Bài 60. Động vật quý hiếm

Chia sẻ bởi Bùi Văn Dưởng | Ngày 04/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 60. Động vật quý hiếm thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

H?c, h?c n?a, h?c mói
KÍNH CHÀO THẦY VÀ TẤT CẢ CÁC BẠN
M
T
Sau đây là bài thuyết trình của nhóm mình
Suốt chiều dài của tổ quốc Việt Nam, đâu đâu cũng có rừng.Từ những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc.. Cho đến những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, U Minh, Cần Giờ…đều là tài nguyên vô giá của chúng ta…
Nhưng hiện nay rừng đang bị tàn phá một cách dã man, hiện tượng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn nhiều. Sự suy sụp của rừng đã kéo theo sự tuyệt chủng của các loài động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm
Vậy sóc đố các bạn, thế nào là động vật quý hiếm ???
* Động vật quý hiếm là:
- Những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, khoa học, làm cảnh, xuất khẩu…
- Đồng thời nó là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên.
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CÁC LOÀI ĐƯA VÀO SÁCH ĐỎ IUCN ( Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới)


Các cấp đánh giá chính:
ENDANGERED (E) Đang nguy cấp Là những động vật không chắc còn có thể tồn tại nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn. Gồm những động vật có số lượng giảm đến mức báo động ở trong điều kiện sống bị suy thoái mạnh mẽ
VULNERABLE (V) Sẽ nguy cấp,là những động vật sắp bị đe doạ tuyệt chủng (trong tương lai gần) nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn. Cũng gồm những động vật tuy số luượng còn khá nhưng vì chúng có giá trị kinh tế lớn nên việc tìm bắt, khai thác được tiến hành thường xuyên ờ mọi nơi, dễ đưa tới bị đe dọa.
RARE (R) Hiếm .Gồm những động vật có phân bố hẹp (nhất là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang hoặc sẽ bị đe doạ, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng ta mỏng manh.
Các cấp đánh giá khác:
Ngoài ba cấp chính,khi soạn thảo - Sách đỏ VN cón sử dụng một trong các cấp :
THREATENED (T) - Bị đe doạ. Là những động vật thuộc một trong những cấp trên, nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào.
INSUFFCIENTLY KNOWN (K) - Biết không chính xác. Là những động vật nghi ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vì thiếu thông tin.
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CÁC LOẠI ĐƯA VÀO SÁCH ĐỎ VIỆT NAM
Sau đây là một số loài động vật quý hiếm ở VN, Sóc sẽ giới thiệu cho các bạn.
Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi )
- Là động vật đặc hữu của Việt Nam. Lần đầu tiên tìm thấy trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ Việt Nam.
Phân bố: Việt Nam: từ Quảng Bình, Quảng Trị. Hà Tĩnh
Thế giới: Lào
-Chim đực trưởng thành có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía..
-Chim cái trưởng thành không có mào rõ ràng, bộ lông nhìn chung có màu nâu hơi xỉn. Các phần khác có màu giống chim đực.
Chim nuôi sinh sản vào tháng 6. Đẻ 5 - 7 trứng, có màu kem hồng thẫm với các chấm trắng nhỏ. ấp 25 ngày.
Mức độ đe dọa: bậc E ( đang nguy cấp)
Giá trị: Loài đặc sản hiếm ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Cá mập ăn thịt người(Crcharodon carcharias )
.
Giá trị sử dụng: có bộ vây rất hiếm chiếm khoảng 1, 5 - 2, 0 % trọng lượng thân, là loài thực phẩm có giá trị xuất khẩu rất cao. Khi câu được loài cá này, người ta thường chỉ cắt lấy bộ vây, còn lại thì bỏ hết, nhưng thịt của chúng thì có thể ăn hoặc ướp muối phơi khô chế biến thành các dạng thực phẩm khác ăn được.
.
