Bài 61. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
Chia sẻ bởi Trần Anh Tuấn |
Ngày 04/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Bài 61. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
PHÒNG GD HUYỆN NÚI THÀNH* TRƯỜNG THCS LÊ LỢI *
GD
NÚI THÀNH
* NIÊN KHOÁ 2014-2015*
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
S
I
N
H
H
Ọ
C
Sinh học 7
Tìm hiểu một số động vật
có tầm quan trọng
trong kinh tế ở địa phương
Nhóm 1
NỘI DUNG
l TÌM HỂU CHUNG VỀ TẬP TÍNH SINH HỌC ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI GÀ
ll CÁCH CHĂM NUÔI
ll GIÁ TRỊ KINH TẾ
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ở địa phương em. Tổng đàn gia cầm của địa phương khoảng gần mấy ngàn con; Trong đó đàn gà chiếm chủ yếu. Chăn nuôi gà chiếm 75% trong tổng đàn gia cầm hàng năm.
CHĂN NUÔI GÀ
Kính thưa cô và các bạn, hôm nay tổ 1 của chúng em xin trình bày bài báo cáo về tầm quan trọng kinh tế của loài vật đối xã Tam Nghĩa:
Bài báo cáo như sau!
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT
TRONG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG
Ở địa phương em, gà là loài vật nuôi thường gặp nhất vì nó dễ nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao đối với địa phương. Vì thế mà chúng chúng được nuôi với số lượng nhiều ở địa phương. Và ông Cao Văn Hoàng là một người nuôi gà với một mô hình kinh doanh lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
ĐÀN GÀ Ở TAM NGHĨA:
Nhà ông Hoàng (ở thôn Định Phước)
+Tập tính sinh học : sống theo bầy đàn hay đào bới, tìm thức ăn.
Nào bây giờ xin mời cô và các bạn cùng tìm hiểu về tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm thường gặp ở gà.
Theo ý kiến của ông Hoàng cho rằng :
Có thể cho gà ăn ngày 2 lần.
Đối với gia cầm, thức ăn và nước uống rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn gà còn nhỏ. Việc thay đổi thức ăn thường xuyên hoặc trong điều kiện chăn nuôi thiếu nước uống, không đảm bảo chất lượng, kém vệ sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng tăng trọng của gà. Do đó, phải quan tâm cho gà ăn đảm bảo đủ chất và lượng.
Cho gà ăn một số loại thức ăn như:
1. Gạo kho nấu thành cơm 20%
2. Cá vụn (bột cá) nấu cháo 30%
3. Cám gạo 0,5 %
4. Bột bắp xoay nhiễng 0,5%
5. Rau muống (vitamin) 0,5%
6 . Chuối cây (chất xơ) 10%.
7. Thực phẩm (thức ăn công nghiệp) 20%.
Ông còn sử dụng một số sản phẩm cho gà như:
Thức ăn hỗn hợp cho gà được sản xuất theo công nghệ hiện đại châu Âu
Chuồng nuôi
Cách nuôi : Nuôi trong chuồng hoặc thả trong vườn - Chuồng nuôi : khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, có rèm che khi có mưa gió.
Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi tốt sẽ góp phần phòng bệnh tốt, tăng sức khoẻ, gà nuôi mau lớn.
Chuồng nuôi cách xa nhà ở và đường giao thông đông người qua lại, không nằm trên hướng gió chính so với nhà ở. Chuồng nuôi phải cách ly với môi trường xung quanh, không nuôi nhốt chung gà với các loại gia súc, gia cầm khác. Trước cửa ra vào phải có hố sát trùng bằng vôi bột hoặc các loại dung dịch sát trùng khác. Khu vực nuôi phải có hố ủ phân và xử lý chất thải, khu cách ly gà bệnh, yếu, què chân...
Chăm sóc, nuôi dưỡng
Để đảm bảo đàn gà phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, từ giai đoạn úm gà con đến khi thả vườn phải lưu ý đến nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi, gió lùa... Nhiệt độ phải phù hợp cho từng giai đoạn tuổi của gà, đảm bảo không bị lạnh hoặc quá nóng bức. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh, đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng, hạn chế tối đa thay đổi thức ăn vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của gà.
Còn về thú y cho gà thì sao?
Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo của cơ quan thú y. Ngoài ra, cần tăng cường các loại kháng sinh và thuốc bổ, thuốc trợ sức định kỳ trong trường hợp thời tiết thay đổi.
