Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du
Chia sẻ bởi Trần Phúc Duy |
Ngày 08/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TIẾT 26
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Dung
Trường THCS Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
Tượng đài Nguyễn Du tại khu lưu niệm Nguyễn Du ở Hà Tĩnh
Dong song Lam tho mong, nui Hong Linh - que huong Tien Dien - Ha Tinh
Lang Tien Dien, Nghi Xuan, Ha Tinh- Que huong Nguyen Du
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
1.Thời đại: Có nhiều biến động dữ dội.
+ Xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng.
+ Phong trào nông dân, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
=> Tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút tới hiện thực.
2. Gia đình.
- Dòng dõi đại quý tộc phong kiến, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học (12 tiến sĩ, 5 quận công).
=>Ảnh hưởng lớn đến sự nảy nở thiên tài Nguyễn Du
Nhà thờ Nguyễn Nghiễm trong khu lưu niệm Nguyễn Du, Hà Tĩnh
Xu Kinh Bac, que huong me Nguyen Du
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
1. Thời đại:
2. Gia đình
3. Cuộc đời: Gắn bó sâu sắc với hoàn cảnh lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX
- Lúc nhỏ, mồ côi cha, sống với anh là Nguyễn Khản
- Trưởng thành, 10 năm phiêu bạt, cơ cực ở đất Bắc.
- 1802, làm quan bất đắc dĩ với nhà Nguyễn
- Từng đi sứ sang Trung Quốc (1813- 1814), tiếp xúc với nhiều nền văn hoá rực rỡ
- Là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc.
- Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
“Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm rơi trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như tự dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.
Nhà bình văn trong khu vườn lưu niệm Nguyễn Du.
Năng khiếu văn chương bẩm sinh.
Vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng
Trái tim giàu cảm xúc
Nhà thơ thiên tài vĩ đại - đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
1.Thời đại:
2. Gia đình.
3. Cuộc đời.
4. Sự nghiệp sáng tác: Là thiên tài văn học ở cả chữ Hán và chữ Nôm.
- Về chữ Hán: Có 3 tập thơ với 243 bài
+ Thanh Hiên thi tập (1786 – 1804)
+ Nam trung tạp ngâm (1805 – 1812)
+ Bắc Hành tạp lục (1813 – 1814)
- Về chữ Nôm:
+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
+ Văn chiêu hồn
+ Sinh tế Trường Lưu nhị nữ
+ Thác lời trai phường nón.
NGHIÊN MỰC MÀ NGUYỄN DU THƯỜNG DÙNG
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
II. Tìm hiểu tác phẩm "Truyện Kiều"
1. Hoàn cảnh sáng tác: đầu thế kỉ XIX (1805 – 1809)
2. Nhan đề:
- “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới đau đớn đến đứt ruột )
- “Truyện Kiều” – lấy tên nhân vật chínhThuý Kiều - do nhân dân đặt
(so sánh với nhan đề của Kim - Vân - Kiều truyện (chủ yếu viêt về câu chuyện tình của 3 nhân vật)
Một trang của bản Kiều Nôm in năm 1866, bản được coi là cổ nhất được tìm thấy đến thời điểm này.
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
II. Truyện Kiều.
1. Hoàn cảnh sáng tác: đầu thế kỉ XIX (1805 – 1809)
2. Nhan đề:
- “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới)
- “Truyện Kiều” – lấy tên nhân vật chính- Thuý Kiều
3.Nguồn gốc cốt truyện:
- Mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán có tên là : "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân - Trung Quốc.
4. Sáng tạo của Nguyễn Du.
a. Về thể loại: Từ tiểu thuyết văn xuôi gồm 20 hồi -> truyện thơ Nôm gồm 3254 câu thơ lục bát.
b. Về nội dung: Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh => Khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh (giá trị nhân đạo lớn).
c. Về nghệ thuật:
- Giữ nguyên cốt truyện, nhân vật.
- Thay đổi sáng tạo các chi tiết: ngôn ngữ, xây dựng nhân vật, bút pháp tả cảnh, tả tình điêu luyện...