Có kích thước lớn, thường có chiều dài 2 - 6 m. Tính rất hung dữ, bơi lội nhanh nhẹn, thường sắn bắt mồi và các động vật cỡ lớn, tấn công cả người và làm đắm thuyền ghe nhỏ. Sống ở tầng nước trên của biển khơi vùng ôn đới và á nhiệt đới,. Đôi khi chúng cũng vào gần bờ để tìm mồi. Là nỗi kinh hoàng cho các thợ lặn ,những người tắm biển hoặc người câu trên các ghe nhỏ. Thụ tinh và đẻ con
Nơi sống : Việt Nam: Trường Sa, Khánh Hòa, Bình Thuận, Côn Đảo.
Thế giới: Đại Tây Dương ,bờ Đông Thái Bình Dương
Mức đe dọa: Bậc T.(bị đe dọa)
Báo gấm(Padofelis nebulosa)
Bộ lông có hoa văn rất đẹp. Lông màu gio sáng hoặc vàng sáng, có nhiều hoa vân lớn ở 2 bên lưng, các hoa văn được viền vành đen khép kín và rất nét.
Thức ăn gồm các loài động vật rừng cỡ như: hoãng, cheo cheo, khỉ, voọc, sóc, tê tê, gà. Sống,hoạt động chủ yếu ở rừng cây gỗ cao vùng rừng núi đất, hoặc các thung lũng núi đá.Sống độc thân, có lúc đi đôi, hoạt động ban đêm, leo trèo giỏi.
Phân bố:Trong nước: Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm Đồng. Báo gấm có phân bố rộng ở các vùng rừng núi trong cả nước, nhưng số lượng hiếm.
Thế giới: Nam Trung Quốc, Nêpan, Mianma, Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan.
Giá trị: Thú da lông đẹp và góp phần điều hoà số lượng cá thể các quần thể con mồi.
Phân hạng: EN (nguy cấp)
Rắn cạp nong(Bungarus fasciatus )
Rắn độc cỡ tương đối lớn, dài trên 1m. Đầu lớn và ngắn, mắt tương đối nhỏ và tròn, đuôi ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ.

Giá trị: Có giá trị dược liệu (nọc, thịt, mật, máu, xác rắn lột, cùng với rắn hổ mang, rắn ráo lập thành bộ ba ngâm trong rượu làm thành rượu Tam xà hoặc ngâm thêm với cạp nia và hổ trâu (rắn ráo trâu) thành rượu Ngũ xà để chữa tê thấp và chứng viêm đau khớp). Da rắn thuộc được ưa chuộng, Rắn sống được xuất khẩu.
Phân bố:
Trong nước: Phân bố rộng rãi ở đồng bằng, trung du và miền núi
Thế giới: Đông bắc Ấn Độ, Nêpan, Bănglađét, Brunây, Parussalam, Butan, Mianma, nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia
Phân hạng: EN (nguy cấp)
Bào ngư hình vành tai(Haliotis asinina )
Vỏ hình tai kéo dài có thể tới 80mm, mỏng, nhẹ, chắc. Mặt ngoài vỏ láng bóng, màu xanh sẫm hoặc vàng sẫm, các vân phóng xạ và đồng tâm mờ và thường cắt nhau. Mặt trong sáng bóng với lớp xà cừ láng bóng và có các vân mờ đan chéo nhau. Trên mép vỏ có khoảng 14 lỗ, nhưng chỉ có 6 - 7 lỗ thông giữa mặt trong và ngoài vỏ, các lỗ còn lại thường bịt kín.
Phân bố: Trong nước: Chân Mây Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà (Hòn Nội, Hòn Chà Nà,Hòn Tầm, Hòn Tre), Côn Đảo (Hòn Tre Lớn, Côn Đảo Nhỏ), Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Thế giới: Vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương.