Làm thế nào để vệ sinh phòng bệnh cho gà?
À! Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch,
uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù
nước đọng trong khu vườn thả.
Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra,
dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì
cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
GIÁ TRỊ KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG
*Giá trị kinh tế:
Nhà ông Cao Văn Hoàng ở thôn Định Phước dự định nuôi 200 con gà ta thả vườn nhưng không nuôi 1 lứa mà nuôi thành 5 lứa mỗi lứa 40 con và cách nhau 20 ngày. Cứ như thế 20 ngày xuất khoảng 40 con. Ông còn lưu ý khi mua giống phải trừ hao để lúc bán còn 200 con-> lúc mua khoảng 220 con.. N goài ra ông còn chia sẻ thêm: nếu như nuôi 50 con gà đẻ thì cứ 1 tuần mình cho ấp 1 lần nếu gà đẻ khoảng 30 con đều thì 1 tuần cũng được 210 trứng lúc đó mình có cả gà giống bán.
GiỚI thiệu sơ lược về gia đình ông Cao Văn Hoàng
Khi bắt tay vào nghề chăn nuôi, gia đình ông nuôi gà công nghiệp và gà tam hoàng. Nhưng do giá cả không ổn định nên ông bị thua lỗ. Nhận thấy gà ta thả vườn được người tiêu dùng ưa chuộng và giá cả ổn định, cách nay 3 năm ông đã chuyển hướng sang nuôi gà ta thả vườn. Tận dụng diện tích trồng cây cảnh ông Hoàng mua lưới về giăng kín vườn và làm chuồng trại bên trong; kết hợp chăn nuôi theo hình thức "truyền thống với hiện đại", vừa làm chuồng vừa dành một khoảnh vườn để thả gà ra vào chuồng tự do.Ông còn nuôi tách riêng gà thịt, gà giống và gà con để dễ chăm sóc và hạn chế được dịch bệnh. Hiện ngoài nguồn thức ăn từ cám công nghiệp, ông còn tận dụng nguồn thức ăn có sẵn như bắp, lúa... nên gà tăng trọng nhanh, thịt chắc; sau 4 tháng, mỗi con gà đạt trọng lượng từ 1,5 - 1,8kg. Gà thả vườn có giá bán từ 50 - 60 ngàn đồng/kg, cao gấp đôi gà công nghiệp; riêng vào dịp tết, giá thường tăng lên tới 80-100 ngàn đồng/kg, đã đem lại thu nhập cho gia đình anh hàng năm hơn trăm triệu đồng. Nuôi gà ta thả vườn ít tốn kém kinh phí đầu tư hơn nuôi gà công nghiệp, khả năng kháng bệnh cao và bán chạy trên thị trường nên ông đã nhanh chóng mở rộng quy mô chuồng trại. Ngoài đàn gà thịt mấy trăm con, ông Hoàng còn đầu tư trang trại gà con để thường xuyên bổ sung vào đàn gà thịt và bán con giống cho người dân. Ngay từ đầu, ông đã chú trọng công tác chăm sóc và phòng dịch bệnh cho đàn gà. Khi gà nở, ông áp dụng các biện pháp phòng ngừa như tiêm chủng, cho uống thuốc và thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Nhờ biết chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, phòng ngừa dịch bệnh tốt nên đàn gà mau lớn và bán được giá cao. Đến nay, ông có gần mấy trăm con gà thả vườn.
*Ban đầu, do chưa hiểu rõ về kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn nên ông chỉ nuôi thử 200 con, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm. Nhờ cần cù, ham học hỏi, không ngừng nghiên cứu thêm sách báo và biết cách áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Hoàng đã nhận ra rằng nuôi gà ta thả vườn rất dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, đàn gà phát triển nhanh và đều; nuôi gà trong vườn còn tận dụng được nguồn phân bón trực tiếp cho cây trồng rất tốt. Từ 200 con gà ban đầu, đến nay đàn gà nhà ông đã phát triển lên đến trên mấy trăm con. Mô hình nuôi gà ta thả vườn của gia đình ông Hoàng được thương lái đến đặt mua tại nhà. Ông Hoàng cho biết: mô hình nuôi gà của gia đình ông đang đầu tư có hiệu quả kinh tế hơn chăn nuôi bò, lợn lại không tốn công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là cám, lúa, bắp, rau xanh, tiết kiệm được chi phí, vốn đầu tư chuồng trại lại không cao, chủ yếu dùng các vật liệu như dây thép B40, gạch chỉ xây chân tường, tre, gỗ tạp quanh vườn, bạt, nhưng vẫn đảm bảo giữ nhiệt độ thích hợp cho đàn gà.
