Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng

Chia sẻ bởi Đoàn Quốc Dũng | Ngày 27/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô về dự giờ
Môn: Vật lý 9
Trường THCS M? PHONG
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?
Làm tăng thể tích các vật khác.
Làm nóng các vật khác.
Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
Nổi được trên mặt nước.
Câu 2: Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp ? Cho ví dụ.
Câu 2: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Ví dụ như bàn là di?n, nồi cơm điện.
Từ hàng nghìn năm trước đây, con người đã mơ ước và tốn nhiều công sức để tìm cách chế tạo ra một thiết bị máy móc có thể làm việc, giúp con người thực hiện công mà không phải cung cấp cho nó một năng lượng nào cả. Những máy móc này gọi là động cơ vĩnh cửu, có thể làm việc liên tục, không bao giờ ngừng. Chúng ta hãy xét kĩ xem vì sao ước mơ đó không thực hiện được.
Tiết 66-Bài 60: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
C1 Hãy chỉ rõ thế năng và động năng của viên bi đã biến đổi như thế nào khi viên bi chuyển động từ A đến C rồi từ C đến B.
C2 So sánh thế năng ban đầu mà ta cung cấp cho viên bi ở vị trí A và thế năng mà bi có ở điểm B.
C3 Thiết bị thí nghiệm trên có thể làm cho viên bi có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta cung cấp cho nó lúc ban đầu không? Trong quá trình viên bi chuyển động ngoài cơ năng ra còn có dạng năng lượng mới nào xuất hiện không?
Câu hỏi thảo luận nhóm
Bi
Bi
Thí nghiệm mô phỏng:
h1
Bi
h2
A
C
B
1: Xuống dốc 0.8 s
2: Lên dốc 2s
3: Xuống dốc 1s
4: Lên dốc 2.2 s
C1 Từ A đến C: Thế năng biến đổi thành động năng.
Từ C đến B: Động năng biến đổi thành thế năng.
C2 Thế năng của viên bi ở A lớn hơn thế năng của viên bi ở B.
C3 Viên bi không thể có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta đã cung cấp cho nó lúc ban đầu. Ngoài cơ năng còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát.
Kết quả thảo luận nhóm
Máy phát điện
Động cơ điện
B
A’
A
B’
Câu hỏi thảo luận nhóm
C4 Hãy chỉ ra trong thí nghiệm này, năng lượng đã được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào qua mỗi bộ phận.
C5 So sánh thế năng ban đầu cung cấp cho quả nặng A và thế năng mà quả nặng B thu được khi lên đến vị trí cao nhất.Vì sao có sự hao hụt thế năng này?
Kết quả thảo luận nhóm
C4 -Máy phát điện: Cơ năng biến đổi thành điện năng.
-Động cơ điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng.
C5 Thế năng ban đầu của quả nặng A lớn hơn thế năng mà quả nặng B thu được. Vì:
-Khi quả nặng A rơi xuống chỉ có một phần thế năng chuyển hoá thành điện năng còn một phần biến thành động năng của chính quả nặng.
-Khi dòng điện làm quay động cơ điện kéo quả nặng B lên thì chỉ có một phần điện năng chuyển hoá thành cơ năng , còn một phần thành nhiệt năng làm nóng dây dẫn.
C6 Hãy giải thích vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu.
C6 Động cơ vĩnh cửu không thể hoạt động được vì trái với định luật bảo toàn năng lượng. Động cơ hoạt động được là có cơ năng, cơ năng này không thể tự sinh ra. Muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu (dùng năng lượng của nước, của than, của củi, của dầu …)
Nước
Than
Củi
Dầu
Ta hãy xem hình ảnh năng lượng của:
C7 Trên hình 60.3 vẽ một bếp đun củi cải tiến. Hãy giải thích vì sao dùng loại bếp này lại tiết kiệm được củi đun hơn là dùng kiềng ba chân ở hình 60.4.
Hình 60.3
Hình 60.4
C7 Theo định luật bảo toàn năng lượng: Nhiệt năng do củi đốt cung cấp một phần vào nồi làm nóng nước, phần còn lại truyền cho môi trường xung quanh. Bếp cải tiến có vách cách nhiệt giữ cho nhiệt năng ít bị truyền ra ngoài tận dụng được nhiệt năng để đun sôi hai nồi nước.
1.Bài vừa học:
-Sự chuyển hoá năng lượng trong các quá trình cơ, nhiệt, điện như thế nào ? Phát biểu nội dung định luật bảo toàn năng lượng.
-Đọc nội dung có thể em chưa biết.
-Làm các bài tập 60.1 -> 60.4 trang 67 SBT.
2.Bài sắp học:
Tiết 67 - Sản xuất điện năng - Nhiệt điện và thuỷ điện.
( Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất. Nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện )
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Quốc Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)