Giá trị: Thịt ăn ngon, vỏ dùng để khảm trai rất đẹp, là mặt hàng mĩ nghệ rất được ưa chuộng. Thịt bào ngư có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn đặc sản và có giá trị dược liệu, vì vậy là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Phân hạng: VU (sẽ nguy cấp)
Vọoc đen má trắng ( Trachypithecus francoisi francoisi )
Bộ lông dày, màu đen tuyền. Hai má trắng, đám lông trắng rộng vượt quá chỏm vành tai. Đầu thường có mào lông đen. Đuôi dài hơn thân, mầu đen.
Voọc đen má trắng chủ yếu sống ở rừng trên núi đá vôi ,sống đàn. Trước đây, đàn voọc thường rất đông, 20 - 30 con nhưng hiện nay phổ biến từ 5 đến 15 con . kiếm ăn vào hai buổi sáng và chiều, trưa nghỉ. Ăn lá chồi non và quả cây rừng không ăn động vật. Voọc đen má trắng chủ yếu ngủ hang. Mùa nóng, chúng ngủ trên những tảng đá ,cây gỗ trước cửa hang, mùa lạnh ngủ trong hang. Hang ngủ của Voọc thường tìm thấy ở những nơi vách đá dựng đứng. Con mẹ mang con non tập trung từ tháng 3 đến tháng 7. Mỗi lứa đẻ một con, con non mới đẻ có bộ lông màu vàng.
Phân bố:Trong nước: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây).
Giá trị: Voọc đen má trắng là loài Linh trưởng quý hiếm và có giá trị dược liệu.
Phân Hạng: EN (nguy cấp)
Tôm hùm đá(Panulirus homarus )
Phân bố:Trong nước: Phân bố khắp ven bờ biển Việt Nam từ Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhất ở các tỉnh ven biển miền Trung.
Thế giới: Vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương từ vùng biển Nhật Bản, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Đông Phi.
Tôm hùm đá sống phổ biến ở đáy cát pha bùn, ẩn trong các hốc đá vùng nước ven bờ, độ sâu từ 1 – 5m, có sóng đập, thường sống thành bầy khoảng 3 - 4 con và hoạt động mạnh về ban đêm. Mùa sinh sản khoảng tháng 4 đến tháng 6, đỉnh cao là tháng 5.
Giá trị: Có giá trị thực phẩm và xuất khẩu.
Tình trạng: Trước năm 1975, tôm cỡ 0.7 - 0.8 kg/con rất phổ biến ở vùng biển ven bờ và quanh đảo. Sau năm 1975, do nhu cầu xuất khẩu , lượng khai thác hàng năm tăng cao, làm số lượng giảm tới 50%. Ngoài ra, do nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, làm ô nhiễm các vùng nước ven bờ, bên cạnh đó, việc dùng chất nổ để đánh bắt đã xâm hại và phá hủy, thu hẹp nơi cư trú, có thể tới 20%. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tôm hùm con còn bị khai thác triệt để phục vụ cho nghề nuôi tôm hùm
Phân hạng: EN (nguy cấp)
Trai điệp(Sinohyriopsis cumingii )
Trai cỡ lớn, cơ thể dài tới 25cm, vỏ dày, mặt ngoài đen nâu, mặt trong có lớp xà cừ màu trắng hồng hoặc da đồng, phần cánh và đuôi có ánh vàng. Cánh mỏng, rất phát triển về phía lưng. Đường gờ bên vùng lưng sau nổi rõ.
Sống ở sông vùng trung du và đồng bằng miền bắc Việt Nam. Sinh sản vào mùa xuân, đầu hạ, con cái trưởng thành chứa khoảng 500 - 10.000 trứng. Thích ứng được với điều kiện thời tiết mùa hạ và mùa đông.
Phân bố:Trong nước: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình.
Thế giới: Trung Quốc
Giá trị: Có giá trị thực phẩm và công nghiệp. Thịt trai được sử dụng phổ biến. Vỏ trai là nguyên liệu để chế biến bột giấy điệp (dùng trong hội hoạ), xà cừ đẹp dùng trong nghề khảm trai, làm khuy trai.