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên, đặc biệt là giao thời giữ lứa cũ và lứa mới, sau khi xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại, trồng thêm rau xanh, chuối, các loại cây trong sân vườn để cung cấp thức ăn cho lứa gà mới nuôi. Với mô hình chăn nuôi mới này, những năm gần đây thu nhập gia đình ông luôn ổn định và phát triển. Bình quân mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu lãi từ nuôi gà khoảng 60 đến 70 triệu đồng. Thấy mô hình hiệu quả và phù hợp, nhiều hộ dân trong xã đã đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm để triển khai thực hiện.
Mong rằng, trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều trang trại, nhiều khu vườn nuôi gà theo mô hình của ôngHoàng , góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Với số tiền lương hưu cộng với tiền thu nhập được từ đàn gà ta ông Hoàng cho biết: Nếu biết cách nuôi gà ta thả vườn thì một năm có thể đem lại nguồn lợi nhuận khoảng trăm triệu đồng. Với số gia đình ông thu tiền lãi từ nuôi gà của mỗi năm ông Hoàng có thể trang trãi gia đình, sửa nhà,...
Bây giờ chúng ta hãy kể tên những giá trị kinh tế mà gà mang lại:
-Ý nghĩa kinh tế đối với địa phương:
Cung cấp thịt, trứng,... cho con người
-Ý nghĩa kinh tế đối với địa phương:
Cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp: lông gà,..
Nhóm 1 chúng em xin giới thiệu thêm một số loài vật có ý nghĩa kinh tế đối với địa phương:
Lợn (ở nhà bác Minh)
TỔNG KẾT
Qua đó chúng ta mới thấy rằng ở địa phương chúng ta có rất nhìêu động vật quý giá. Không những thế còn có nhiều trại công nghiệp (gà, lợn,.) có giá trị kinh tế rất cao.
Nhóm 1
Lớp 7/1
Thị Uyên
Văn Tú
Lê Thiện
Nguyên Nhật
Minh Tâm
Công Lợi
Minh Quân
Nguyên Trung
Văn Hoàng
Ngọc Diễm
Huy Đại
Thanh Xuân
Cám ơn các bạn!
PHÒNG GD HUYỆN NÚI THÀNH* TRƯỜNG THCS LÊ LỢI *
GD
NÚI THÀNH
* NIÊN KHOÁ 2014-2015*
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
S
I
N
H
H
Ọ
C
Sinh học 7
Tìm hiểu một số động vật
có tầm quan trọng
trong kinh tế ở địa phương
Nhóm 1
NỘI DUNG
l TÌM HỂU CHUNG VỀ TẬP TÍNH SINH HỌC ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI GÀ
ll CÁCH CHĂM NUÔI
ll GIÁ TRỊ KINH TẾ
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ở địa phương em. Tổng đàn gia cầm của địa phương khoảng gần mấy ngàn con; Trong đó đàn gà chiếm chủ yếu. Chăn nuôi gà chiếm 75% trong tổng đàn gia cầm hàng năm.
CHĂN NUÔI GÀ
Kính thưa cô và các bạn, hôm nay tổ 1 của chúng em xin trình bày bài báo cáo về tầm quan trọng kinh tế của loài vật đối xã Tam Nghĩa:
Bài báo cáo như sau!
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT
TRONG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG
Ở địa phương em, gà là loài vật nuôi thường gặp nhất vì nó dễ nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao đối với địa phương. Vì thế mà chúng chúng được nuôi với số lượng nhiều ở địa phương. Và ông Cao Văn Hoàng là một người nuôi gà với một mô hình kinh doanh lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
ĐÀN GÀ Ở TAM NGHĨA:
Nhà ông Hoàng (ở thôn Định Phước)
+Tập tính sinh học : sống theo bầy đàn hay đào bới, tìm thức ăn.
Nào bây giờ xin mời cô và các bạn cùng tìm hiểu về tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm thường gặp ở gà.
Theo ý kiến của ông Hoàng cho rằng :
Có thể cho gà ăn ngày 2 lần.
Đối với gia cầm, thức ăn và nước uống rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn gà còn nhỏ. Việc thay đổi thức ăn thường xuyên hoặc trong điều kiện chăn nuôi thiếu nước uống, không đảm bảo chất lượng, kém vệ sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng tăng trọng của gà. Do đó, phải quan tâm cho gà ăn đảm bảo đủ chất và lượng.
