Bài 60. Động vật quý hiếm

Chia sẻ bởi Lê Đức Bình | Ngày 05/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 60. Động vật quý hiếm thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
1. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?
2. Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học?
Đáp án

1. Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hạI do sinh vật hai gây ra

2.-Sử dụng thiên địch: -sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh
vật hạI
-sử dụng trứng của những thiên địch
kí sinh vào sinh vật hạI và trứng
của nó
-Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật hạI
-Gây vô sinh diệt động vật hại

ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
I, thế nào là động vật quý hiếm
- Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về nhiều mặt như :dược phẩm , thực phẩm , làm cảnh , mĩ nghệ , ...và có số lượng đang giảm dần
-Động vật có số lượng giảm 80% được xếp vào cấp độ rất nguy cấp(CR) , giảm 50% là cấp độ nguy cấp(EN), giảm 20% ở cấp độ sẽ nguy cấp(VU).các động vật quý hiếm được nuôi và bảo tồn thì xếp vào cấp ít nguy cấp(LR)
Ví dụ:
Voọc ngũ sắc ở Đà Nẵng , Việt Nam
VD1, hươu xạ
II. Ví dụ minh hoạ các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam
A,Môt số ví du
Mô tả:
Cỡ nhỏ thân hình cân đối, thon nhẹ. Dài thân 680 - 793mm, dài đuôi 25 - 30mm, dài bàn chân sau 195 - 211mm, trọng lượng 6 - 10kg. Lông dày, rậm, màu nâu thẫm, lưng màu nâu xám. Bốn chân mảnh khảnh. Con đực và cái đều không có sừng. Con đực có tuyến xạ (40 - 60 x 30mm) nằm ở giữa rốn và cơ quan sinh dục, con cái không có tuyến xạ.

Phân bố.
Việt Nam: Cao Bằng (Trùng Khánh, Quảng Hoà, Thạch An, Bảo lạc, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Lũng, Bằng Mạc, Chi Lăng, Tràng Định), Bắc Thái (Bắc Cạn, Võ Nhai)
Thế giới: Liên Xô (cũ) Nêpan, Ấn Độ (Assam. Sikkim), Mianma, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên.
Giá trị:
Loài quí hiếm. Giá trị chủ yếu là tuyến xạ được dùng làm thuốc chữa một số bệnh và chất định hương cho nước hoa và xà bông cao cấp. Có thể thuần dưỡng nuôi bán tự nhiên ở một số vùng núi Đông &Tây bắc nước ta
Tình trạng:
Số lượng ít, bị săn bắn thường xuyên. Nhiều vùng trước đây có hươu xạ như (Thượng Cường, Mai Sao, Ô Châu - Lạng Sơn, Bắc Cạn - Bắc Thái) hiện nay không còn nữa. Số lượng hươu xạ hàng năm giảm từ 200 - 400 con. Mức độ đe dọa: bậc CR.

VD2, voọc ngũ sắc
Voọc ngũ sắc (Semnopithecus nigripes Milne ) có mặt và cổ có khoang màu hạt dẻ. Trán, đỉnh đầu màu xám đen. Bộ lông dày mềm mại nhiều màu sặc sỡ. Lưng đốm đen xám. Chân, tay và đuôi rất dài (hơn 580mm). Hông trắng chuyển sang xám đen. Vùng bẹn và đuôi trắng đục.
Thức ăn cùa chúng là quả, hạt, lá cây rừng, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Voọc ngũ sắc sinh sản rải rác quanh năm nhưng thường vào mùa xuân, mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con. Voọc ngũ sắc thường sống trong rừng già trên núi cao từ 300 m trở lên so với mặt biển. Nơi ở của chúng là những cánh rừng rậm trên đỉnh núi hoặc bên sườn núi có độ dốc lớn. Chúng sống thành từng nhóm 3 - 5 cá thể. Hoạt đông kiếm ăn vào hai buổi sáng và chiều ở trên cây, ít khi xuống mặt đất. Buổi trưa và ban đêm trở về nghỉ ngơi thường cố định khá lâu. Di chuyển chậm chạp hơn vượn và gây ra nhiều tiếng động xào xạc cành cây, rất dạn người.
Voọc ngũ sắc chỉ có ở Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Đắc Lắc (Nam Ca), Lâm Đồng (Di Linh), thành phố Hồ Chí Minh.
Sách đỏ thế giới xếp voọc ngũ sắc vào bậc E. Ở nước ta trong những năm trước đây voọc ngũ sắc có ở nhiều nơi. Trong nhiều năm gần đây, do săn bắn quá mức, nhiều nơi đã trở nên rất hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V.

B, Dựa vào thông tin trong SGK hãy hoàn thành bảng sau
rất nguy cấp(CR)
rất nguy cấp(CR)
Nguy cấp(EN)
Nguy cấp(EN)
sẽ nguy cấp(VU)
sẽ nguy cấp(VU)
Ít nguy cấp(LR)
Ít nguy cấp(LR)
Ít nguy cấp(LR)
Ít nguy cấp(LR)
Kĩ nghệ khảm trai
dược liệu,chất định hương cho nước hoa
Giá trị thực phẩm
thẩm mĩ, dược liệu
thực phẩm
dược liệu chữa hen , tăng sinh lực
dược liệu , động vật thí nghiệm
thẩm mĩ, chim cảnh
thẩm mĩ
thẩm mĩ , chim cảnh
III. Bảo vệ động vật quý hiếm
Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật quý hiếm
Bảo vệ môi trường sống
Đẩy mạnh việc chăn nuôi , xây dựng khu dự trữ thiên nhiên
Tàn phá rừng – tàn phá môi trường sông của động vật
1.Thế nào là động vật quý hiếm
Động vật hiếm là những động có giá trị về nhiều mặt và có số lượng giảm sút
2.Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm
-Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật quý hiếm
-Bảo vệ môi trường sống
-Đẩy mạnh việc chăn nuôi , xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)