Tình trạng: Trước năm 1975, gặp phổ biến trong các sông vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hàng năm, riêng ở vùng Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình đã khai thác, sử dụng tới 25 - 30 tấn vỏ trai điệp. Sau năm 1975, đặc biệt từ 1990 tới nay, do nghề thủ công sử dụng vỏ trai phát triển mạnh, lượng khai thác hàng năm tăng cao, làm giảm số lượng rõ rệt. Hiện nay, do khai thác mạnh và tình trạng ô nhiễm các sông, diện tích thu hẹp chỉ còn khoảng 2.000km2.
Phân hạng: VU( sẽ nguy cấp)
Rồng đất(Physignathus cocincinus )
Rồng đất có chiều dài cơ thể khoảng 240mm, cá thể cái thường có thân và đuôi dẹp bên rõ rệt. Có một mào gáy và một mào lưng nối liền nhau và kéo dài từ gáy tới đuôi. Đuôi có những khúc xám nâu xen kẽ với những khúc vàng.
Thường sống ở trung du và miền núi trong các bụi cây leo bên bờ suối, di chuyển nhanh nhẹn trên mặt đất, đôi khi leo lên cây và thường bám vào các cành cây mọc ngang trên mặt nước, bơi giỏi. Ăn côn trùng, giun đất. Đẻ khoảng 5 - 16 trứng vào một hố cát giữa các tảng đá bên cạnh vực nước, lấp cát lên trong thời gian từ tháng 4 - 8
Phân bố:Trong nước: Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hoà Bình, Bắc Giang,…
Thế giới: Nam Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Đông Thái Lan.
Giá trị: Là loài bò sát cỡ tương đối lớn có mào đẹp nên có giá trị thẩm mỹ, thường được nuôi trong các vườn động vật. Thịt ngon được nhân dân nhiều địa phương ưa chuộng.
Phân hạng: VU(sẽ nguy cấp)
Sóc đỏ cỡ trung bình. Màu sắc lông thay đổi: các chủng quần khác nhau ở Việt Nam có màu đen (ở Côn Đảo), màu đỏ hoặc pha trộn nâu - đỏ hoặc đỏ - xám ( ở vùng Sa Thầy, tỉnh Kontum); màu hung xám bụng nâu vàng (ở Phú Quốc).
Sóc đỏ(Callosciurus finlaysoni )
Sống ở rừng già, rừng hỗn giao, đôi khi kiếm ăn ở cả rừng trồng, ở Côn Đảo, hoạt động ở mọi sinh cảnh. Sóc kiếm ăn ban ngày, làm tổ trong các hốc cây. Đẻ 1 - 3 con vào tháng 5 - 8.
Phân bố:Trong nước: Việt Nam có 3 phân loài: 1867 phân bố trong rừng Côn Đảo;, 1877 phân bố trên đảo Phú Quốc và 1853 phân bố ở Kontum, Lâm Đồng.
Thế giới: Mianma, Thái lan, Lào, Campuchia
Giá trị: Sóc có mầu sắc đẹp có giá trị thẩm mỹ. Dễ nuôi, có thể nuôi làm động vật cảnh.
Tình trạng: Khu phân bố mở rộng lớn, nhưng khu cư trú hiện nay của từng phân loài bị thu hẹp do rừng bị khai phá. Sóc đen ở Côn Đảo và sóc hung xám bụng nâu vàng ở Phú Quốc có số lượng ít, Sóc đỏ, nâu đỏ ở Kontum bị săn bắt nhiều, nơi sống bị xâm hại, số lượng suy giảm trong khoảng 10 năm trở lại đây khoảng > 20%.
Phân hạng: LR ( ít nguy cấp)
Trước tình hình hiện nay, chúng ta phải có những biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm :
Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng
Cấm săn bắn, buôn bán trái phép.
Đẩy mạnh việc chăn nuôi
Xây dựng các khu vực dự trữ thiên nhiên
Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Dưởng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)