Cho gà ăn một số loại thức ăn như:
1. Gạo kho nấu thành cơm 20%
2. Cá vụn (bột cá) nấu cháo 30%
3. Cám gạo 0,5 %
4. Bột bắp xoay nhiễng 0,5%
5. Rau muống (vitamin) 0,5%
6 . Chuối cây (chất xơ) 10%.
7. Thực phẩm (thức ăn công nghiệp) 20%.
Ông còn sử dụng một số sản phẩm cho gà như:
Thức ăn hỗn hợp cho gà được sản xuất theo công nghệ hiện đại châu Âu
Chuồng nuôi
Cách nuôi : Nuôi trong chuồng hoặc thả trong vườn - Chuồng nuôi : khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, có rèm che khi có mưa gió.
Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi tốt sẽ góp phần phòng bệnh tốt, tăng sức khoẻ, gà nuôi mau lớn.
Chuồng nuôi cách xa nhà ở và đường giao thông đông người qua lại, không nằm trên hướng gió chính so với nhà ở. Chuồng nuôi phải cách ly với môi trường xung quanh, không nuôi nhốt chung gà với các loại gia súc, gia cầm khác. Trước cửa ra vào phải có hố sát trùng bằng vôi bột hoặc các loại dung dịch sát trùng khác. Khu vực nuôi phải có hố ủ phân và xử lý chất thải, khu cách ly gà bệnh, yếu, què chân...
Chăm sóc, nuôi dưỡng
Để đảm bảo đàn gà phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, từ giai đoạn úm gà con đến khi thả vườn phải lưu ý đến nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi, gió lùa... Nhiệt độ phải phù hợp cho từng giai đoạn tuổi của gà, đảm bảo không bị lạnh hoặc quá nóng bức. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh, đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng, hạn chế tối đa thay đổi thức ăn vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của gà.
Còn về thú y cho gà thì sao?
Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo của cơ quan thú y. Ngoài ra, cần tăng cường các loại kháng sinh và thuốc bổ, thuốc trợ sức định kỳ trong trường hợp thời tiết thay đổi.
Làm thế nào để vệ sinh phòng bệnh cho gà?
À! Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch,
uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù
nước đọng trong khu vườn thả.
Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra,
dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì
cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
GIÁ TRỊ KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG
*Giá trị kinh tế:
Nhà ông Cao Văn Hoàng ở thôn Định Phước dự định nuôi 200 con gà ta thả vườn nhưng không nuôi 1 lứa mà nuôi thành 5 lứa mỗi lứa 40 con và cách nhau 20 ngày. Cứ như thế 20 ngày xuất khoảng 40 con. Ông còn lưu ý khi mua giống phải trừ hao để lúc bán còn 200 con-> lúc mua khoảng 220 con.. N goài ra ông còn chia sẻ thêm: nếu như nuôi 50 con gà đẻ thì cứ 1 tuần mình cho ấp 1 lần nếu gà đẻ khoảng 30 con đều thì 1 tuần cũng được 210 trứng lúc đó mình có cả gà giống bán.
GiỚI thiệu sơ lược về gia đình ông Cao Văn Hoàng
Khi bắt tay vào nghề chăn nuôi, gia đình ông nuôi gà công nghiệp và gà tam hoàng. Nhưng do giá cả không ổn định nên ông bị thua lỗ. Nhận thấy gà ta thả vườn được người tiêu dùng ưa chuộng và giá cả ổn định, cách nay 3 năm ông đã chuyển hướng sang nuôi gà ta thả vườn. Tận dụng diện tích trồng cây cảnh ông Hoàng mua lưới về giăng kín vườn và làm chuồng trại bên trong; kết hợp chăn nuôi theo hình thức "truyền thống với hiện đại", vừa làm chuồng vừa dành một khoảnh vườn để thả gà ra vào chuồng tự do.Ông còn nuôi tách riêng gà thịt, gà giống và gà con để dễ chăm sóc và hạn chế được dịch bệnh. Hiện ngoài nguồn thức ăn từ cám công nghiệp, ông còn tận dụng nguồn thức ăn có sẵn như bắp, lúa... nên gà tăng trọng nhanh, thịt chắc; sau 4 tháng, mỗi con gà đạt trọng lượng từ 1,5 - 1,8kg. Gà thả vườn có giá bán từ 50 - 60 ngàn đồng/kg, cao gấp đôi gà công nghiệp; riêng vào dịp tết, giá thường tăng lên tới 80-100 ngàn đồng/kg, đã đem lại thu nhập cho gia đình anh hàng năm hơn trăm triệu đồng. Nuôi gà ta thả vườn ít tốn kém kinh phí đầu tư hơn nuôi gà công nghiệp, khả năng kháng bệnh cao và bán chạy trên thị trường nên ông đã nhanh chóng mở rộng quy mô chuồng trại. Ngoài đàn gà thịt mấy trăm con, ông Hoàng còn đầu tư trang trại gà con để thường xuyên bổ sung vào đàn gà thịt và bán con giống cho người dân. Ngay từ đầu, ông đã chú trọng công tác chăm sóc và phòng dịch bệnh cho đàn gà. Khi gà nở, ông áp dụng các biện pháp phòng ngừa như tiêm chủng, cho uống thuốc và thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Nhờ biết chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, phòng ngừa dịch bệnh tốt nên đàn gà mau lớn và bán được giá cao. Đến nay, ông có gần mấy trăm con gà thả vườn.
