ cốc (ngô, thóc, tấm,cám,gạo,…);Các loại
củ (sắn, khoai, dong giềng, củ từ,cà rốt, …);Một số từ
động vật (Bột cá, giun đất, bột tôm, bột thịt,…). Tuy vậy cần
cung cấp khẩu phần ăn cân đối, phù hơp.
+ Nơi sống: Lợn có thể sống theo lối chăn thả ở các bãi
đất rộng.Chúng cũng có thể được nuôi trong các chuồng
nuôi tại các gia đình hoặc trang trại.
b) Đặc điểm của lợn:
+ Lợn Ỉ

+ Đặc điểm: Lợn ỉ có lông và da màu đen tuyền. Đầu tương đối nhỏ.Trán có nhiều nếp nhăn. Chân khá ngắn; Tai đứng,hướng
về phíatrước,lưng võng, bụng phệ,
đuôi thẳng.

+ Ưu điểm: dễ nuôi vì chịu ẩm, nóng tốt, chịu kham khổ, sức chống bệnh cao, thịt thơm ngon.
+ Nhược điểm: nhỏ con, chậm lớn,ít nạc
 nhiều mỡ (tỉ lệ nạc thường chỉ đạt 36% trong khi mỡ lại chiếm đến 54%). Nuôi lợn ỉ cả năm cũng chỉ đạt 40-50 kg, trong khi giống lợn thịt nuôi sáu tháng đã đạt 70-80 kg. Nên trong chăn nuôi người ta đã thay giống lợn ỉ bằng các giống lợn khác  Lợn ỉ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng
Lợn ỉ
+ Lợn Lan đơ rat

+ Đặc điểm: Lợn Lan đơ rat có lông và da màu trắng. Mõm thẳng; Thân hình dài; Bụng thon; Chân cao, Tai to cúp về phía trước. ( Con đực trưởng thành 300-350kg. Con cái 220 – 250kg )

+ Ưu điểm: ngoại hình thể chất vững chắc, thích nghi cao,
chống bệnh tốt, nhanh lớn. Có tỉ lệ nạc cao 54% 56%

+ Nhược điểm: Phải được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt Tiêu
tốn thức ăn tăng trọng khá nhiều.
Lợn Lan đơ rat
+ Lợn Móng cái
+ Đặc điểm: Đầu đen, giữa trán có một điểm trắng hình tam giác hay bầu dục. Mõm trắng, giữa vai và cổ có vành trắng vắt ngang kéo dài tới bụng và 4 chân. Lưng và mông màu đen kéo dài xuống 1/2 bụng và bịt kín mông tạo thành lang “yên ngựa”. Lợn có đầu to, mõm bé, dài vừa phải, cổ ngắn và to, lưng dài, rộng, hơi võng. Bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi; lông thưa và nhỏ, da mỏng, mịn; bốn chân tương đối cao và thẳng, móng xòe, đa số có 12 vú trở lên.
+ Ưu điểm: Sinh sản tốt, nuôi con khéo là đặc điểm tốt nhất của lợn Móng Cái. Lợn Móng Cái dễ nuôi, ít bệnh tật, chịu kham khổ nên có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự chế biến tại chỗ, tiết kiệm được chi phí so với lợn ngoại.
Lợn Móng cái
II. Cách chăn nuôi
a) Cách làm chuồng trại:

 





+ Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông-nam.
+ Độ dốc 2% chuồng không bị ẩm ướt, nên lát bằng gạch chỉ, mái chuồng không quá thấp để chuồng thông thoáng tự nhiên; không xây kín xung quanh.
+ Kích thước trung bình 12-15m2 trở lên.
+ Máng ăn dốc, dễ rửa không để thức ăn tồn đọng trong máng.
+ Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn
+ Nên nuôi tách riêng với các loại gia súc gia cầm khác. Trong một chuồng nên nuôi 0,050,06 m2/con
b) Cách chăm sóc:
+Lượng thức ăn mà cơ thể lợn cần phụ thuộc vào một số yếu tố rất khác nhau  trong đàn lợn, đó là độ tuổi, trọng lượng, kiểu gen của lợn (sự kết hợp của các gen tạo ra các tính trạng khác nhau ở lợn), giới tính, môi trường và thời vụ trong năm.VD  chúng ta nuôi một đàn lợn có kiểu gen trung bình, đem bán thịt ở 24 tuần tuổi. Những con lợn này cần được định mức khẩu phần ăn hợp lý vào 8 tuần cuối (nhưng không hạn chế quá nghiêm ngặt). Chúng sẽ được ăn khoảng 80% lượng thức ăn tự do, nghĩa là chúng sẽ được hạn chế ở mức 80%.
+ Chế biến:Một số loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.VD đối với lợn có nhiều hình thức chế biến thức ăn như phơi khô,nghiền nhỏ ( các hạt ngũ cốc : ngô, thóc, tấm, tấm,cám,gạo,…;Các loại củ: sắn, khoai,…);Lên men: thức ăn nhiều tinh bột; Nấu chín…
+ Thời gian ăn: Tùy vào từng thời kì mà cho ăn vào từng thời
gian khác nhau( thời kì vỗ béo, sinh sản, nuôi dưỡng con non). Nhưng nên cho lợn ăn 2 bữa/ngày.Mỗi bữa cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho lợn.

+ Ngoài lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên và do con người chế biến thì chúng ta nên cung cấp cho lợn tăng trọng nhất định để chúng có thể phát triển tốt

+ Khi chăn nuôi phải đạt được mục đích kinh tế nhất định. Đối với lợn cần tăng 20kg/ 1tháng/1con
III. Giá trị kinh tế
+Làm thực phẩm

Thăn lợn xào chua ngọt
Lợn nướng ngũ vị
Lợn quay
Lợn quay
Lưỡi lợn xốt cà chua
Lợn quay
Thịt ba chỉ kho dừa
Thịt lợn hun khói
+ Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp chế biến
Lợn cung cấp 1 số sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến như: thịt heo,xương heo
làm hạt nêm . Da heo cung cấp cho
nghành công nghiệp chế biến mì
chính.
+Làm phân bón
+Ngoài 1 số loại phân bón hóa học như: đạm, lân, kali…Con người cũng có thể bón thêm 1 số loại phân chuồng như lợn. Phân bón từ lợn là loại thức ăn khá tốt cho cây trồng.Phân lợn vừa giúp cải tạo đất, cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Tại các chuồng trại hay tại các hộ gia đình, phân lợn không những làm phân bón mà người ta còn xây các bình bi-ô- ga để thắp sáng và đun nấu, tiết kiệm năng lượng điện, chất đốt…
+ Thu nhập
Không những làm thực phẩm, phân bón, nguyên liệu trong công nghiệp…lợn còn đem lại nguồn thu khá lớn. Có những gia đình thu được hàng trăm triệu đồng từ nuôi lợn và giàu nên nhờ nó.
Lợn còn là nghành kinh tế mũi nhọn ở một số địa phương
LỢN RỪNG
- Lợn rừng (Wild pig) vốn chính là thủy tổ của các giống lợn nhà hiện nay.
- Phẩm chất thịt thơm ngon, gần như không có mỡ, ít cholesteron và đặc biệt có da dầy, giòn ngậy.
-Lợn rừng có dáng thon, cao khoảng 65 - 70 cm.
- Phần vai trước thường cao hơn chân sau làm cho hình dạng của lợn rừng vai cao mông thấp. Mông, bụng gọn, đuôi dài không bao giờ cong uốn lại như lợn nhà.
-Hai vai và bên trên của 2 chân phía trước đều có u hoặc tấm mỡ sụn lồi ra thành chai cứng. Độ lớn và dày của u chai cứng hoặc tấm mỡ sụn này tăng theo tuổi.
-Mặt lợn rừng dài, mõm nhọn, tai nhỏ dựng đứng ép sát đầu. Mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối đuôi mắt.
-Mũi lợn rừng mềm nhưng mạnh khỏe phù hợp với phương thức kiếm ăn trong cuộc sống hoang dã của chúng là đào bới đất, dũi mô đất mới để đào củ, gốc cây, các côn trùng...
Trên đây là bài thực hành của tổ 3. mong sự đóng góp của các bạn và cô.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)