Bài 61. Sản xuất điện năng - Nhiệt điện và thuỷ điện

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Hải | Ngày 27/04/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: Bài 61. Sản xuất điện năng - Nhiệt điện và thuỷ điện thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH PHỤC NHỨT
NGƯỜI SOẠN:NGUYỄN KIM HẢI
THỰC HIỆN NGÀY: 12-04-2008
VẬT LÍ 9
KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng ? ( 5đ )
-Có thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu không ?
Vì sao ? ( 5đ )

ĐÁP ÁN :
-Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ
chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
-Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu vì trái với
định luật bảo toàn năng lượng . Muốn có cơ năng thì
phải cung cấp năng lượng để nó chuyển hóa thành
cơ năng
Ngày nay, điện năng được sử dụng rộng rãi và thuận tiện trong các hoạt động của con người. Nhưng nguồn điện năng lại không có sẵn trong tự nhiên như các nguồn năng lượng khác ( than đá, dầu khí…).
Vậy, làm thế nào để biến đổi những dạng năng lượng khác thành điện năng ?
*
I. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG ĐỜI SỐNG
VÀ SẢN XUẤT
-C1: Điện được sử dụng vào thắp đèn, nấu cơm, quạt điện, chạy máy cưa, máy bơm, máy khoan, chạy xe …
-C2 : Quạt máy : Điện năng chuyển hóa thành cơ năng.
Bếp điện : Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Đèn ống : Điện năng chuyển hóa thành quang năng.
Nạp ắc-quy : Điện năng chuyển hóa thành hóa năng.
-C3 : Dùng dây dẫn truyền tải điện năng. Có thể đưa điện năng đến tận nơi sử dụng ở trong nhà, trong xưởng, không cần xe vận chuyển hay nhà kho, thùng chứa
-C1: Hãy nhớ lại xem điện có thể được sử dụng vào những việc gì trong đời sống và sản xuất .
-C2: Hãy nêu những dụng cụ hay thiết bị trong đó điện năng đã được chuyển hóa thành cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hoá năng.
-C3: Việc truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu dùng được thực hiện như thế nào ? Việc truyền tải đó có gì thuận lợi hơn việc vận chuyển than đá, dầu lửa, khí đốt ?
**
NGUYỄN KIM HẢI
II. BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG KHÁC THÀNH ĐIỆN NĂNG
I. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
Điện năng được sử dụng rộng rãi và thuận tiện trong các hoạt động của con người
1. NHIỆT ĐIỆN :
Hãy kể ra một số nguồn điện năng mà em biết ?
-C4: (Làm việc theo nhóm)
+ Quan sát hình 61.1 chỉ ra các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện.
+ Hãy cho biết năng lượng đã được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào từ lò đốt than qua lò hơi, trong tuabin và trong máy phát điện ?
+ Sự chuyển hóa:
*Lò đốt than: Hoá năng thành nhiệt năng ,
*Nồi hơi: Nhiệt năng thành cơ năng của hơi,
*Tuabin: Cơ năng hơi thành động năng tuabin,
*Máy phát điện: Cơ năng thành điện năng
-C4: + Các bộ phận chính: lò đốt than, tuabin và máy phát điện
***
Trong nhà máy nhiệt điện , năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành điện năng.
I. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT

II. BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG KHÁC THÀNH ĐIỆN NĂNG
2.THUỶ ĐIỆN :
1. NHIỆT ĐIỆN :
+Hãy cho biết năng lượng của nướctrong hồ chứa đã được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận: ống dẫn nước, tuabin, máy phát điện
-C5: + Các bộ phận chính:Ống dẫn nước, tuabin, máy phát điện
+ Sự chuyển hoá:
. Ống dẫn nước: Thế năng của nước chuyển hoá thành động năng của nước
.Tuabin: Động năng của nước chuyển hoá thành động năng của tuabin
.Máy phát điện: Động năng thành điện năng
-C6: Hãy giải thích vì sao về mùa khô ít mưa, công suất của nhà máy thuỷ điện lại giảm đi ?
-C6: Khi ít mưa, lượng nước trong hồ chứa giảm, thế năng của nước giảm, do đó trong các bộ phận của nhà máy năng lượng đều giảm, dẫn tới cuối cùng điện năng giảm.
-C5: (Làm việc theo nhóm) +Quan sát hình 61.2: chỉ ra các bộ phận chính của một nhà máy thuỷ điện
****
NGUYỄN KIM HẢII
I. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
Điện năng được sử dụng rộng rãi và thuận tiện trong các hoạt động của con người
II. BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG KHÁC THÀNH ĐIỆN NĂNG
1. NHIỆT ĐIỆN :
Trong nhà máy nhiệt điện , năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành điện năng.
2. THUỶ ĐIỆN :
Trong nhà máy thuỷ điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hóa thành điện năng.
III. VẬN DỤNG
-C7:Thế năng của một vật có trọng lượng P được nâng lên độ cao h bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất: A= P.h . Một lớp nước dày 1m trên mặt một hồ chứa nước có diện tích 1km2 và độ cao 200m so với cửa vào tuabin của nhà máy thuỷ điện có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu ?
C7: Công mà lớp nước rộng 1km2, dày 1m , có độ cao 200m có thể sinh ra khi chảy vào tuabin là :
A= P.h = V.d.h (V là thể tích, d là trọng lượng riêng của nước).
A = (1 000 000.1).10 000.200 = 2.1012 J.
Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tuabin sẽ được chuyển hoá thành điện năng
*****
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập: 16.1 đến 16.3 SBT trang 68.
- Tìm hiểu thêm về qui mô và tiềm năng sản xuất điện ở nước ta.
1/ Làm thề nào để có được điện năng ?
- Điện năng là loại năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường trong khi vận chuyển và sử dụng.
-Truyền tải điện năng đi xa, đến nơi tiêu dùng chỉ bằng dây dẫn nên rất thuận tiện.

* CÂU HỎI
*ĐỌC THÔNG TIN: “Có thể em chưa biết”
2/ Sử dụng điện năng có thuận lợi gì hơn so với sử dụng năng lượng của than đá, dầu mỏ, khí đốt ?
Có thể biến đổi những dạng năng lượng khác thành điện năng.


GHI CHÚ
Sau hiệu ứng âm thanh: Double click để sang slide mới.
Sau phần KTBC là phần giới thiệu bài.
Phần bài giảng: từ slide 3 đến slide 7.
I. VAI TRÒ: Trả lời C1,C2,C3 để rút ra kết luận.
II. BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG:
1.Nhiệt điện: Trả lời C4 để rút ra kết luận.
2.Thuỷ điện: Trả lời C5,C6 để rút ra kết luận.
III. VẬN DỤNG: Trả lời C7
Củng cố: Trả lời 2 câu hỏi thực tế
“Có thể em chưa biết “: Tìm hiểu thêm về qui mô và tiềm lực sản xuất điện ở nước ta




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)