=>Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu xa => Truyện Kiều trở thành một kiệt tác vĩ đại.
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
II. Tìm hiểu tác phẩm "Truyện Kiều"
5. Tóm tắt "truyện Kiều"
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
- Giới thiệu Kiều và gia thế.
- Kiều gặp gỡ Kim Trọng, hai người thề nguyền đính ước.
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
- Kiều bán mình cứu cha
- Rơi vào tay Mã Giám Sinh, Tú Bà, mắc mưu Sở Khanh, vào lầu xanh của Tú Bà.
- Gặp gỡ Thúc Sinh, bị Hoạn Thư đày đoạ.
- Mắc vào lầu xanh lần thứ 2 ở Châu Thai.
- Gặp Từ Hải, Kiều được Từ Hải giúp báo ân báo oán.
- Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng, Kiều tự tử ở sông Tiền Đường nhưng được sư Giác Duyên cứu, Kiều nương nhờ cửa phật.
Phần 3: Đoàn tụ gia đình gặp lại người xưa
Các bức ảnh sau minh hoạ cho phần nào trong kết cấu 3 phần của "Truyện Kiều"?
Chị em Thuý Kiều đi du xuân, gặp gỡ Kim Trọng.
Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng.
Buồn trông cửa bề chiều hôm...
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh.
Giật mình mình lại thương mình xót xa…
Trai anh hùng, gái thuyền quyên.
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên tơ lòng….
Đoàn tụ gia đình
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
II. Truyện Kiều.
5.Giá trị Truyện Kiều.
a.Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực:
- Là bức tranh hiện thực đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người (đồng tiền, quan lại, nhà chứa)
- Phơi bày nỗi đau khổ của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ.
* Giá trị nhân đạo
Niềm thương cảm sâu sắc trước số phận bi kịch của con người.
Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ, khát vọng chân chính của con người.
Truyện Kiều là một bản án, một tiếng kêu thương, một giấc mơ và một cái nhìn bế tắc
(Theo Hoài Thanh)
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
II. Truyện Kiều.
5.Giá trị Truyện Kiều.
a.Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực:
* Giá trị nhân đạo
b. Giá trị nghệ thuật.
- Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc ( từ NT kể chuyện đến NT miêu tả thiên nhiên, nội tâm nhân vật...)
+ Ngôn ngữ kể chuyện phong phú.
+ Nhân vật được miêu tả cả dáng vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm bên trong.
6.Truyện Kiều sống mãi với thời gian
- Dự báo cuộc đời: Bói Kiều
- Ca nhạc dân gian: ca trù, lẩy Kiều, Vịnh Kiều, tập Kiều...
Truyện Kiều đã nhiều lần được dịch sang các thứ tiếng
Bìa cuốn Truyện Kiều bằng tiếng Hàn.
Dịch giả :GS Ahn Kyong Hwan cũng không phải là cái tên xa lạ với nhiều người VN ít lâu nay. Ông chính là người đã dịch tác phẩm Nhật ký trong tù ra tiếng Hàn Quốc, xuất bản tháng 3/2004. Ông được nhận Huy chương Vì sự nghiệp văn hoá của Bộ VH-TT VN (tháng 11/2003) và Huy chương Vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị VN (tháng 1/2004). Hiện, ông là Chủ nhiệm khoa Tiếng Việt trường ĐH Yong San, Hàn Quốc.
GS tiết lộ, sắp tới ông sẽ "tấn công" sang Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát, về nỗi lòng sầu muộn của một người cung nữ bị bỏ quên trong lãnh cung.
:
“Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kì quốc gia nào, thời đại nào…. Trong nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam”. “Sung sướng thay, bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc".
(Lời nhận xét của một dịch giả người Pháp khi dịch “Truyện Kiều”)
Tổng kết, ghi nhớ
Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hoá thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
"Truyện Kiều" là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc
ĐOÁN TÊN NHÂN VẬT QUA HÌNH ẢNH
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Hỏi ra mới biết là thằng bán tơ….
