Bài 60. Động vật quý hiếm

Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Kiệt | Ngày 04/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 60. Động vật quý hiếm thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Bài 60: Động vật quý hiếm
Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Kiệt
Trường: THCS Tam Dương
Huyện: Tam Dương- Vĩnh Phúc
A- THẾ NÀO LÀ ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM?
Động vật quý hiếm là động vật có giá trị về nhiều mặt và có số lượng cá thể sống trong tự nhiên giảm sút trong 10 năm trở lại đây.
Loài nào có số lượng cá thể giảm 80% được xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR); giảm 50% được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN); giảm sút 20% được xếp cấp độ sẽ nguy cấp (VU). Loài nào được nuôi bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR).
Ví dụ: Sơ đồ cấu trúc đánh giá (Mức đe dọa loài )
B- VÍ DỤ MINH HỌA VỀ CÁC CẤP ĐỘ TUYỆT CHỦNG CỦA ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM Ở VIỆT NAM
Bảng. Một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam.
Sách Đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2009) vào ngày 17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.
Danh sách cũng công bố 784 loài loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500. Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm 2000. Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp vào nhóm DD. Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trước khi tăng lên như hiện nay.
Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên phần động vật được xuất bản năm 1992 với 365 loài nằm trong danh mục, phần thực vật được xuất bản năm 1996 với 356 loài nằm trong danh mục.
Kết quả thực hiện Sách đỏ Việt Nam 2004 cho thấy tổng số loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa đã lên đến 857 loài, gồm 407 loài động vật và 450 loài thực vật, tức số loài đang bị đe dọa đã tăng đáng kể. Trong phần động vật, nếu như mức độ bị đe dọa cao nhất trong Sách đỏ Việt Nam 1992 chỉ ở hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Số loài ở mức Nguy cấp là 149 loài, tăng rất nhiều so với 71 loài trong Sách đỏ Việt Nam 1992. Có 46 loài được xếp ở hạng Rất nguy cấp.[1]
Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008 [2], theo số liệu này hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài động vật được coi là "rất nguy cấp" và 45 loài thực vật "rất nguy cấp" (trong số 196 loài thực vật đang "nguy cấp"). Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao và hoa lan hài [3].


C- BẢO VỆ ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
Để bảo vệ động vật quý hiếm cần phải đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng; cấm săn bắt, buôn bán trái phép; đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên; tuyên truyền về động vật hoang dã.
Ví dụ: Biểu đồ phân hạng các bậc nguy cấp, quý, hiếm của các lớp động vật.
Ví dụ: Bảng về sự suy giảm về số lượng cá thể ở một số loài tiêu biểu.
Cảm ơn thầy, cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Kiệt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)