*Ban đầu, do chưa hiểu rõ về kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn nên ông chỉ nuôi thử 200 con, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm. Nhờ cần cù, ham học hỏi, không ngừng nghiên cứu thêm sách báo và biết cách áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Hoàng đã nhận ra rằng nuôi gà ta thả vườn rất dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, đàn gà phát triển nhanh và đều; nuôi gà trong vườn còn tận dụng được nguồn phân bón trực tiếp cho cây trồng rất tốt. Từ 200 con gà ban đầu, đến nay đàn gà nhà ông đã phát triển lên đến trên mấy trăm con. Mô hình nuôi gà ta thả vườn của gia đình ông Hoàng được thương lái đến đặt mua tại nhà. Ông Hoàng cho biết: mô hình nuôi gà của gia đình ông đang đầu tư có hiệu quả kinh tế hơn chăn nuôi bò, lợn lại không tốn công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là cám, lúa, bắp, rau xanh, tiết kiệm được chi phí, vốn đầu tư chuồng trại lại không cao, chủ yếu dùng các vật liệu như dây thép B40, gạch chỉ xây chân tường, tre, gỗ tạp quanh vườn, bạt, nhưng vẫn đảm bảo giữ nhiệt độ thích hợp cho đàn gà.
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên, đặc biệt là giao thời giữ lứa cũ và lứa mới, sau khi xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại, trồng thêm rau xanh, chuối, các loại cây trong sân vườn để cung cấp thức ăn cho lứa gà mới nuôi. Với mô hình chăn nuôi mới này, những năm gần đây thu nhập gia đình ông luôn ổn định và phát triển. Bình quân mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu lãi từ nuôi gà khoảng 60 đến 70 triệu đồng. Thấy mô hình hiệu quả và phù hợp, nhiều hộ dân trong xã đã đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm để triển khai thực hiện.
Mong rằng, trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều trang trại, nhiều khu vườn nuôi gà theo mô hình của ôngHoàng , góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Với số tiền lương hưu cộng với tiền thu nhập được từ đàn gà ta ông Hoàng cho biết: Nếu biết cách nuôi gà ta thả vườn thì một năm có thể đem lại nguồn lợi nhuận khoảng trăm triệu đồng. Với số gia đình ông thu tiền lãi từ nuôi gà của mỗi năm ông Hoàng có thể trang trãi gia đình, sửa nhà,...
Bây giờ chúng ta hãy kể tên những giá trị kinh tế mà gà mang lại:
-Ý nghĩa kinh tế đối với địa phương:
Cung cấp thịt, trứng,... cho con người
-Ý nghĩa kinh tế đối với địa phương:
Cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp: lông gà,..
Nhóm 1 chúng em xin giới thiệu thêm một số loài vật có ý nghĩa kinh tế đối với địa phương:
Lợn (ở nhà bác Minh)
TỔNG KẾT
Qua đó chúng ta mới thấy rằng ở địa phương chúng ta có rất nhìêu động vật quý giá. Không những thế còn có nhiều trại công nghiệp (gà, lợn,.) có giá trị kinh tế rất cao.
Nhóm 1
Lớp 7/1
Thị Uyên
Văn Tú
Lê Thiện
Nguyên Nhật
Minh Tâm
Công Lợi
Minh Quân
Nguyên Trung
Văn Hoàng
Ngọc Diễm
Huy Đại
Thanh Xuân
Cám ơn các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)