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
Truyện Kiều được khắc bìa bằng đá - ảnh chụp tại nhà lưu niệm Nguyễn Du
Truyện Kiều được khắc trên đá cuội
Tác giả có nhiều sách viết về truyện Kiều nhất Việt Nam
Đó là ông Phạm Đan Quế, nguyên là giáo viên dạy Toán. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1957.
Truyện Kiều cũng là tác phẩm được viết và đóng thành quyển sách nặng nhất ở Việt Nam do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện. Truyện nặng 50 kg, làm trên trên khổ giấy 1 m x 1,6 m và hiện được trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Bức thư pháp khổng lồ viết trọn tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được trình bày trên ba đoạn giấy, mỗi đoạn dài tới 100m, rộng 0.84m.
Thắp nhang khấn cụ Nguyễn Du để...khởi đầu cuộc chơi thư pháp Truyện Kiều
Những chữ đầu tiên
Gò lưng...vẽ chữ
Bức thư pháp Truyện Kiều dài 300m
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.
Nhác trông nhờn nhợt màu da.
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao!
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh.
Giật mình mình lại thương mình xót xa…
Đã đầy vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.
Dưới trăng quyên đã gọi hè.
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
Dậy rằng phép cứ ra hình.
Ba cây chập lại một cành mã đao….
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in bóng chiếc, nửa soi dặm trường.
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.
-Thuý Kiều là con đầu lòng của gia đình họ Vương,tài sắc vẹn toàn.
Ngày tết than minh, Thuý Kiều đi tảo mộ, gặp Kim Trọng, một chàng trai hào hoa phong nhã. Hai bên thề nguyền và đinh ước.
Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú.
Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
Gia đình Kiều mắc oan, Kiều bán mình chuộc cha và em.
Kiều theo Mã Giám sinh đến Lâm Tri, biết bị lừa Kiều rút dao định tự tử.
Kiều ở lầu Ngưng Bích, bị mắc lừa Sở Khanh phải vào lầu xanh lần thứ nhất.
Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh chuộc làm vợ lẽ nhưng lại bị Hoạn Thư hành hạ.
Kiều tu ở Quan Âm các trong vườn nhà Hoạn Thư rồi bỏ trốn đến nương nhờ am Chiêu Ấn của Vãi Giác Duyên.
Kiều lại rơi vào lầu xanh lần thứ 2 của Bạc Hà ở Châu Thai.
Kiều được Từ Hải cứu vớt lấy làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán.
Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị làm nhục, nhẩy xuống sông Tiền Đường tự tử.
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông
Trai anh hùng, gái thuyền quyên.
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên tơ lòng….
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình….
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu….
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
II. Truyện Kiều.
IV.Giá trị Truyện Kiều.
1.Giá trị nội dung:
a. Giá trị hiện thực:
- Phản ánh sâu sắc hiện thực đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người.
- Phơi bày nỗi đau khổ của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ.
b. Giá trị nhân đạo
Niềm thương cảm sâu sắc trước số phận bi kịch của con người.
Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ, khát vọng chân chính của con người.
I. Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820).
II. Truyện Kiều.
IV.Giá trị Truyện Kiều.
1.Giá trị nội dung:
a. Giá trị hiện thực:
b. Giá trị nhân đạo
2. Giá trị nghệ thuật.
- Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc ( từ NT kể chuyện đến NT miêu tả thiên nhiên, nội tâm nhân vật...)
+ Ngôn ngữ kể chuyện phong phú.
+ Nhân vật được miêu tả cả dáng vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm bên trong.
Truyện Kiều là một bản án, một tiếng kêu thương, một giấc mơ và một cái nhìn bế tắc.
(Theo Hoài thanh)
IV. Hướng dẫn về nhà.
1. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều bằng một văn bản.
2. Kế tóm tắt Truyện Kiều theo 3 phần của tác phẩm.
3. Nêu những nét lớn về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều.
4. Soạn các bài: Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phúc Duy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)